Tôi đã đến Ấn Độ sau mười hai năm, và hoàn toàn bị sốc. Điều gây sốc là trạng thái tinh thần của người dân địa phương, trạng thái thờ ơ với cuộc sống của họ khiến bạn nghĩ rằng đất nước này có lẽ đã thực sự vô vọng.
Để tôi lấy ba ví dụ :
1. Trước khi đi tàu, mỗi người sẽ phải xếp hàng ở cổng ga tàu để mua vé. Ở đó tôi nhìn thấy một người đang nằm trước ga xe lửa, trên một đống vải vụn. Người đàn ông này bị ruồi bâu kín lấy, ai cũng đều nghĩ rằng anh ta đã chết. Chúng tôi đi vào tháng sáu, khi đó đã gần trưa và nhiệt độ hơn 40 độ. Người đàn ông nằm trong góc tối của ga xe lửa. Chúng tôi xếp hàng khoảng 15 phút, khi ánh mặt trời chuyển động, ranh giới giữa bóng tối và mặt trời từ từ di chuyển đến người đó. Người đàn ông dường như bị đánh thức bởi sức nóng, và đột ngột trở mình. Cả đám ruồi bu trên người anh ta vù bay đi, chúng tôi thấy da đầu tê dại và gần như muốn nôn mửa. Người đàn ông biến mất vào bóng tối và tiếp tục ngủ. Bầy ruồi lại từ từ đậu xuống, anh ta tiếp tục trở lại trạng thái của một người đã chết trước đó. Những người bên cạnh dường như đã quen với cảnh tượng này, và họ hoàn toàn không để ý đến.
2. Nơi để lại ấn tượng sâu đậm thứ hai trong tôi là Agra, chúng tôi đã đi xem pháo đài Agra bên ngoài thành phố. Lúc về thì trời đã tối, vì gọi xe không được nên chúng tôi phải dừng xe tutu ba bánh và thêm ít tiền để người lái xe ở lại. Chú lái xe dường như có vấn đề với nướu vì cứ liên tục nôn ra máu. Đường về là đường đất, trông vô cùng tồi tàn, hai làn xe chạy ngược chiều nhau, không có đèn đường. Lúc ấy, đường bị tắc vì có quá nhiều xe công trình muốn vào trong thành phố. Người lái xe dường như đang vội chuyện gì đó, vì vậy chú ấy đã lùi xe với tốc độ cao để chen vào trong hàng đợi. Khung cảnh lúc đó mịt mù khói bụi, chiếc xe chở than chạy ngược chiều lao về phía chúng tôi với ánh đèn pha chói mắt. Người tài xế vừa né đoàn xe vừa nôn ra máu, cứ đến thời khắc nguy cấp lại tránh chiếc ô tô to lớn đang gầm rú từ phía đối diện muốn đang muốn chen vào khe hở của hàng xe chúng tôi. Lần ấy chúng tôi cảm thấy cái chết sao mà ở gần đến thế, khi bước ra khỏi xe, chân mỗi người đã mềm nhũn. Nhưng người lái xe lại chẳng mảy may để ý.
3. Lần thứ ba tôi đi thuyền ở Varanasi, sông Hằng. Thuyền chúng tôi đi dọc sông Hằng, nhìn cảnh hai bên bờ thiêu rụi xác người. Khi lướt qua một khu vực có nhiều thuyền đậu, đột nhiên chúng tôi nhìn thấy một thứ gì đó trôi qua thuyền. Ngó đầu ra nhìn, hoá ra là một thi thể đã thối rữa. Phần bụng của xác chết đã bị bung ra, và các cơ quan nội tạng bục ra ngoài. Xác chết trôi qua một nhóm người da đỏ, họ vừa ăn vừa kể chuyện cười; đi ngang qua một nhóm trẻ em đang vui vẻ lặn bên sông, không bận tâm đến sự tồn tại của người chết. Sau này chúng tôi cũng biết có nhiều người sắp chết tìm đến Varanasi để kết liễu cuộc đời, có người bò ra sông chết nên thỉnh thoảng bạn có thể nhìn thấy xác chết ở những con hẻm nhỏ trong thành phố.
Tôi biết có sự tồn tại của những yếu tố tôn giáo, nhưng kiểu thái độ thờ ơ với cuộc sống này vẫn khiến tôi cảm thấy Ấn Độ là một quốc gia vô cùng lạc hậu.





