Những năm tháng cấp 3 là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi học sinh. Trong khoảng thời gian tươi đẹp này, bạn sẽ trải qua cảm giác lùi bước, gian nan và “sự tra tấn” của nhiều ngành học khác nhau. Vì vậy, có thể nói năm cấp 3 là năm căng thẳng nhất đối với các bạn học sinh.
Dưới đây là một số tips.
1. Hãy nói ra.
Hãy chọn đối tượng phù hợp để chia sẻ nỗi phiền muộn trong lòng bạn. Nếu giáo viên sẵn sàng lắng nghe, thì họ sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm cần cải thiện trong quá trình học tập.
Những người bạn cùng lớp với mối quan hệ chỉ ở mức xã giao có thể trở nên thân thiết hơn sau khi cùng bạn tâm sự. Bạn cũng có thể chia sẻ nỗi phiền muộn trên mạng và để những “người qua đường” an ủi. Hoặc cũng có thể lập 1 blog riêng tư và đăng bài lên đó, đấy cũng là một cách để trải lòng mình.
2. Tập suy nghĩ tích cực.
Các bạn có thể tự nhủ: “Hãy thả lỏng một chút đi, mình sẽ giải quyết được thôi”, “Không có gì đâu, chỉ là lo lắng một chút thôi. Lo lắng rồi cũng sẽ qua mà.”, “Mình tin rằng mình sẽ có thể làm được. Nếu mình không biết, thì những người khác cũng không biết thôi.”, “Mình đang làm rất tốt. Được rồi, mình hãy làm nó, thế là xong rồi.”, “Mình ăn rất ngon miệng trong những ngày này và sẽ không có vấn đề gì với cơ thể đâu.”, “Mình chỉ cần kiểm soát thật tốt cảm xúc và sẽ tiến bộ hơn trước rất nhiều.” Qua những câu nói trên, áp lực tâm lý trước kỳ thi sẽ giảm bớt cũng như sự lo lắng được loại bỏ, và bạn có thể hoàn toàn được khơi dậy tinh thần chiến đấu.
3. Xem kỹ và làm bài trong sách giáo khoa.
Nếu ngay từ đầu bạn thấy mình không làm được bài thì hãy xem lại sách giáo khoa, bởi đây là một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với kỳ thi.
Nghỉ ngơi hợp lý cũng có thể làm giảm áp lực tâm lý rất nhiều. Khi sự áp lực đã lên tới đỉnh điểm, đừng im lặng mà hãy nhờ đến ‘người bạn’ mà bản thân tin tưởng nhất để giải tỏa sự lo âu: đi ngủ.
Ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, và không ngủ muộn sau 10 giờ đêm. Nếu bạn không thể ngủ được ngay lúc ấy, hãy nhắm mắt trên giường và đừng nghĩ về bất cứ điều gì, để cơ thể được thư giãn.
Giảm lo lắng. Nếu cảm thấy lo lắng trước kỳ thi thì hãy ngừng tưởng tượng cảnh giáo viên thông báo đề thi, cảnh lúng túng trước câu hỏi đầu tiên, cảnh sắp hết giờ và không kịp giao giấy thi,… mà HÃY CHUẨN BỊ CHO KÌ THI THẬT TỐT.
4. Điều chỉnh trạng thái
Hãy điều chỉnh cơ thể ở trạng thái tốt nhất bởi căng thẳng có thể khiến con người trở nên uể oải. Tuy nhiên, việc căng thẳng cũng có thể nâng cao tinh thần của một người. Vì vậy, bạn hãy khéo léo giải quyết căng thẳng và biến căng thẳng thành động lực.