Có cần phải tiêm vắc-xin HPV không?

1. HPV là gì?

HPV (Human Pailloma Virus) là virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus HPV có thể gây u nhú ở người hoặc ung thư cổ tử cung.

Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau, tùy theo độ nguy hiểm mà virus HPV được chia thành hai loại nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Một số loại HPV nguy cơ thấp có thể sinh ra mụn cóc sinh dục ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số loại HPV nguy cơ cao là nguyên nhân gây ung thư.

2. Nữ giới nhiễm HPV có bị ung thư cổ tử cung không?

Không hẳn. Mặc dù hơn 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV nhưng không có nghĩa nhiễm HPV sẽ bị ung thư cổ tử cung. Chỉ khi bị nhiễm virus HPV nguy cơ cao mới dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Trên thực tế, đa số mọi người đều từng nhiễm HPV, mặc dù chưa có số liệu thống kê trong nước nhưng 80% người trưởng thành ở Mỹ đều từng bị nhiễm HPV một lần trong đời. Tuy nhiên thông thường chỉ trong 1-2 năm, 90-95% virus HPV sẽ bị hệ thống miễn dịch của cơ thể loại bỏ một cách tự nhiên.

Vì thế, nếu như có xét nghiệm dương tính với HPV cũng không phải là chuyện quá đáng lo.

3. Thế vì sao phải tiêm vắc-xin HPV?

Để đảm bảo an toàn. Xét cho cùng, đối với nữ giới, virus HPV vẫn có quan hệ mật thiết với bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu không bị tái nhiễm HPV nguy cơ cao thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cũng giảm đáng kể.

HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Trì hoãn tuổi quan hệ tình dục lần đầu, giảm thiểu số lượng bạn tình, thậm chỉ kiêng quan hệ tình dục là những cách chính để tránh lây nhiễm HPV qua đường tình dục. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà chúng ta đều hiểu việc để toàn xã hội áp dụng các phương pháp trên để giảm thiểu lây nhiễm HPV là không thực thế. Do đó, chúng ta mới cần tiêm ngừa HPV.

4. Vắc-xin HPV có hiệu quả thế nào?

Có hiệu quả đáng tin cậy. Vì vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung mới chỉ có mặt trên thị trường hơn 10 năm, chưa có kết quả thực tế về thời gian bảo vệ lâu dài, tuy nhiên dựa trên các dữ liệu hiện có, đối với phụ nữ 16-26 tuổi chưa bị nhiễm HPV, vắc-xin HPV bảo vệ hơn 95% các tổn thương tiền tử cung. Theo ước tính từ các thử nghiệm lâm sàng, vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa 70% các trường hợp ung thư cố tử cung.

5. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin HPV?

Tốt nhất trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Vì một khi bạn đã quan hệ tình dục, bạn có thể đã bị nhiễm HPV và khi đó tác dụng của vắc-xin sẽ giảm đi rất nhiều.

Độ tuổi được khuyến cáo tiêm phòng là 9-12 tuổi, 12-26 tuổi có thể tiêm lại, tốt nhất tiêm phòng trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Mặc dù tiêm vắc-xin cho phụ nữ 27-45 tuổi cũng có tác dụng phòng bệnh nhất định nhưng hiệu quả sẽ bị giảm đi.

6. Có cần tiêm vắc-xin HPV sau khi đã quan hệ tình dục không?

Cần. Tuy hiệu quả sẽ bị giảm nhưng ít nhiều cũng giúp phòng bệnh.

7. Có tác dụng phụ hay rủi ro nào khi tiêm vắc-xin HPV không?

Vẫn có tính an toàn. Theo dữ liệu của Liên đoàn Khoa phụ sản Quốc tế (FIGO) tính đến 6/2013, vắc-xin HPV hoàn toàn an toàn. Theo dữ liệu của CDC Hoa Kỳ tính đến 6/2015, hơn 60 triệu vắc-xin HPV đã được tiêu thụ và không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào xảy ra.

Bổ sung thêm là sẽ có nhiều khả năng xảy ra các phản ứng tại vị trí tiêm như sưng tấy sau khi tiêm.

8. Nam giới có cần tiêm vắc-xin HPV không?

Có thể, nhưng lợi ích không cao. Mặc dù nam giới không bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng có vài chủng HPV cũng là nguyên nhân gây ung thư dương vật hoặc mụn cóc sinh dục. Các loại vắc-xin hiện nay chủ yếu dành cho phụ nữ nhưng nam giới có thể tiêm phòng vắc-xin để ngừa mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên do tỷ lệ mắc các bệnh ác tính ở nam thấp nên một số ý kiến cho rằng không cần thiết và lợi ích không cao.

Kết luận: Vắc-xin HPV vẫn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm ở phụ nữ, tuy nhiên hiệu quả cụ thể còn tùy thuộc vào thời điểm tiêm phòng, nếu có điều kiện nên đi tiêm ngay.

Cụm “có điều kiện” trong câu “Có điều kiện đều nên tiêm ngừa HPV” nghĩa là gì? Đơn giản là: có tiền, rảnh rỗi và muốn khỏe mạnh nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *