Liệu tính bảo thủ tôn giáo có ngăn tăng trưởng kinh tế của một đất nước? Nếu có thì tại sao và nếu không thì tại sao?

AJohn Purcell, ông công dân người Anh nào đó

Điều ngược lại có khi cũng đúng, và tôi nghĩ vấn đề này vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều cho lắm.

Trước khi có thể trả lời, tôi nghĩ rằng chúng ta cần tự giải thoát bản thân khỏi những cái nhận định có sẵn về tôn giáo.

Một vài điểm sau đáng để để tâm đến:

  • Các tôn giáo thật ra đều khác nhau, ta không thể nói về tôn giáo như thể tất cả nó chỉ là một thứ. Các chi tiết về các tôn giáo khác nhau thực sự vẫn quan trọng. Không người theo đạo nào mà lại muốn có thêm nhiều tôn giáo hơn. Người theo đạo thường chỉ tranh cãi trên lập trường thiên về tôn giáo của họ.
  • Không dễ để định nghĩa tôn giáo là gì. Không phải tất cả tôn giáo đều liên quan đến thần thánh. Không phải tất cả tôn giáo đều tuân theo khái niệm của chúng ta về cách một tôn giáo nên trông như thế nào.
  • Nhiều thứ mà chúng ta không thường coi là tôn giáo lại có thể hành xử như tôn giáo (ví dụ: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát-xít, phong trào Xanh, phong trào yêu nước).
  • Niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách con người ta sống. Và theo mặt xã hội học mà nói, mặt đúng hay sai của những cái niềm tin đấy đều không liên quan đến ảnh hưởng của chúng.
  • Cái được cho rằng đúng về mặt đạo đức ở văn hóa này, thì lại không nhất thiết lại phải hiệu quả về mặt kinh tế ở văn hóa khác. Để biết rằng cái gì là đúng, hay đúng về mặt đạo đức thì ta phải đánh giá nó trên hiệu quả tăng trưởng kinh tế, và cũng vì thế mà ta rơi vào một loại ngụy biện lợi dụng kết quả (appeal to consequences). Ở trong trường hợp này, chúng ta, trên góc nhìn văn hóa phương Tây, nhầm tưởng rằng điều đúng là cái điều mà đúng về mặt khoa học, tốt về mặt đạo đức. Nhưng tăng trưởng kinh tế lại phức tạp; nhiều khi một trận chiến tranh sai trái, dã man, dựa trên niềm tin tưởng lệch lạc là thế, nhưng cũng chính trận chiến tranh đấy lại đem đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: các trận chiến tranh xâm chiến của đế chế La Mã cổ đại và tôn giáo La mã cổ đại.

Hãy thử nhìn vào lịch sử gần đây của nước Anh. Vào thế kỷ 18, nước Anh gần như được tái Cô Đốc giáo (re-christianise – giáo lý Cơ Đốc được áp dụng lại sau một thời gian bị lãng quên, mai một) bởi John Wesley. Kế đến là thế kỷ 19, một thời đại của các công cuộc xây dựng nhà thờ. Cũng vào thời điểm này mà nước Anh lên đến đỉnh điểm thành công kinh tế.

Về cơ bản thi Wesley đã thuyết phục được một số lượng không nhỏ người rằng họ nên lao động cật lực và tránh rượu chè. Ông giảng đạo cũng vào đúng thời điểm mà bức Gin Lane được vẽ – bức tranh nổi tiếng tái họa tình trạng suy đồi do rượu gin tại London.

Beer Street and Gin Lane – Wikipedia [Hình](https://en.wikipedia.org/wiki/Beer_Street_and_Gin_Lane)

Có một thứ cám dỗ đang lôi kéo tôi so sánh mối tương quan giữa tôn giáo và vô số video về các “SJWs” hành xử thái quá (Social Justice Warriors – Chiến binh công lý xã hội), và cũng từ đấy mà các phản ứng dữ dội từ phía bên cánh hữu được sinh ra để làm rõ chính trị cánh tả.

Khi người Anh thời nay nhìn lại, có 2 viễn cảnh mà họ có thể tự nghĩ với bản thân:

  1. Thành công của nước Anh xảy ra là vì bàn tay thâu tóm của tôn giáo yếu đi. Tôn giáo vẫn đang yếu dần đi, từ đó có thể dẫn đến nhiều thành công hơn; nếu không phải như thế thì lại là do tình thế địa chính trị luôn thay đổi.Hoặc tăng trưởng kinh tế còn không nên là một dạng ưu tiên hàng đầu.
  2. Thành công của nước Anh xảy ra là vì tôn giáo khuyên bảo con người ta nên sống cảnh tỉnh và lao động hết mình. Cái cuộc sống an nhàn có được nhờ tôn giáo sau đấy lại khiến cho thái độ của con người ta đối với tôn giáo yếu đi, dẫn đến sự đi xuống của nền kinh tế.

Tôi nghĩ cả hai câu chuyện này đều khả dĩ.

Với trường hợp Hồi giáo, chế độ đa thê đã dẫn đến một lượng dư thừa những người đàn ông không vợ. Một số người cho rằng điều này là nguyên do tại sao các nước đạo Hồi bị kìm hãm về mặt công nghệ, và từ đấy bị kìm hãm luôn về mặt kinh tế, mặc dù trên phương diện xâm chiếm các nước khác mà nói, những người đàn ông không vợ dư thừa ra đấy thì lại có ích và là một chiến thuật hiệu quả đã được kiểm chứng.

Vậy nên ảnh hưởng của tôn giáo thật ra cũng chỉ dựa vào chi tiết tôn giáo thúc đẩy con người ta làm những điều gì. Nếu nó thúc đẩy con người ta lao động chăm chỉ, học tập và có hoài bão thì tôn giáo dễ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu nó có nhiều thông điệp khác thì tôn giáo có thể lại không như thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *