Đây là một “bug” ở trong lý tính của con người, đó là bạn của hôm nay và bạn của ngày mai, nghiêm khắc mà nói thì không phải cùng một người, thế nhưng người ngày sau sẽ phải trả giá cho những hành động của người ngày trước.
Bạn của hôm nay không thể lĩnh hội và lý giải hoàn toàn được bản thân sau này, cho nên, như Đào Uyên Minh (một nhà thơ lớn của TQ) nói, ngày nay đúng ngày qua sai – tôi của quá khứ thật sự là một kẻ ngu ngốc.
Vậy nên, độc thân cũng tốt, không con cũng được, thậm chí t.ự.s.á.t trước khi về già cũng là một kiểu suy nghĩ, vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ, những lựa chọn này đều là có lợi cho bạn của trước kia, tương lai bạn sẽ phải chịu kết quả, mà bạn lại không có cách nào xác định được bạn của sau này liệu có hối hận hay không.
Bất luận là lựa chọn nào, ít nhất là lúc ra quyết định, logic của bạn phải tự thỏa đáng. Bạn muốn tự do, không bị gia đình hay con cái ràng buộc, như vậy bạn tất nhiên phải suy nghĩ kỹ xem làm thế nào để đảm bảo chất lượng cuộc sống những năm cuối đời – hoặc là nỗ lực kiếm tiền, hoặc là nỗ lực rèn luyện, chứ không thể hôm nay biết hôm nay vui, mặc cho sóng gió sau này.
Về việc già còn đáng sợ hơn cả c.h.ế.t, vì thế mà lựa chọn ra đi trước khi già là cách nói của một số thanh niên cá biệt. Trước kia Tiền Huyền Đồng (một học giả người TQ) từng nói: “Con người sống đến 40 tuổi thì nên đi rồi, nếu mà chưa đi được thì nên xử bắn.”, sau đó sống tự do nhàn nhã đến hơn 50 tuổi. Tôi đoán là ông ấy khi thấy rất nhiều đồng nghiệp viết báo châm biếm mình vào sinh nhật năm 40 tuổi, đã muốn lấy búa gõ vào đầu bản thân thời trẻ ngông cuồng mấy cái.
Mọi người đều có thể trải qua nỗi cô đơn, nhưng không phải ai cũng có thể tận hưởng tự do – tự do không phải là buông thả sa ngã ở nhà viết kịch, mà là khả năng thực sự kiểm soát, cầm cương cuộc sống của mình. Tự do, là một từ ngữ cao quý, bạn phải thật tỉnh táo nhận thức bản thân mình, hiểu rõ được nhu cầu bản thân, đồng thời phải tự giác tự kỷ luật, mới có thể tận hưởng được cái gọi là tự do.
Tôi cảm thấy đối với đa số người bình thường mà nói, chúng ta không có một nội tâm đủ mạnh mẽ để đơn độc đối diện với những sóng gió và ngăn trở của cả một thế giới, cũng không có năng lực đủ quả quyết để làm rõ kế hoạch cuộc đời mình, cũng như đảm bảo rằng thực hiện được chính xác.
Kết hôn sinh con và lập gia đình, cùng nhau dựa dẫm cùng nhau đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, là một cách để từ từ trải qua con đường nhân sinh dài vạn dặm, theo tôi, là cách dễ dàng nhất.
Đương nhiên, nếu chọn con đường tự mình trực diện đối mặt thử thách, theo đuổi gió và tự do – các bạn thực sự có quyền lựa chọn.
.
Cập nhật lần 1
Có người nói câu trả lời bị lạc đề, vậy thì nói về việc người già làm sao để dưỡng lão đi.
Trước khi về già, “hoặc là nỗ lực kiếm tiền, hoặc là nỗ lực rèn luyện”.
Đầu tiên, nỗ lực rèn luyện, bạn khả năng cao là sẽ có một thân thể tương đối khỏe mạnh, có thể cố gắng rút ngắn thời gian về già không thể tự chăm sóc bản thân. Đồng thời cũng giảm hết mức chi phí cho số thuốc thang và bệnh phí.
Như phần trên đã nói, đối với người có khả năng hưởng thụ tự do, độc thân có thể có càng nhiều thời gian để nâng cao hoàn thiện bản thân, rèn luyện thể chất.
Mà người thiếu kỷ luật, thì sẽ rất dễ lạc lối trong sự tự do – nghỉ ngơi không điều độ, ăn uống thiếu lành mạnh, đời sống tình dục không ổn thỏa – kiểu này không phải là một phương thức sống, đừng nói là dưỡng lão, có thể sống đến già hay không vẫn trong vòng nghi vấn.
Tiếp theo, nỗ lực kiếm tiền, mới có thể tránh được bi kịch đời người trong lời của Triệu Bản Sơn (danh dài người TQ) – người vẫn chưa đi, nhưng tiền thì hết mất rồi.
Đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng kinh tế và sự nghiệp của bản thân, làm rõ xem quãng đời sau này mình liệu có thể kiếm được bao nhiêu tiền; sau đó khảo sát những viện dưỡng lão xung quanh, có thể thỏa mãn chi phí cho nhu cầu dưỡng lão của bạn không; nghĩ kỹ xem nếu kế hoạch lương hưu sụp đổ, dòng tiền hiện tại của bạn như thế nào, tiền của bạn đủ cho bạn sống thoải mái đến bao nhiêu tuổi?
Cuối cùng, đó là lựa chọn cách dưỡng lão, tại nhà, hay là ở viện dưỡng lão, nếu như không trông mong được vào viện dưỡng lão Trung Quốc, có phải nên nghĩ đến đi nước người như Mỹ, Pháp,… vân vân. Triển khai tỉ mỉ tìm hiểu về kế hoạch phát triển dưỡng lão trong nước, bạn liệu sẽ nhận được đãi ngộ bao nhiêu, nếu như ra nước ngoài, vấn đề nhập cư và giao tiếp cuộc sống giải quyết như thế nào.
Đối với tôi mà nói, tôi không tin vào lương hưu, cũng không tin nổi sự nghiệp dưỡng già ở trong nước, càng không tin vào cái chủ nghĩa tư bản kia, xảy ra việc thì lấy người già ra để tế trời (ý nói dịch Covid-19), tôi chỉ tin vào đứa con tôi tự tay dưỡng dục ra.
Có người nói, con cái cũng không có nhiều thời gian, rất nhiều người già có con trai con gái rồi vẫn phải sống dựa vào y tá và viện dưỡng lão. Thế nhưng phàm là bạn có con cái thỉnh thoảng mới xuất hiện, về bản chất, y tá cũng rất tốt, hỗ trợ con gái bạn phụng dưỡng bạn. Hành động và suy nghĩ của họ dựa trên việc làm hài lòng con bạn, chứ không phải làm hài lòng bạn.
Chúng ta có thể giao con cái cho bảo mẫu chăm sóc, nhưng đừng để con cái phải mang tiền đi tìm bảo mẫu. Người già và trẻ con tại sao lại là nhóm thiệt thòi nhất, vì họ không có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình.
.
Cập nhật lần 2
Đối với những ý kiến bất đồng, tôi sẽ trả lời một chút.
Có người nói vợ chồng hay con cái cũng không dựa vào được, vẫn là nên dựa vào bản thân mình đi. Tôi nghĩ mọi người không tất phải bi quan như vậy.
Rốt cuộc thì bạn đời cũng là lựa chọn của mình, hôn nhân cũng do mình nuôi dưỡng, ràng buộc của đôi bên sẽ là từng chút từng chút tích lũy nên. Đương nhiên, có những người đúng là nhìn người không rõ, người và hoàn cảnh đều thay đổi, không phải tất cả mọi người đều có thể bạch đầu giai lão, nhưng không nên vì hôn nhân có thể thất bại mà liền phủ nhận giá trị và ý nghĩa của hôn nhân – lái xe còn có người gặp sự cố mà, đều là do con đường sao?
Nói đến con cái, bạn giáo dục con từ ngày không biết gì cho đến khi trưởng thành, tận tâm chỉ bảo, đến cuối con đương, đến hiếu thuận là điều cơ bản mà con cũng không hiểu, bản năng cơ bản là phụng dưỡng cha mẹ mà cũng kháng cự, với tư cách là cha mẹ, cũng quá thất bại rồi phải không? Tôi vẫn thà tin rằng ăn cơm nghẹn mà chết, cũng không tin vào giáo dục của tôi lại thất bại đến mức này.
Tôi nói dưỡng già dựa vào con cái, lại có người nói tôi xem con cái như công cụ…
Ngẫm kỹ vấn đề một chút thì không thể thành như vậy được.
