Chú thích hình
a/ Máy quartz của Astron
b/ Astron – đồng hồ quartz đeo tay đầu tiên của thế giới
c/ Một mẫu đồng hồ chạy máy quartz của Seiko
d/ Astron mẫu mới nhất có tích hợp năng lượng mặt trời và công nghệ GPS
1/ Sự độc quyền của ngành đồng hồ Thụy Sĩ
Trước và trong thế chiến thứ hai, ngành đồng hồ Thụy Sĩ nắm giữ khoảng 50-60% thị trường đồng hồ thế giới. Khi các nước hầu hết đều dồn các thiết bị đo thời gian ra tiền tuyến thì Thụy Sĩ với chính sách trung lập của mình đã “rảnh tay” để chiếm lấy sự độc quyền.
2/ Sự ra đời của Quartz
Với công nghệ về dòng điện và pin phát triển vào thời đó thì người ta đã nghĩ về những chiếc đồng hồ đeo tay chạy máy pin (quartz) thay vì những chiếc đồng hồ chạy máy cơ truyền thống. Lúc đó tổ hợp những thương hiệu đầu ngành của Thụy Sĩ bao gồm Omega, Patek Philippe hay Piaget đã băt đầu nghiên cứu để tạo ra máy quartz.
Ở châu Á hay cụ thể là Nhật, chỉ có một mình Seiko tham gia cuộc chạy đua này. Và Seiko đã cán đích trước. Trong quá trình tạo ra các mẫu thử (prototype) thì cả phía Thụy Sĩ và Seiko đều cho ra mắt cùng lúc. Những Seiko lại là người cán đích trước với Astron – chiếc đồng hồ chạy quartz đầu tiên của thế giới.
3/ Khủng hoảng quartz
Ngành đồng hồ Thụy Sĩ mặc dù đã tiên liệu sự ra đời của quartz nhưng lại chậm chạp để thay đổi. Điều đó đã tạo nên sự khủng hoảng khi Quartz dần chiếm thế thượng phong. Khủng hoảng đạt đỉnh điểm khi từ khoảng 1600 thương hiệu lớn nhỏ của giới làm đồng hồ Thụy Sĩ giảm còn 600. Số nhân công giảm cực mạnh từ 90 000 còn 28 000. Sau Seiko thì các brand của Mỹ cũng bước vào cuộc chơi, do đó làm cho giá thành của quartz ngày càng rẻ.
4/ Nước đi sinh tồn của Thụy Sĩ
Năm 1983, hai nhóm làm đồng hồ lớn nhất của Thụy Sĩ gộp chung lại tạo ra tổ chức ASUAG/SSIH. Tổ chức này là tiền thân của Swatch – tổ hợp nhóm các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ lớn nhất hiện nay. Swatch group thuở sơ khai bao gồm Blancpain, Breguet, Glashütte Original, Harry Winston, Longines, Omega và Tissot.
Sau đó thì bộ ba anh cả hay có thể coi như holy trinity của đồng hồ Thụy Sĩ tách ra riêng và định hướng thương hiệu ở phân khúc cao cấp. 3 cái tên đó là Patek Philippe, Vacheron Constantin và Audemars Piguet. Rolex thì cũng nằm ở phân khúc luxury nhưng lại đi theo con đường khác khi tập trung vào tính đa dụng cũng như đánh vào pop culture. James Bond những đời đầu đều xuất hiện với những chiếc Rolex. Rolex cũng được đeo trong những chuyến thám hiểm đầu tiên để vượt đỉnh Everest.