Là hố sinh ra do sự sụt lún đất đá trên bề mặt khi đất bên dưới bị làm rỗng dần dần đến mức không còn đủ liên kết để đỡ các khối đất đá bên trên.
Hố sụt là một hiện tượng tương tác tự nhiên, và có những nguyên nhân khác nhau. Thông thường tại vùng xảy ra sụt đất thường có cấu trúc địa chất đặc thù, và một quá trình vận động lâu dài làm rỗng dần đất đá bên dưới, nhưng sự kiện sụt đất thì diễn ra bất ngờ.
Hố có thể có dạng tròn hoặc không chuẩn, kích thước ngang và độ sâu từ vài mét đến vài trăm mét. Chúng gây nguy hiểm cho con người và các công trình xây dựng, nên gây sự chú ý và được đặt nhiều tên gọi. Trong tiếng Anh ngoài thuật ngữ “sinkhole” còn được gọi là cenote, shakehole, swallet (suối ngầm), swallow hole (hố vực), doline (thung lũng, gốc từ tiếng Slav).
Nguyên nhân xảy ra hố sụt là do bên dưới mặt đất có một khoảng trống hoặc đất đá rời rạc, ở đó thiếu hụt vật liệu để đỡ khối vật liệu bên trên. Phần lớn các khoảng trống này hình thành là do mưa nắng xảy ra, nước ngấm xuống các tầng đất đá bên dưới, gây ra phong hóa. Đá từ cứng chắc chuyển dần sang mềm, bị rửa trôi đến mức trở thành xốp và có khoảng trống .
Việc phân loại hố sụt thường dựa theo môi trường đất đá, điều kiện thủy văn và hoạt động phong hóa. Ngoài ra thì hoạt động đào hầm của con người, trong khai khoáng và giao thông, đặt các đường cấp thoát nước,… đều có thể dẫn đến phát sinh hố sụt.
Ảnh hưởng: Những “hố địa ngục” sụp xuống bất ngờ có thể gây nguy hiểm và tạo ra những thiệt hại vật chất nhất định cho con người .
Trong vài trường hợp, nước trong hang ngầm biến mất do hạn hán hoặc hoạt động thay đổi dòng nước ngầm của con người (khai khoáng, tưới tiêu hoặc bơm nước lên mặt đất).
Khi không còn nước đỡ vòm hang, phần đất phía trên sụp xuống. Trong trường hợp nước vẫn còn trong hang ngầm, vòm của chúng vẫn trở nên suy yếu dần do khối lượng của lớp đất phía trên nên sụp xuống.
Khi đất phía trên hang ngầm sụp xuống bất ngờ, nó có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa và làm cạn những hồ nước. Vào tháng 9/1999, hồ Jackson gần thành phố Tallahassee, bang Florida, Mỹ – có diện tích hơn 16 km2 – đột ngột cạn nước bởi một hố có độ sâu 15 m. Cục Địa chất Florida cho biết, hồ Jackson liên tục cạn và đầy theo chu kỳ 25 năm. Như vậy người dân gần hồ sẽ thấy nước trong đó sau 14 năm nữa.
Thế giới đã ghi nhận nhiều tai biến sụt đất nghiêm trọng gây hậu quả lớn do các hang động karst ngầm, ví dụ như ở Sao Paulo (Brazil) vào tháng 8/1986, sụt đất đã phá hủy rất nhiều nhà cửa khiến gần 20.000 người phải sơ tán. Theo thống kê chưa đầy đủ, cuối thế kỷ XX Trung Quốc có 23 tỉnh xảy ra sụt đất lớn ở 778 nơi với hơn 30.000 hố sụt.
Hố Tử thần khổng lồ xuất hiện sau khi hệ thống cống nước bị sập tại khu dân cư ở San Antonio, phía Bắc thành phố Guatemala vào ngày 23/02/2007. Đã có 3 người thiệt mạng và 12 ngôi nhà bị nuốt chửng bởi sự việc này
Tháng 06/1994, một chiếc hố lớn, rộng 32m và sâu 56m xuất hiện ở giữa bãi rác do công ty IMC-Agrico gần Mulberry, Florida. Hố Tử thần này đã thải gần 10 ngàn tấn axit photphoric xuống nền đất bên dưới và vào trong tầng nước ngầm của Florida – nơi cung cấp đến 90% nước uống của bang này.
Ngay sau đó, công ty đã chi trả một số tiền lớn để lấp hố và theo dõi sát sao tình trạng axit ngấm vào nguồn nước.
Hình ảnh một người đàn ông kiểm tra hố Tử thần xuất hiện trong căn nhà ở phía Bắc thành phố Guatemala ngày 19/07/2011. Khi người dân nghe thấy một tiếng nổ lớn vào giữa đêm, họ nghĩ là bình gas bị nổ nhưng lại tìm thấy một cái hố sâu bên trong căn nhà. Hố Tử thần này sâu 12,2m và có đường kính 0,8m.
Hố sụt khổng lồ Kong Collapse được khám phá và đưa vào khai thác du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Cho đến nay, hố sụt khổng lồ này vẫn không hề mất đi vẻ đẹp kì vỹ và bí ẩn.
Một trong những hố sụt cao nhất thế giới với dòng sông ngầm và khu rừng nguyên sinh bên trong đầy bí ẩn
“Hố tử thần” Batagaika ở Siberia đang ngày một mở rộng. Nằm gần lưu vực sông Yana, cách thành phố Yakutsk ở Siberia, Nga, khoảng 660 km về phía Đông Bắc, miệng núi lửa Batagaika hay “hố tử thần” thuộc hàng lớn nhất thế giới, có chiều dài 1km và sâu 50m.
Tuy nhiên, khu vực này đang nhận nhiều báo động nguy hiểm bởi miệng hố đang lớn dần với tốc độ chóng mặt.
Những yếu tố khiến hố tử thần lớn dần là do băng trong khu vực tan chảy nhanh chóng làm miệng hố sâu hơn. Thêm nữa do tác động của con người tự nạn chặt phá rừng dẫn tới nguy cơ sụt lún nguy hiểm cho người dân sống xung quanh đó.