Có nên đón cha mẹ lên thành phố sống cùng không?

Không biết bạn có nhận ra rằng cùng với sự tăng lên của tuổi tác, trước mặt chúng ta, cha mẹ ngày càng trở lên âm thầm lặng lẽ, nếu không phải là gương mặt tươi cười một cách cẩn trọng dè dặt thì cũng là âm thầm không lên tiếng khi buồn bã. Thời trẻ tuổi ban đầu, cũng có thể vác trên vai hành lý tới thành phố lớn bôn ba, hoặc là vì chăm sóc cha mẹ, hoặc là vì chăm sóc con cái. Càng ngày càng có nhiều người trẻ chọn cách đón cha mẹ lên thành phố lớn để chung sống với mình. Thế nhưng đón cha mẹ đến bên cạnh mình có thật sự sẽ khiến cho cha mẹ cảm thấy hạnh phúc hay không?

Có người cho rằng, bản thân nỗ lực phấn đấu chính là vì để cho cha mẹ có một cuộc sống tốt hơn, vì thế đương nhiên phải đón họ đến sống bên cạnh mình; có người thì lại nghĩ rằng, cha mẹ cũng có cuộc sống của riêng mình, chúng ta có thể thường xuyên về quê thăm cha mẹ nhưng không nhất thiết phải “buộc” ở thành phố lớn.

Về vấn đề này, câu trả lời của Táp Bối Ninh là: 

“Đừng tự ý đón cha mẹ đến bên mình, đó không phải là hiếu thảo.” 

Táp Bối Ninh nói anh và em gái đều lăn lộn ở Bắc Kinh, sau khi sự nghiệp có chút khởi sắc thì liền nghĩ đến việc đón cha mẹ lên chăm sóc, cha mẹ anh ấy cũng vô cùng vui vẻ mà theo anh lên thành phố. Thế nhưng do công việc của hai anh em đều rất bận, số ngày ở nhà chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vốn dĩ cha mẹ anh cho rằng cả nhà có thể thường xuyên đoàn tụ chứ chưa từng nghĩ rằng lại rơi vào một khoảng trống rỗng lớn hơn nhiều. Cha mẹ anh ấy đã từ bỏ đoàn hợp xướng người cao tuổi mà mình yêu thích, từ bỏ môi trường sống quen thuộc, từ bỏ người thân bạn bè nơi quê nhà thế nhưng chủ đổi lại nỗi cô độc sâu thẳm nơi thành phố lớn.

Táp Bối Ninh nói anh ấy rất hối hận khi đã đón cha mẹ anh tới Bắc Kinh. Họ đã phải rời xa cái nơi mà họ dùng thời gian cả một đời người mới có thể “cắm rễ” xuống, hơn nữa họ còn cần dũng khí, càng huống hồ là tới một thành phố hiện đại hóa hoàn toàn xa lạ. Cảm giác sợ hãi và lang bạt ấy, người trẻ căn bản không có cách nào có thể tưởng tượng nổi. Có rất nhiều khi chúng ta luôn quen dùng phương thức mà chúng ta cho là hiếu thảo để đối đãi với cha mẹ thế nhưng lại quên hỏi cha mẹ rằng, kiểu “tốt đẹp” này rốt cuộc họ có đồng ý tiếp nhận hay không.

Lúc tôi mới tốt nghiệp đại học tới Quảng Châu, động lực lớn nhất để làm việc của tôi là có thể mua được nhà ở Quảng Châu rồi sau đó sẽ đón cha mẹ tôi lên ở. Ban ngày tôi bước ra khỏi cửa đi làm, cha tôi tiếp tục chạy xe DiDi (một dạng lái xe công nghệ) của ông, mẹ tôi thì làm sẵn bữa cơm nóng hổi đợi cha con tôi trở về nhà, sau khi ăn cơm xong thì cùng nhau xuống dưới đi dạo. Tôi dắt chú cún Golden mà tôi yêu nhất, cha tôi nắm tay mẹ tôi, chúng tôi có lúc có lúc không trò chuyện cùng với nhau. Ước mơ này đã từng vực tôi đứng vững vượt qua vô số những đêm ngày cô độc ở Quảng Châu cho đến dịch bệnh bùng phát năm nay mới bị lung lay.

Việc tôi xin nghỉ năm ngoái cả Tết tôi đều không nói cho cha mẹ tôi biết, sau đó thì dịch bệnh bùng phát, tôi liền dứt khoát tiếp tục giấu nhẹm việc này đi tránh cho cha mẹ tôi lo lắng. Khoảng thời gian đó cả nước đều làm việc online, mỗi ngày tôi đành phải đặt đồng hồ báo thức để dậy giả vờ làm việc. Khi phỏng vấn thì lén lút khóa cửa phòng, nói nhỏ, cố gắng không để cho cha mẹ tôi phát hiện ra. Có thể kĩ năng diễn xuất của tôi chẳng đâu vào đâu cả, mẹ tôi dường như đã phát hiện ra việc tôi thất nghiệp, hỏi tôi một cách thám thính: “Công việc của con trước đây không phải rất bận à? Gần đây sao chẳng thấy con ngày nào cũng cắm mặt vào cái máy tính nữa thế?”

Thế nhưng chúng tôi đều ngầm hiểu để lời nói dối không bị lột trần, mà tôi cũng vì thế có rất rất nhiều thời gian cùng mẹ tôi cày phim, leo núi, dạo phố. Trước đây tôi cho rằng mẹ tôi là một người rất nhạt nhẽo, thế nhưng lần này tôi phát hiện ra rằng thực ra thực ra mẹ tôi cũng có một nhóm bạn già vô cùng tốt đẹp, sống trong môi trường toàn người quen  vô cùng thân thuộc gần gũi. Tôi nghĩ nếu phải rời xa nơi mà mình đã quen thuộc, mẹ tôi nhất định sẽ không vui vẻ gì. Chúng ta mỗi lần chuyển tới một thành phố khác, không chỉ sự chuyển dịch địa lý mà hơn nưa chính là quá trình loại bỏ những bất an trong lòng và kiếm tìm sự an ủi.

Đối với cha mẹ mà nói thì ngôn ngữ, giao thông, khí hậu, đồ ăn, môi trường giao tiếp đều là những vấn đề khó khăn đặt ra trước mắt mà họ mà rất khó có thể giải quyết được một cách triệt để. Nếu bạn không có nền tảng tài chính tốt, nếu bạn không chắc có thể ở bên cạnh một cách đủ đầy, thì nhất định đừng vội vàng đón cha mẹ đến ở cạnh bạn, đừng khiến cho họ đến cuối cùng không hòa nhập được với nỗi tha hương rồi lại chẳng quay trở về quê nhà được.

Tôi rất thích bộ phim điện ảnh “Up” (Vút bay), bộ phim kể về một ông lão từng hẹn ước với vợ mình sẽ cùng tới thác nước Paradise ở Nam Mỹ du lịch, thế nhưng do cuộc sống bộn bè nên vẫn chưa thực hiện được lời hẹn ước này. Cho đến khi chính phủ cưỡng chế ngôi nhà cũ của ông lão, ông mới hoàn toàn tỉnh ngộ, quyết định đem theo ngôi nhà cũ cùng bay tới thác nước, hoàn thành tâm nguyện của người vợ ông yêu thương.

Khi lần đầu tiên xem bộ phim này, tôi có hai cảm nhận sâu sắc nhất, một là tình yêu cảm động của đôi vợ chồng già, thứ hai là sự thương xót cho ông lão đã già như vậy rồi mới có thể thực hiện được ước mơ. Trong giá trị quan truyền thống của của chúng ta dường như luôn nhấn mạnh khắc sâu hai từ “Hi sinh”. Có rất nhiều bậc cha mẹ cả một đời đều vì con vì cái mà thỏa hiệp. Con cái đi học thì lo lắng thành tích, thi đậu đại học thì lo lắng công việc, xong công việc thì lo liệu việc kết hôn, sau khi kết hôn thì lại phải giúp đỡ con cái trông cháu chắt.

Đối với bậc cha mẹ, đồng ý rời bỏ những thứ mình gắn bó suốt mấy mươi năm để đến bên cạnh bạn, vốn dĩ là thành ý và niềm yêu thương bao bọc lớn nhất rồi. Thế nhưng chúng ta liệu rằng có nên đổi lại vị trí để suy nghĩ, phận làm con cái, dù sao đi chăng nữa thì cũng phải bó buộc cha mẹ bên cạnh mình để báo hiếu hay là để cho họ dùng cách mà họ muốn để sống cuộc sống của họ?

Nữ tu sĩ Teresa từng nói: “Cảm giác cô độc và không được cần đến là cái nghèo khổ bi thảm nhất.” Làm mất đi cảm giác cô độc và cảm giác không an toàn mới chính là phương thức tốt nhất chứ không phải để cho cha mẹ bạn bất cứ lúc nào cũng phải ở bên cạnh bạn. 

Sự hiếu thảo chân thực nhất là khiến cho cha mẹ dùng cách mà họ thích để sống cuộc đời của họ, là phải tôn trọng sự lựa chọn của hộ, quan tâm đến những thứ mà họ thực sự quan tâm đến mà không phải là đem những thứ chúng ta cho là “hiếu thảo” để áp đặt lên họ.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chính là một bài học mà chúng ta cần phải dùng cả đời để học tập và thực hành. Hi vọng chúng ta đều có thể thể tìm thấy phương thức hòa hợp dễ chịu thoải mái nhất trong quá trình này, chẳng cần phải vì cái “hiếu thảo” mà kẻ khác tán đồng mà trói buộc khoảng không giữa chúng ta và cha mẹ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *