Một vài ví dụ hay nhất về những con người đã “qua mặt được hệ thống” là gì?

Có một câu chuyện đùa từ lâu rồi

———-

“Bạn có nên nhận lời khi ai đó cá với bạn rằng gã có thể cắn vào mắt chính mình hay không? Không, vì gã sẽ lấy bộ răng giả của mình ra làm việc đó và vì vậy bạn sẽ thua.

Vậy còn cái gã cá rằng hắn có thể liếm vào mắt mình thì sao? Không, hắn sẽ lôi con mắt giả ra liếm nó, và bạn lại thua tiếp.”

———-

Tôi thấy câu chuyện đùa này khá buồn cười, song nó nói lên khá nhiều điều về bản chất tò mò và sáng tạo của mọi người đấy nhé. Bởi lẽ mọi người đều phải sống cuộc đời mình theo khuôn phép, tuân thủ những luật lệ, song sẽ có những người cố tìm một lối thoát, tìm bất cứ cách nào để khiến thế giới quay theo cách của riêng mình.

Bạn tôi ơi, điều đó được gọi là Lợi dụng kẽ hở (loophole abuse), và đó là điều khá hay ho đấy. Người có thể qua mặt được hệ thống vì cái lợi của riêng mình thực sự là người cực kỳ thông minh đấy.

Vì thế, không nói gần nói xa nữa, để tôi đưa ra vài ví dụ nổi bật về cách tư duy khôn khéo đó nhé.

– Không Hút Thuốc (Ngoại trừ diễn viên) –

Vào năm 2007, bang Minnesota thông qua một đạo luật gây tranh cãi (có tên gọi là Tự Do Hít Thở[1]), đạo luật này cấm việc hút thuốc tại mọi tòa nhà trong bang này, dù nó có thuộc sở hữu tư nhân hay không.

Các chủ công ty không nói gì về điều này; họ phải cấm việc hút thuốc trong cơ quan của mình hoặc sẽ chịu rủi ro dính líu tới luật phát vì vấn đề này. Chẳng cần nói, đạo luật này vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều người, bao gồm cả Mark Benjamin, chủ sở hữu quán Bar Barnacles ở Minnesota.

Song theo suy nghĩ của tôi thì, ông tìm ra một kẽ hở để lách luật một cách rất khôn khéo.

Bạn thấy đó, khi đạo luật cấm hút thuốc có hiệu lực trong bang, người ta đã cho phép nhiều ngoại lệ, bao gồm các diễn viên đang đóng phim và các vở diễn tương tự nơi sân khấu.

Vì thế, trong một hành động thách thức bộ luật mới, Benjamin trở thành vị đạo diễn danh tiếng trong ‘màn trình diễn để đời’ có tên gọi “Barnacles Bar”. Mọi người trong quán bar ư? Họ đều trở thành các diễn viên, và do đó được phép hút thuốc một cách hoàn toàn hợp pháp.

Tôi thích câu chuyện này vì nhiều lý do. Thứ nhất, nó là kiểu hành động mỉa mai mà tôi cực kỳ yêu thích. Và thứ hai, nó gần như thành công rực rỡ. Rất khó định nghĩa được một từ ngữ mang nghĩa rộng như ‘giai đoạn sản xuất’, và dù tất cả khách khứa trong quán bar đó đều phải đóng vai chính mình theo cái cách ngẫu hứng, song ít nhất việc đó cho phép tất cả bọn họ được hút thuốc.[2]

– Bánh và Rượu –

Chuyện này không mang tính lịch sử nhiều bởi lẽ nó đã trở thành huyền thoại, song tôi có cảm giác rằng nó thật tuyệt vời và cực kỳ liên quan ở đây, nên tôi cứ kể thôi.

Đại để là…

Đang vào mùa thi ở trường Cambride, và mọi sinh viên đang cắm đầu làm bài. Ngoại trừ một người, cậu ta giơ tay mình và xin một giám thị cho mình xin Bánh và Rượu. Cuộc đối thoại diễn ra như sau.

GIÁM THỊ: Xin lỗi, gì cơ?

SINH VIÊN: Thưa thầy, em yêu cầu thầy mang cho em bánh và rượu.

GIÁM THỊ: Chậc, không nhé

SINH VIÊN: Thưa thầy, em thực sự yêu cầu thầy mang cho em bánh và rượu.[3]

Và rồi sinh viên đó lôi một bản copy cuốn sách Các Đạo Luật tại Cambridge đã bốn trăm năm tuổi rồi, song thực sự vẫn còn hiệu lực.

Dù sao thì, sinh viên đó vẫn đọc một bản dịch thô từ tiếng Latin của một đoạn trong cuốn sách đó nói rằng

“Các quý ông đang ngồi trong phòng thi có thể xin Bánh và Rượu”

Giám thị cho rằng sinh viên đó đã đúng và đưa cho anh ta Pepsi cùng với hamburger (phiên bản hiện đại của Bánh và Rượu) trong kỳ thi đó.

Đó là cách lợi dụng kẽ hở cực kỳ thông minh. Tuy nhiên, viện đã báo thù thành công vài tuần sau đó. Bạn thấy đó, cũng trong cuốn sách luật mà sinh viên đó trích dẫn thì, các quý ông phải mang theo kiếm của mình đến trong lúc thi. Anh ta bị phạt năm bảng vì sự bất cẩn của mình.

– Ba Nhân Năm –

Bạn từng nghe nói về những lớp học mình được phép mang theo các mẩu giấy nhỏ vào trong giờ kiểm tra chưa? Tôi từng thấy rồi đó. Khá phổ biến trong hầu hết các hệ thống trường học đấy.

Trong đó bao gồm cả trường Cao Đẳng Cộng Đồng Anne Arundel, một sinh viên đã đủ gan dạ để kiểm tra cách dùng từ của giáo viên.

Post của giáo viên Reb Beatty đã nói lên tất cả [ẢNH]. Reb bảo sinh viên của mình có thể mang những tấm thẻ ghi chú 3×5 vào trong giờ kiểm tra. Tuy nhiên, khi nói 3×5, anh không bao giờ ám chỉ rằng kích thước đó được tính theo inch.

Và vì thế một sinh viên vô danh đã quyết định mang theo một bảng ghi chú có kích thước ba nhân năm feet (khoảng 1m * 1m5) vào trong giờ kiểm tra. Sau đó quy định của giáo viên đã được sửa đổi, song đó vẫn là một kẽ hở tuyệt vời để sinh viên có thể khai thác.[4]

Footnotes

[1] https://www.house.leg.state.mn.us/hrd/pubs/ss/ssmciaa.pdf…

[2] https://www.minnpost.com/…/high-drama-courts-bar…/…

[3] https://www.snopes.com/fact-check/cakes-and-ale/…

[4] https://imgur.com/d0R9aQ5…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *