Tưởng tượng bạn bắt gặp một câu hỏi kiểu “Tàu Titanic bị xâm lăng bởi người ngoài hành tinh hả?”. Một mặt, bạn cười khúc khích rồi cảm thấy nó thật ngớ ngẩn. Mặt khác, bạn lại nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu câu trả lời một cách đầy chi tiết. Chuyện gì xảy ra vậy?
Câu trả lời khá đơn giản. Nó là một hiện tượng khá lạ trong một thí nghiêm xã hội học khi bạn hỏi một điều gì đó sai hoàn toàn, nhưng có chủ đích.
Chung quy mà nói, trí não chúng ra cố gắng giải thích đúng mọi chuyện trong đời mình. Theo một nhà nghiên cứu [1], xu hướng đi sửa lỗi người khác ở con người có thể là một công cụ chiến lược để gia tăng khả năng tương tác với học sinh lên đến 80%.
Khá lạ rằng, điều này có thể được áp dụng ngoài nơi học thuật mà không hẳn chỉ là với câu hỏi, mà còn với cả hành động nữa. Ví dụ, khi tôi còn nhỏ lúc không muốn làm việc nhà, tôi cứ cù nhây như một tên ngốc cho đến khi mẹ tôi khó chịu và làm luôn cho tôi. Tùy cách mà bạn sử dụng mẹo này như thế nào, nó có thể khơi dậy một cuộc tranh luận khó phai hay là một công cụ hữu dụng cho bất kì việc gì mà bạn muốn.
Nhưng, làm sao nói những chuyện sai thì sẽ có thêm nhiều cuộc trao đổi với nhau hơn? Chiến thuật này tuân theo cái gọi là “Định luật Cunningham”. Một hiện tượng cho thấy xu hướng ảnh hưởng đến hành vi con người trong giữa cuộc tranh luận.
Hỏi những điều ngớ ngẩn để nhận được những câu trả lời đầy thông thái
Định luật Cunningham hiệu quả vì thỉnh thoảng ban có thể đưa ra trong sự ảo tưởng của bạn một nhóm các thông tin mâu thuẫn, kết quả là người ta sẽ tiếp cận bạn.
Kể cả Sherlock Holmes trong quyển Trò chơi Vĩ đại – The Great Game nói rằng “con người không thích nói cho bạn cái này cái kia, họ chỉ thích làm bạn mâu thuẫn thôi”. Vì vậy, nếu bạn muốn một câu trả lời thông minh, đừng hỏi gì cả. Thay vào đó, cho họ một câu trả lời sai hay hỏi một câu hỏi theo hướng mà hàm chứa những thông tin sai lệch. Rất có khả năng cao là sẽ có người “nắn gân” bạn đấy.
Họ không biết rằng, bạn chỉ đang nhử họ mà thôi.
Tổng quát hóa quy luật Cunningham cũng tương tự như những gì mà Socrates đã thử vào 2500 năm về trước: triết gia người Hi lạp làm người thời đó ức chế vì ông thắc mắc tri thức của họ [2].
Giải thích vừa đơn giản vừa chính xác của hiện tượng trên: con người thường không muốn trở nên hữu dụng, họ chỉ muốn là người thông minh nhất mà thôi.
Cách sử dụng Định luật Cunningham
Theo ý thích bản thân, tôi thỉnh thoảng sử dụng mẹo Cunningham bằng cách hỏi những câu hỏi có chứa nhiều lỗi để gạ gẫm một câu phản hồi. Ban đầu thì, tôi trông đợi một câu trả lời khá tệ. Thay vào đó, lạ lùng thay mọi chuyện lại khác. Đây là điều tôi đã làm.
Tôi đăng kí làm giáo viên dạy tiếng Anh giao tiếp cho một vài học sinh người Nhật. Điều này khiến cho công việc của tôi khó khăn hơn khi mà các cô cậu cứ im ru hoặc là trả lời với tôi chỉ với một từ duy nhất.
Nếu tôi cho cậu học trò rụt rè của mình hình một con voi rồi hỏi “Đây là gì?” thì cậu bé sẽ chán rồi khóc lóc, làm trò để không thèm trả lời tôi. Nhưng nếu tôi khẳng định “Đây là một con hươu cao cổ” thì cả bọn sẽ đứng dậy rồi la ó “Không, đó là con voi” – và đột nhiên, tất cả đều sẽ tiếp cận tôi.
Bằng cách vờ như ngu dốt ở một lĩnh vực mà ai đó có kiến thức về nó, điều này cho họ thêm thẩm quyền trong một cuộc nói chuyện và gia tăng sự tự tin ở bản thân những người ấy.
Định luật hoạt động cực kì hiệu quả ở cả người lớn nữa.
Nếu như tôi hỏi một người lớn cứng đầu rằng “hãy kể tôi nghe về công việc Kĩ sư của anh?”, thì họ sẽ trả lời rất chung chung “Tôi thiết kế các hệ thống”. Và rồi tôi sẽ phải hỏi họ thêm một đống các câu hỏi nối tiếp dài vô tận để chỉ nhận lại một câu trả lời duy nhất cho mỗi câu hỏi – chẳng ai ưa chuyện này cả.
Giờ, nếu như tôi nói gì đó hơi sai sai kiểu như “Ồ anh là kĩ sư à. Vậy có nghĩa là anh chế tạo động cơ hả?”. Họ sẽ không thể chờ để mà chỉnh đốn cái sự “ngu si” của tôi lại. Họ sẽ giải thích “kĩ sư” là gì, cái gì thì là kĩ sư còn cái gì thì không phải, và có những loại nào. Tôi chỉ việc ngồi đó khích mẩy, “Chắc không?” mỗi vài phút và họ sẽ cứ nói như cơn bão cho toàn bộ cuộc trò chuyện luôn.
Thật điên rồ khi mà bạn có thể hỏi một cách có chủ đích với những dữ liệu sai và gây ảnh hưởng đến hành vi người khác. Khuyết điểm của phương pháp này đó là thỉnh thoảng người ta sẽ tự hạ mình xuống.
Mặc dù, nó chỉ là một phần rất rộng của điểm đáng lưu ý – nhiều người có thể nhảy vào một nói chuyện mà họ cảm thấy bản thân họ trên cơ người khác. Vì vậy, điều này có thể làm cho cuộc trò chuyện thu hút hơn với những người như vậy.
Công bằng mà nói, họ còn chẳng biết lý do thực sự đằng sau những thông tin sai lệch của bạn, và đó là cái giá bạn phải trả cho việc thao túng tâm lý (Người dịch: người ta sẽ nghĩ bạn bị ngu thật). Nhưng nó cho một số người có điều kiện được thể hiện mình, và cũng là điều khá hiếm hoi.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên đụng phải những cuộc tán gẫu xã giao nhàm chán, thì Định luật Cunningham sẽ hữu dụng nếu như bạn muốn có một cuộc trò chuyện thú vị.