Liệu khi tổn thương não của chúng ta bằng dao dù chỉ 1mm thì có ảnh hưởng gì đến hành vi và suy nghĩ hay không? Não sẽ nhạy cảm đến mức độ nào?

Câu trả lời rất đơn giản, là “sẽ tùy thuộc vào vị trí nào của não”.

Có một vài người vẫn còn để lại ấn tượng trong tôi trong suốt gần 30 năm học tập và làm việc liên quan đến phẫu thuật thần kinh

Trường hợp 1: Sau khi tôi được học về phẫu thuật thần kinh  khoảng 2~3 năm thì có một phụ nữ trung niên được phát hiện có dị dạng mạch máu ở thân não (một phần não nằm sau đầu). Đó là một cuộc phẫu thuật tiếp cận và cắt bỏ phần bị thương nằm cách phía trên thân não vài mm. Khi ấy tôi còn là một thực tập sinh non trẻ, nên chỉ tham gia như một trợ lý thứ hai trong ca phẫu thuật. Tất nhiên, lần đó tôi không thể làm gì được vì tôi mới vào nghề, nhưng sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, nhìn bị nhòe và rối loạn dáng đi. Vết mổ rất nhỏ, phần tổn thương đã được loại bỏ, điều này có thể nhìn rõ trên hình ảnh, đây là tổn thương lành tính, nó là triệu chứng sau phẫu thuật. Tôi đã băn khoăn suốt không biết cuộc phẫu thuật với phương pháp điều trị như thế nào. Đây là một trải nghiệm không thể nào quên.

Trường hợp 2: Sau khi chuyển đến Mỹ, trường hợp tôi gặp là duy nhất và khác hoàn toàn với trường hợp ở Nhật. Đây là một trường hợp quen thuộc, bệnh nhân là một người Mỹ gốc Hoa sử dụng tiếng Trung Quốc là tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh là ngôn ngữ mà người đó học sau khi trưởng thành. Bệnh nhân bị tổn thường ở lĩnh vực ngôn ngữ và đến khoa ngoại thần kinh. Tổn thương tương đối nhỏ, dưới 2cm. Tuy nhiên, di chứng là họ không thể nói tiếng Trung, kỹ năng tiếng Anh thì vẫn được duy trì (khá trôi chảy nhưng không thể nói như tiếng mẹ đẻ của mình được). Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy có sự khác biệt giữa bộ phận có chức năng như tiếng mẹ đẻ và bộ phận khác phía bên ngoài, dù nó ở vị trí rất nhỏ chỉ khoảng 2cm ở thùy trán phía chi phối (chủ yếu là bên trái) của  lĩnh vực ngôn ngữ vận động. Kết quả là người đó đã trải qua quá trình học lại (phục hồi) dần dần từ đầu tiếng Trung, vốn là tiếng mẹ đẻ của anh ta bằng tiếng Anh (trong trường hợp này không rõ cái nào sẽ là tiếng mẹ đẻ?).

Trường hợp 3: Nếu bạn nghĩ hóa ra là vậy thì cũng có trường hợp ngược lại. Không có gì lạ khi nhìn thấy khối u não khổng lồ chiếm khoảng 1/4 bán cầu não trên phim chụp MRI do y tá đưa ra trước khi gặp bệnh nhân ở khoa ngoại. Đường kính của nó có thể vượt quá 5-6 cm trong một số trường hợp. Và những bệnh nhân được đưa đi MRI hầu như không có rõ triệu chứng (chẳng hạn như tiền sử đau đầu hoặc co giật). Đặc biệt, nó là một loại khối u trở nên nặng dần lên từ một khối u nhẹ, và những trường hợp như vậy khá là phổ biến. Người ta tin rằng điều này là do phần não xung quanh bù đắp cho một phần hoạt động của não bị ảnh hưởng bởi khối u đang dần phát triển (gọi là tính dẻo). Trong những trường hợp như vậy, khi khối u được loại bỏ bằng phẫu thuật, có vẻ như khoảng một phần tư bộ não đã biến mất. Có thể lại là một khoảnh khắc đáng ngạc nhiên khi có thể nói chuyện với bệnh nhân tỉnh táo trong khi phẫu thuật và không có di chứng dù đang có một lỗ thủng lớn.

Trong một số trường hợp, một bộ phận rất nhỏ bị tổn thương và chức năng bị mất không thể phục hồi ngay lập tức, và trong những trường hợp khác, ngay cả khi một phần lớn não bị mất vẫn có thể đạt được phản ứng thứ cấp đáng ngạc nhiên (duy trì chức năng và phục hồi). Nhìn thẳng vào não mà suy nghĩ thì điều này thực kỳ lạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *