ĐỌC GIẢI TRỐNG ĐỒNG: Ý NGHĨA ĐÀN CHIM ( I )

Vừa rồi có sự kiện cổ vật thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên được chính phủ xét trở thành bảo vật quốc gia: trống đồng Kính Hoa. Trung tâm của văn hóa trống đồng đã được xác định là xuôi theo sông Hồng. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét 5 chiếc trống sớm nhất đẹp nhất đỉnh nhất (A1) là Kính Hoa, Sông Đà, Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa. Giải trống dựa trên phép đếm nhị phân tuần hoàn. 

Trước hết chúng ta ghi nhớ một hình ảnh đặc biệt là con chim bay thẳng lên trời trên trống Kính Hoa. Con chim này là con chim nào trong số 21 con chim trên mặt trống? Đàn chim bay quanh tâm trống mặt trời là motip căn bản nhưng hiếm có trống nào mà số chim trong đàn là số lẻ. Do vậy ta hiểu là con chim số 21 bay lên (khoanh dấu). Nhận ra bởi trước con chim bay lên ấy là một loạt 6 con chim bay xuống.

Ta xét tiếp trống Sông Đà, trống này có 18 chim. Ta dễ dàng nhận ra con chim bay lên bởi trước đó có hai con chim ở dáng đậu xuống. Giả định con chim bay lên số 21 ta đếm lùi 20, 19, 18, 17 gặp cặp đôi đang giã gạo (“giao”): biểu tượng ranh giới đất – trời. Giã gạo cối đặt dưới đất và chày chỉ lên trời. Vậy con chim dưới ngôi nhà sàn kế bên ám chỉ khởi đầu của đất mang trị số 16. Tóm lại, từ con chim 16 ta đếm tới con chim số 21 bay lên. 

Con chim bay lên
Trống đồng Kính Hoa
Trống đồng Sông Đà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *