Tất cả mọi người nhiễm HIV đều có thể được chữa khỏi bằng phương pháp cấy ghép tủy xương. Đó thậm chí không phải là vấn đề khó, bạn chỉ cần tìm một người hiến tủy phù hợp với bạn, đồng thời người đó phải có đột biến giúp họ miễn nhiễm tự nhiên với HIV. Nghe thì khó nhưng thực tế thì cũng không khó lắm.
Trung bình, cứ một nhóm 30-60 ngàn người được chọn ngẫu nhiên sẽ có một người hiến tủy phù hợp với bạn và đột biến chỉ xảy ra ở 1% dân số (người da trắng). Nó có nghĩa là tất cả những gì bạn cần làm là thu thập dữ liệu của 3 – 6 triệu người hiến tặng và bạn có thể chữa khỏi bệnh cho bất kỳ ai. Chỉ cần Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Anh Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác gộp các nguồn lực của họ lại với nhau thì chuyện này không thành vấn đề.
Thật đấy. Tôi nói điều này chẳng có ý mỉa mai gì, nó hoàn toàn có thể thành hiện thực. Vậy tại sao phương pháp này lại không được áp dụng? Bởi lẽ cấy ghép tủy xương dị ghép là phương pháp tồi tệ nhất hiện nay.
Không, không phải vì mấy cái kim trong hình mà tôi nói nó tệ đâu. Đây chỉ là người hiến tặng, anh ấy rồi sẽ ổn thôi, nhưng cái người nhận tụy phải chịu đựng thì không thể đo lường được.
Ghép tủy xương dị ghép có tỷ lệ tử vong khoảng 20%, phải mất khoảng 6 tháng để hồi phục và tiếp tục một cuộc sống bình thường nhưng bạn cũng có khả năng bị yếu đi vĩnh viễn do trải qua quá trình dài chịu đau đớn. Chưa bàn đến cảm giác của bạn khi cơ thể chịu đựng bức xạ và hóa chất độc hại để phá hủy chính tủy xương của mình. Đó là hóa trị nhưng không giống hóa trị thông thường, hóa trị này cần được đảm bảo đủ liều lượng để thâm nhập vào tận xương. Bạn có 80% cơ hội sống sót qua 1 tuần hoặc lâu hơn như vậy, cộng với 1 tháng nữa để tủy xương mới có thể hoạt động.
Nếu tất cả diễn ra suôn sẻ, nếu không có biến chứng gì và bạn không bị viêm phổi vì một thứ bạn nghĩ là hoàn toàn lành tính, vì ngay cả một hệ thống miễn dịch yếu ớt nhất cũng dễ dàng đối phó với nhiều loại bảo tử khác nhau, nhưng bạn cầm cự được không tới 1 tuần. Mọi người đều chết vì như vậy, còn nếu không cũng để lại những thương tật vĩnh viễn khác.
Nếu bạn vượt qua thử thách bên trên, bạn vẫn có nguy cơ bị biến chứng “Graft-versus-host-disease” (GVHD) tạm dịch là “tế bào ghép chống lại chủ” suốt đời, khi mà hệ thống miễn dịch mới của bạn nhận ra phần còn lại của cơ thể là kẻ thù của nó và bắt đầu tấn công ngược. Tình hình chắc chắn có thể được kiểm soát.. nhưng với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. 15% những người được ghép không thể chiến thắng GVHD – con số ngày nằm trong 20% những người không thể sống sót ngay từ bước đầu.
Tôi quen vài người đã từng trải qua quá trình ghép tủy và họ nói rằng, nếu họ biết trước mình phải chịu đựng những gì thì ngay từ đầu sẽ chọn cái chết còn hơn chọn ghép tủy. Không ai trong số họ gặp biến chứng sau quá trình ghép, họ chỉ nói về quy trình cơ bản để phá hủy và thay thế tủy xương.
Uống một vài viên thuốc mỗi ngày là lựa chọn dễ dàng và có lợi về kinh tế hơn để kiểm soát HIV.
________
Thông tin thêm:
Tế bào gốc (sau đây được viết tắt là TBG): có hai đặc tính chính để phân biệt với các tế bào “bình thuờng”: một TBG có thể sinh sản ra nhiều TBG khác, giống hệt như tế bào nguyên thủy, đến một lúc nào đó, các TBG có thể biến hóa thành những tế bào có nhiệm vụ chuyên biệt như tế bào thần kinh, tế bào co vân, tế bào máu như hồng huyết cầu …
Dị ghép và tự ghép: nếu lấy tế bào của một người khác ghép cho người bệnh, đó là dị ghép (allogeneic transplantation). Nếu lấy tế bào của người bệnh truyền trở lại cho họ, đó là tự ghép (autologous transplantation). Muốn bảo đảm sự thành công của dị ghép, HLA giữa người cho và người nhận phải giống nhau hoàn toàn (matched), để tránh tình trạng thải ghép hay tình trạng GVHD.
Cấy ghép tế bào gốc hay còn gọi là ghép tủy là quá trình thay thế các tế bào máu gốc bất thường của một người bằng những tế bào máu gốc khỏe mạnh từ người khác (người hiến tặng). Phẫu thuật này cho phép người nhận có tế bào máu gốc mới có thể tạo máu hiệu quả hơn.
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu và ghép tủy gồm có ba giai đoạn: chuẩn bị, ghép và hồi phục.
Để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bạn liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.
Liều hóa trị và xạ trị cao có thể gây tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn (cảm giác khó chịu ở bụng), nôn mửa, tiêu chảy và mệt mỏi. Bác sĩ có thể cho thuốc để làm giảm các triệu chứng này. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người có sức khỏe kém, các bác sĩ có thể chọn điều trị “giảm cường độ” bằng cách dùng liều hóa trị hay xạ trị thấp hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch sẽ rất yếu sau khi điều trị bệnh, và bạn có thể dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn có thể sẽ được sắp xếp ở trong phòng bệnh sạch sẽ, có bộ phận lọc không khí để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các bác sĩ, y tá và người đến thăm phải rửa tay cẩn thận và thực hiện các thủ tục đảm bảo an toàn vệ sinh để không gây nhiễm trùng cho bạn. Ví dụ, họ phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bạn.
Theo Hellobacsy