TẠI SAO THÁNG 2 CHỈ CÓ 28, 29 NGÀY?

Vào năm 46 trước Công Nguyên, Julius Caesar – người cai trị đế chế La Mã – đã ban hành 1 bộ lịch mới, lịch Julius, quy định 1 năm có 12 tháng và luân chuyển tháng dài tháng ngắn, tức là tháng 31 ngày và tháng 30 ngày xen kẽ nhau.

Nhưng, nếu như vậy thì mỗi năm sẽ có 366 ngày, vì thế cần phải giảm 1 ngày trong 1 tháng nào đó. Lúc bấy giờ, tháng 2 là thời điểm xử các phạm nhân ở La Mã nên tháng này được xem là một tháng không may mắn. Julius Caesar mới ra quyết định giảm 1 ngày ở tháng 2, chỉ còn 29 ngày.

Ngoài ra, chu kỳ quay của Trái Đất mỗi năm sẽ dư ra 0.2422 ngày và sau 4 năm sẽ dư ra tròn 1 ngày. Do vậy, cứ 3 năm bình thường sẽ có 1 năm nhuận, cũng có thể nói là cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Theo đó, mỗi năm bình thường có 365 ngày, mỗi năm nhuận có 366 ngày. Bởi vì tháng 2 có ít ngày nhất nên cái ngày tăng thêm sẽ được tính vào tháng 2. Nói cách khác, cứ sau 4 năm sẽ lại xuất hiện tháng 2 có 30 ngày.

Chỉ 2 năm sau, Caesar bị Viện Nguyên Lão (mà con trai người tình của ông đang lãnh đạo) phái người ám sát. Sau cái chết của Caesar, Otavian (cháu trai mà Caesar chỉ định làm người thừa kế) đã đánh bại đối thủ Antony để báo thù cho Caesar, xây dựng đế quốc La Mã. Otavian là người sáng lập ra hệ thống nguyên thủ chính trị, thống trị La Mã trong 40 năm. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông phát hiện tháng 7 mà Caesar được sinh ra có 31 ngày nhưng tháng 8 mà ông ra đời thì chỉ có 30 ngày. Vì vậy, theo lệnh của Otavian, trừ 1 ngày của tháng 2 rồi thêm vào tháng 8.

Do đó, tháng 2 trong năm bình thường có 28 ngày và năm nhuận có 29 ngày. Đồng thời, tháng 8 có 31 ngày, 4 tháng sau tháng 8 cũng được điều chỉnh tương ứng trở thành bộ lịch như hiện tại.

Tuy nhiên, không có tài liệu lịch sử hay bằng chứng nào khác, đó rất có khả năng chỉ là một truyền thuyết, nhưng vì có bài bản hẳn hoi mà lại có nội dung toán học nên rất nhiều người trên Trái Đất này tin nó là sự thật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *