Vì sao bị ly hôn ???

Chồng mình là dân Bách Khoa, ưu điểm của anh là tự học rất giỏi, mình rất ngưỡng mộ, rất thích nhìn anh học, đến bây giờ ở cái tuổi 40 anh vẫn còn học. Vấn đề đó không có gì to tát nếu anh có thể vừa làm kiếm tiền trang trải chi phí vừa học thêm kiến thức anh muốn 

 Mình từ khi rời ghế nhà trường đi làm được hơn năm thì quen anh và yêu nhau. Lấy nhau rồi có con, sinh con xong anh bảo không ai chăm con tốt bằng mẹ, em cứ yên tâm chăm con còn lại để anh lo, ai ngờ đâu cái sự đồng ý đó là bước ngoặt làm mẹ bỉm sữa 9 năm trời không bước ra thế giới bên ngoài. Nhà anh có cửa hàng kinh doanh, mẹ anh quản lý hết tất cả mọi chuyện trong gia đình, từ kinh tế đến chuyện riêng hai vợ chồng, anh làm cho mẹ nhưng lương anh bà giữ mỗi ngày bà phát cho một ít ăn uống, sữa bỉm con vài ba bữa chồng xin mẹ, cảm thấy ngột ngạt mình nói chồng xin nhận lương cuối tháng như mọi người để chủ động chi phí, không biết anh nói mẹ sao mà bà vừa mắng vừa chửi “ ai nuôi mày lớn mà chừ mày nghe vợ mày, nó chỉ ở nhà ôm đứa con mà đòi quản tiền chồng,rồi vài bữa cướp gia sản nhà chồng à con, bỏ nó đi mẹ cho tiền mày làm lại từ đầu, nó không tốt lành gì đâu” , mình bị sốc các bạn ạ. Vc cãi nhau, mình ôm con về ngoại, qua thời gian, vợ chồng hoà nhau, con hơn 2t con đi trẻ, mình nói muốn làm việc,mẹ chồng nói con đang ở tuổi đau ốm, đi làm rồi ai lo, ta ko lo được đâu, anh nói nhà có việc ko làm, ra ngoài làm thuê cho họ cực mà ko lo con được, thế là mình làm cho nhà chồng, mình kiêm hết từ bán hàng, khiêng vác đồ, làm hợp đồng,giấy tờ kế toán hay theo thợ thi công cho công trình các kiểu…nhưng tiền lương của mình bà bắt phải chi cái này cái kia, ko được đụng vào lương chồng, tiền chồng lo tiếp khách, bạn bè, đối tác, ăn sáng cũng tự ứng tiền mà ăn chớ ko lấy tiền chồng.Tiền lương chồng bà buồn thì cũng nhằn nhà bây ăn trong váy ta.Mẹ chồng con dâu không hợp, chồng thì cứ làm ngơ mặc kệ. Khi con thứ hai ra đời, thấy bà cứ trông cháu trai mà siêu âm con trai nữa tưởng đâu chắc có cháu trai bà sẽ tốt với mình hơn chút, nhưng không hề. Rồi khi con 2t vẫn chưa nói tiếng nào, bs ghi theo dõi rối loạn phổ tự kỷ, mình chết lặng tuyệt vọng,bà thì bảo sinh đứa khác cho rồi, khóc ròng mấy tháng trời cũng phải chấp nhận sự thật và cùng con cố gắng chữa trị. Vợ chồng an ủi nhau đưa con đi khắp trung tâm, bệnh viện trị liệu âm ngữ, đến nay con được hơn 5t nói được tròn câu tròn chữ, trong lòng vui không thể nào tả xiết. Năm ngoái dịch covid kinh tế khó khăn,bà không cho tiền nữa, mình nói chồng con cũng đỡ rồi, mà dịch ni ai cũng ko có việc làm thì chi phí đâu mà lo con, một trong hai vợ chồng phải đi làm kiếm tiền, bà cũng than thở cằn nhằn vc mình,bà lo ăn tối và điện nước, hai vc tự đi làm lo con, anh nói chờ anh học xong khoá này sẽ kiếm việc lương cao rồi lo cho mấy mẹ con cs tốt, chờ mãi hơn nửa năm, mình sốt ruột nói anh học thì em làm, anh ko đồng ý, một mực bảo vợ ở nhà lo con, năn nỉ ỷ ôi các kiểu cộng với ví hết sạch tiền phải đi vay bank,fe mà đến hạn ko có tiền trả, rồi anh cũng đồng ý. Trước khi đi làm mình nói với anh, với mẹ chồng từ vị trí công việc,giờ giấc, địa điểm làm việc đến lương của mình cũng nói rõ, sẽ chi cho con việc gì bao nhiêu, bản thân ăn uống cá nhân bao nhiêu…tất cả đều rõ ràng. Đi làm được hai tuần, anh nói làm chi làm phải tự mình đón con về, muốn chiều 5h phải đón con, mình làm 5:30 tan sở, nhờ chồng chia sẻ việc đón con vì anh tự do thời gian, anh không chịu, mình nhờ cô/cậu đón anh cũng không cho, phải là mẹ đón, nếu không thì nghỉ tìm việc khác 5h về đón con, nếu không nghỉ làm thì cút luôn đi. ôi thế là làm được hơn nửa tháng mình bị đuổi ra khỏi nhà ạ, sau đó được lên toà vì chồng đưa đơn ly hôn. Chỉ vì muốn chia sẻ kinh tế với chồng, muốn được lao động làm việc như mọi người mà mình nhận lại là tờ giấy ly hôn, 9 năm ở nhà một tay chăm hai đứa con, giờ con lớn chưa được tận hưởng chút thời gian cho bản thân thì…, thà có kinh tế thì mình cũng đâu phải lo nghĩ đi làm, đời sao cay quá

Yêu đương gi tầm này độc lập tự do là hạnh phúc các bác ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *