BẠN CÓ DÁM GIẾT NHỮNG NGƯỜI VÔ TỘI ĐỂ BẢO TOÀN TÍNH MẠNG CHO BẢN THÂN?

Nếu như bị bắt cóc, bọn họ cho bạn quyền giữ lại mạng sống nhưng phải giết một người khác thay thế. Bạn có bằng lòng giết người vô tội đó hay không?

-•-

1.Chủ bài đăng:

Em là một học sinh trung học đến từ Thượng Hải. Đây là câu hỏi mà cô giáo ngữ văn đặt ra cho lớp, cô chia tụi em ra làm 2 nhóm nghị luận giữa tán thành và bác bỏ. Cả lớp đa số ai cũng chọn rằng họ đều tán thành (sẽ giết người).

Cô giáo của em sau đó nói thế này:

“Khó trách giáo dục ngày nay xây dựng lên chỉ để nuôi dưỡng những mầm non với tư tưởng ích kỷ.”

Em cảm thấy đấng sinh thành nuôi dạy tụi em nên người không phải chỉ để bọn em hoàn thành nghĩ vụ cứu giúp người khác. Em cũng hiểu rằng giết người khác về mặt đạo đức là hoàn toàn sai trái, nhưng em cũng chọn là “tán thành” ạ.

Em muốn biết, khi tất cả chúng ta đều biết việc mình làm là trái với luân thường đạo lý, nhưng vẫn lựa chọn làm việc đó. Vậy thì đạo đức ở đây có vai trò gì ạ?

2.Người dùng Giản Bạch:

Những người trả lời ‘Tán thành’ vô tội vạ, các bạn quá mức bi quan về bản chất của con người.

Việc giết một ai đó không phải là một lựa chọn đơn giản. Vì họ sẽ không ‘Tự động chết đi’, cái chết của họ là kết quả mà BẠN là người đã đưa ra quyết định.

Nói theo một cách khác, điều mà các bạn sẽ phải đối mặt đó là một con người đang rơi lệ, đang cầu xin sự thương xót, đang đau đớn và sợ hãi như chính bản thân các bạn vậy. 

Ngay cả những người cảnh sát được đào tạo một cách chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi cảm giác tội lỗi khi nổ súng vào người kẻ xấu. Cảnh sát khi thi hành án tử cũng vậy, họ sẽ xem cả quá trình là đang khử một con lợn. Vì chỉ có cách này mới có thể khiến họ sống trôi qua những ngày còn lại.

Một cậu bé đã trả lời cho chúng ta bằng hành động thực tế của em ấy như thế này.

“Ariel trên đường về nhà đã bị một nhóm côn đồ vây quanh. Chúng đưa cho em một khẩu súng và yêu cầu em hãy giết người tài xế lái xe buýt, nếu không người chết sẽ chính là em. Trong đầu em lúc ấy là hình ảnh bố của mình, ông cũng là một người tài xế lái xe buýt. Ariel đã từ chối lời đề nghị của bọn chúng, em thà người chết là chính mình. Bọn côn đồ lại để cho cậu bé lựa chọn, nhưng là chọn cách để rời khỏi thế giới này. Muốn bị đâm đến chết hay là bọn hắn sẽ quăng em xuống từ cây cầu Incienso cao 135 thước (Đây là cây cầu dài nhất Trung Mỹ)”

Bên lề từ người dịch: Ariel đã chọn vế sau, nhưng rất may mắn rằng em vẫn còn sống sót sau 72 giờ kể từ lúc gặp nạn. Đây là cảnh bố của Ariel ôm em vào lòng dưới chân cầu Incienso. https://imgur.com/a/umffp51

Lý do vì sao cậu bé lại liên tưởng đến cha mình trong vụ việc? Đó là vì bên trong con người chúng ta có sự đồng cảm. Chúng ta sẽ theo bản năng không muốn nhìn thấy sự đau khổ của đồng loại, đặc biệt là với những người thân của mình.

Nói đi cũng phải nói lại, các bạn đừng cà khịa cô giáo ấy là thánh mẫu hay gì nữa. Nếu không muốn hy sinh bản thân thì cũng không cần phải vỗ ngực hét to rằng các bạn ích kỷ, các bạn kiêu ngạo vì điều đó đâu.

(Bạn ấy edit thêm)

Phần bình luận ơi, tôi trong trường hợp đó cũng sẽ chọn giết người mà. Nhưng tôi không hề cho rằng đó là một điều gì đáng để tự hào cả. Giết người vô tội là một điều không nên, vì ai cũng có quyền được sống đấy.

Có rất nhiều người chọn hy sinh bản thân để cứu người khi thảm hoạ xảy ra. Có rất nhiều người khóc thương và đưa tay viện trợ khi thấy đồng bào của họ đau khổ. Đây là sự đồng cảm giữa con người với con người. Đây không phải là bệnh thánh mẫu, không có điều gì để bắt bẻ ở đây cả. Các bạn có hiểu không?

-•-

Làm mình liên tưởng đến truyện Freud Thân Yêu, cảnh Chân Ý thà bị bắn nhưng vẫn kiên quyết không moi tim vị cảnh sát nọ. Ấn tượng mãi về đoạn này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *