Tại sao các cha mẹ Châu Á lại cho rằng B hay B+ thực sự là mức điểm tệ?

Để bạn hiểu được tại sao điểm cao lại được nhấn mạnh bởi những người có tư duy truyền thống Châu Á như vậy, tôi cần đưa bạn về Trung Quốc cổ đại.

Các kì thi Khoa cử ( Chinese imperial examination) trở nên phổ biến ở thời nhà Đường, và đặc biệt tăng dưới thời trị vì của Võ Tắc Thiên.

Trước khi đưa vào kì thi tuyển quan lại nhà nước, giai cấp thống trị bao gồm chủ yếu là các gia đình quan lại vua chúa. Nhưng khi các giá trị văn hóa chuyển sang nhấn mạnh về tài trí của cá nhân thì kì thi này bắt đầu được quan tâm.

Vào thời Tống, hệ thống thi Khoa cử thể thành chuẩn mực trên toàn Trung Hoa. Kì kiểm tra cực kì khắc nghiệt, việc gọi là “kiểm tra” thì còn khá là nhẹ. Các sĩ tử chuẩn bị kể từ lúc họ tám tuổi và nỗ lực trong ít nhất là bảy năm để có thể hoàn toàn sẵn sàng đối mặt với kì thi.

Bởi vì những người đỗ đạt là gần như được đảm bảo cho một địa vị tốt, các bậc cha mẹ sẽ khuyến khích ( đúng hơn là bắt) đứa con phải nỗ lực dùi mài kinh sử trong nhiều năm. Nó không chỉ được thực hiện vì lợi ích của đứa trẻ- nếu người con đỗ đạt, thì cả dòng anh ta sẽ được nâng lên một tầng lớp xã hội cao hơn.

Hình dung áp lực không tưởng mà những đứa trẻ này phải đối mặt từ lúc mới tám tuổi… Cuộc sống của chúng sẽ xoay quanh tâm điểm là việc chuẩn bị cho kì thi. Tương lai của cả dòng họ đặt cả vào khả năng của đứa trẻ, chứng tỏ chúng đủ xuất chúng để vượt qua kì thi.

Vào ngày thi, các sĩ tử được mong đợi là sẽ thành thạo một lượng văn thơ khổng lồ. Ví dụ, họ sẽ được yêu cầu viết một đoạn ngẫu nhiên trong một văn bản Nho giáo từ trí nhớ. Nếu họ thiếu 1 nét của 1 từ hay dùng sai từ thư pháp ban đầu (calligraphy script), họ sẽ trượt.

Trong khi chuẩn bị cho kì thi, các sĩ tử phải ghi nhớ nằm lòng các tác phẩm của Khổng Tử và Mạnh tử. Thêm nữa, họ phải đảm bảo ghi nhớ hết các cuốn: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. Và như thể điều này còn chưa đủ, các sĩ tử còn cần phải nhớ tất cả những lời dẫn giải của những công trình này. Tổng cộng, giám khảo có thể chọn từ hàng trăm của hàng ngàn các trang văn bản để kiểm tra xem liệu người thi có thật sự nhớ mọi thứ mà là bắt buộc với họ không.

Bất cứ sĩ tử nào không thể viết văn bản được chọn một cách hoàn hảo và chữ nghĩa mượt mà thì sẽ bị loại. Hơn nữa, các giám khảo còn yêu cầu người dự thi chứng tỏ sự thông thạo về Toán học, các vấn đề pháp lí, công vụ nhà nước, và viết luận.

Khi kết quả được công bố, sĩ tử sẽ hăm hở tụ thành một đám đông để xem liệu tên họ có trên bảng vàng đỗ đạt không.

Những người có tên trong bảng sẽ được đưa lên cấp thi tiếp theo. Nhưng bởi chỉ có 1% vượt qua, nên hầu hết niềm tin về bảng vàng mơ ước của các sĩ tử đã tan tành mây khói. Gia đình của họ sẽ bị vứt lại ở một vị trí xã hội thấp hơn mãi mãi.

Áp lực học hành đè nặng lên những đứa trẻ khi chúng còn quá non nớt thật khốc liệt. Và nó không phải chỉ bố mẹ ép chúng phải xuất sắc trong học tập. Mà còn bởi tất cả ông bà, cụ kị ( và trong vài trường hợp còn là chú, dì và anh em họ) được lợi từ việc đỗ đạt của đứa con, cả gia đình cứ khăng khăng chắc nịch rằng bất cứ đứa trẻ nào có dấu hiệu về khả năng học tập dù là nhỏ nhất thì đều dành cả thanh xuân để mà học hành.

Vậy nên, nếu bạn hỏi tôi, thì cha mẹ châu Á đã thực sự hòa nhập khá tốt trong nhiều thế kỷ qua.

Thời nay, tôi thấy khá nhiều phụ huynh Châu Á hài lòng ( không vui nhưng hài lòng) khi thấy đứa con làm sai 5-10% số câu hỏi trong bất kì bài thi nào. Học sinh thời trước thì không được như vậy.

Nguồn:

– Buckley Ebrey, Confucianism and Family Rituals in Imperial China, Princeton University Press, 2014

– Ichisada Miyazaki, China’s Examination Hell: The Civil Service Examinations of Imperial China, Yale University Press, 1981

Một kì thi được vẽ bởi họa sĩ thời Tống
Người dự thi háo hức xem kết quả của kì thi tuyển quan lại, vẽ bởi họa sĩ thời Minh Qiu Ying

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *