Năm 1983, nhà tâm lý học phát triển người Mỹ Howard Gardener đã mô tả 9 loại trí thông minh:
– Trí thông minh Tự nhiên: là khả năng của con người có thể phân biệt giữa các sinh vật sống và sự nhạy cảm của con người trước các đặc điểm khác của thế giới tự nhiên (mây, đá…)
– Trí thông minh âm nhạc: là khả năng phân biệt giữa các cao độ, nhịp điệu, âm sắc và âm điệu khác nhau
– Trí thông minh Toán học & Logic: là khả năng tính toán, định lượng, xem xét các mệnh đề, giả thuyết, suy luận tuần tự và thực hiện các hoạt động tư duy toán học hoàn chỉnh.
– Trí thông minh Triết học: là sự nhạy cảm và khả năng giải quyết những câu hỏi sâu sắc về sự tồn tại của con người, như ý nghĩa của cuộc sống, tại sao chúng ta chết hay nguồn gốc của loài người…
– Trí thông minh Tương tác & Giao tiếp: là khả năng hiểu và tương tác hiệu quả với người khác, thấu hiểu tâm trạng và tính cách, làm hài lòng người xung quanh
– Trí thông minh Thể chất: là khả năng học và sử dụng điêu luyện các bộ phận của tay, chân hoặc cả cơ thể để giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm
– Trí thông minh Ngôn ngữ: là khả năng suy nghĩ bằng lời nói, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và đánh giá những ý nghĩa phức tạp. Nhạy cảm với ý nghĩa của từ, trật tự giữa các từ, âm thanh, nhịp điệu, vần luật
– Trí thông minh Nội tâm: là khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của chính mình và sử dụng chúng trong việc lập kế hoạch và định hướng cuộc sống của chính mình.
– Trí thông minh Không gian & Thị giác: là khả năng suy nghĩ theo ba chiều, liên quan đến những hình ảnh tinh thần, lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật và trí tưởng tượng.
Trí thông minh vốn được xem là khả năng bẩm sinh. Đúng, nhưng không đủ. Trí thông minh có thể được kích thích để cải thiện và phát triển theo thời gian. Dưới đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để trở nên thông minh hơn.
1. Dùng Internet để học những điều mới mẻ.
Mạng internet là một công cụ tuyệt vời không chỉ dành cho việc đăng các bài viết trên mạng xã hội và xem video của các chú mèo. Hãy đọc bài viết về chủ đề mà bạn chưa hiểu rõ, hoặc câu chuyện về chủ đề mà bạn chưa từng nghe. Truy cập vào https://trainghiemsong.vn/ để biết thêm được rất nhiều thông tin bổ ích.
2. Tham gia các khóa học trực tuyến
Các trang web như HarvardX hoặc Coursera cung cấp nhiều khóa học miễn phí với chương trình giảng dạy, tài liệu, video phong phú. Hãy lên mạng tìm các khóa học miễn phí về chủ đề mà bạn quan tâm.
3. Xem các phần thuyết trình của TED
TED (viết tắt từ “technology” (công nghệ), “entertainment” (giải trí) và “design” (thiết kế)) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để phổ biến tri thức và ý tưởng. Họ tổ chức hội thảo cho các chuyên gia thuyết trình trước khán giả và được ghi hình lại để nhiều người có thể xem miễn phí. Mỗi phần thuyết trình TED dài khoảng 10-15 phút.
4. Đăng ký nhận email báo từ vựng mỗi ngày.
Trang Merriam-Webster và Dictionary.com đều có thư báo chứa phần “mỗi ngày một từ vựng” mà bạn có thể đăng ký nhận mỗi sáng. Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc học một từ mới, hoặc tìm hiểu thêm về từ mà bạn đã biết. Bạn cũng có thể tải ứng dụng từ vựng mỗi ngày trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
5. Giải ô chữ
Đây là cách giúp bạn cải thiện kỹ năng sử dụng từ và tăng khả năng ghi nhớ từ vựng. Hơn nữa, giải ô chữ cũng rất vui, và việc hoàn thành ô chữ cũng làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Tải ứng dụng ô chữ trên điện thoại thông minh để bạn có thể giải ô chữ khi ra ngoài hoặc bất kỳ khi nào bạn muốn.
6. Xếp khối Rubik
để cải thiện khả năng tập trung và nhận thức. Rubik là trò chơi trí não thú vị đòi hỏi khả năng tập trung cao độ. Lợi ích của việc xếp khối Rubik bao gồm nâng cao khả năng kết hợp tay-mắt, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể mua khối Rubik tại các nhà sách, siêu thị, Tiki hoặc Shopee.
7. Chơi cờ vua
Chơi cờ vua đòi hỏi vận dụng chiến lược, trí nhớ và kỹ năng không gian. Việc chơi cờ vua kích thích sự phát triển của các sợi nhánh – phần mở rộng phân nhánh của các tế bào thần kinh trong não có chức năng truyền thông tin giữa các tế bào, làm tăng tốc độ truyền thông giữa các tế bào não, giúp bạn suy nghĩ nhanh hơn và sáng suốt hơn
8. Tập thể dục
Việc tập luyện thường xuyên làm tăng lưu thông máu cùng lượng oxy và cải thiện chức năng não. Khi vận động, cơ thể sản xuất ra nhiều Neuron, càng nhiều Nẻuon thì trí nhớ càng tốt.
9. Tập yoga
Việc tập luyện yoga thường xuyên làm tăng khả năng sử dụng lý trí, xác định khuôn mẫu và giải quyết vấn đề mới. Thiền trong yoga làm chậm hoạt động của não, cho não thời gian tái tổ chức và nghỉ ngơi. Việc cho phép não nghỉ ngơi trong lúc đang tỉnh táo giúp não sẵn sàng đón nhận thông tin mới và tiếp cận vấn đề theo góc nhìn khác.
10. Đọc một ít mỗi ngày
Sự kích thích tinh thần từ việc đọc có thể giúp cải thiện kỹ năng tư duy và trí nhớ. Đọc sách làm tăng mức độ linh hoạt của não bộ – một phần quan trọng trong việc lưu giữ trí nhớ,
Bạn không cần đọc hết quyển sách trong một ngày. Việc đọc liên tục trong 15-20 phút có thể đem đến cho bạn lợi ích tinh thần cần thiết để trở nên thông minh hơn.
11. Đọc tin tức mỗi ngày
Đọc tin tức là một cách cập nhật thông tin và việc những việc đang xảy ra trong cuộc sống. Điều này khiến bạn hiểu biết hơn, nhạy bén hơn và thông minh hơn. Nghe radio cũng là một cách cập nhật tin tức vô cùng tiện lợi.