Trong cuộc sống hiện thực, bất cứ mối quan hệ nào cũng là pha trộn của tình cảm và lợi ích, giữa người nhà bình thường lại càng là trong tình cảm nồng đậm, vẫn bao gói những vướng mắc về lợi ích. Chỉ cần người kia vẫn còn tầng áo ngoài tình cảm này, không phải là nhu cầu lợi ích trần trụi kia, thì đừng tùy tiện gắn cho người ta cái mác “công cụ người”.
Bằng không, chồng là công cụ kiếm tiền, vợ là công cụ sinh dục, vợ chồng là công cụ phát tiết, bố mẹ là công cụ gặm nhấm, con cái là công cụ dưỡng già, càng đừng nói đến bạn bè, đều là vì lợi dụng mà đến,…
Thực tế thì, bạn yêu một người, muốn cả đời ở bên người, cùng người sinh con đẻ cái; bạn yêu con của mình, che chở dưỡng dục chúng, về già rồi, chúng cùng bạn đi hết đoạn gian nan cuối cùng của đời người. Chỉ vậy thôi, vốn là thuận theo tự nhiên, hoàn toàn không cần nhiều đến thế. Nếu như bạn muốn, thì hãy nghĩ kỹ một chút, đừng cả thèm chóng chán.
Có người nói, kết hôn nuôi con tốn nhiều tiền như thế, tiền này tiết kiệm là đủ để dưỡng già rồi, thậm chí có người nói khoản tiền này sớm đem đầu tư chứng khoán thì bây giờ đã có cả gia tài để tự do rồi.
Có điều, không kết hôn, bạn sao góp được tiền để kết hôn; không nuôi con, bạn cũng không góp được tiền để nuôi con – bạn thậm chí là không thể kiếm được nhiều tiền như thế – rất nhiều người không muốn kết hôn, chính là bởi vì không muốn gánh vác phần áp lực này.
Mặt khác, không có áp lực nuôi dưỡng gia đình, bạn có thể tận hưởng cuộc sống, thoải mái chi tiêu rồi:
Điện thoại mới ra, mua.
Giày thể thao phiên bản giới hạn, mua.
Card đồ họa hàng đầu, mua.
Yves Saint Lauren ra mẫu son mới, mua cả bộ đủ màu.
Mua mua mua, những năm này, chỉ cần bạn có tiền, là không sợ không có chỗ tiêu – đặc biệt với những người vì không muốn bị giảm chất lượng cuộc sống mà cự tuyệt hôn nhân – không có ngọn thì không có nguồn, càng đừng nói đến việc vốn không dốc sức gặt hái tích lũy, buông thả tiêu pha, tiền vốn dể dành lại không thể để dành, đời này đều không để dành nổi tiền.
Có người nói họ sống là cho hiện tại, hiểu rằng kết hôn và sinh con có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tại.
Điều này thì mỗi người một một suy nghĩ riêng đi, bởi vì bản thân tôi không chống cự việc kết hôn lập gia đình, vậy nên cho dù Thượng Đế có dự đoán rằng năm 40 tuổi tôi sẽ ngỏm củ tỏi, hoàn toàn không cần dưỡng già, thì tôi vẫn sẽ ôm chặt lấy việc kết hôn và sinh con – đây là cách sống mà tôi muốn, cuộc sống mà tôi thích.
Ầy, hay là thôi đi, nếu như tôi đã xác định là 40 tuổi sẽ chết, vậy thì tôi chắc là sẽ không nhẫn tâm cưới người mà tôi yêu nhất đâu…
Tóm lại, bản thân tôi hay tuyệt đại đa số người bình thường mà nói, kết hôn sinh con không phải vì tuổi gia hão huyền, mà là vì mong muốn của hiện tại. Kết hôn sinh con cho dù ồn ào phiền não, nhưng kỳ thực cũng vô cùng ý nghĩa, tất cả muộn phiền khổ não đều đi cùng với niềm vui, đến cuối cùng đúc nên thành hạnh phúc.
Tôi trước giờ không khuyên nhủ những người cự tuyệt hôn nhân gia đình, bởi vì dưỡng già mà miễn cưỡng cầu toàn – mong muốn một hôn nhân hạnh phúc, cần phải có vận khí và năng lực. Cho nên tôi tin có những người thật sự không thích hợp với cuộc sống hôn nhân, giống như không thích lái xe, không thích giao tiếp, không cần phải miễn cưỡng làm khó bản thân.
Tôi chỉ muốn nhận mạnh, cuộc sống độc thân về già khó khăn hơn so với tưởng tượng của bạn rất nhiều, nên sớm suy nghĩ đi thôi.