Thông qua câu trả lời này, tôi muốn giới thiệu thêm cho mọi người biết về ứng dụng vô cùng rộng của Tâm lý học tội phạm trong việc điều tra, phá án và đồng thời cũng hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn rộng rãi hơn về ngành học này.
Từ gốc rễ mà nói, phạm tội là một loại hành vi vô cùng phức tạp, đại đa số hành vi phạm tội đều phát sinh dưới sự chi phối của tâm lý phạm tội.
Ấn tượng của mọi người dành cho ngành Tâm lý học tội phạm thường là ở đâu ở đâu xảy ra vụ án nào, một nhân vật lợi hại nào đó vừa nghe liền có thể nói ra hàng loạt đặc trưng (bao gồm tuổi tác này, nghề nghiệp này, tính cách, v.v..) của kẻ phạm tội.
Thực ra đó quả thật là một phần trong Tâm lý học tội phạm, gọi là Kỹ thuật phác họa chân dung tâm lý tội phạm, nhưng đó chỉ là một phần trong ứng dụng của Tâm lý học tội phạm, không phải là tất cả.
Nói tóm lại, trong hoạt động điều tra hình sự trong thực tế, Tâm lý học tội phạm có những tác dụng cơ bản như sau:
– Trợ giúp cảnh sát điều tra, phá án.
– Chiến tranh tâm lý*, kỹ thuật phát hiện nói dối trong việc thẩm vấn.
– Chiến tranh tâm lý với kẻ phạm tôi khi bắt cóc con tin.
– Điều tra hành vi phạm tội chịu chi phối bởi tâm lý dị thường.
Chiến tranh tâm lý là các hoạt động phá hoại tâm lý của đối phương. Chiến tranh tâm lý là các thủ đoạn của đấu tranh tư tưởng hay được gọi là “tâm lý chiến”.
I, Trợ giúp trong việc điều tra và phá án:
Lấy vài ví dụ:
Vụ án thứ nhất: Vụ án người vợ qua đời.
Cuối tháng 5 năm 2006, trước cửa một xí nghiệp tư doanh nào đó ở Tứ Xuyên xuất hiện một vị khách họ Liêu (31 tuổi) không mời mà đến, họ Liêu đứng trước cửa xí nghiệp làm ầm làm ĩ, nói rằng người vợ của mình (họ Lý, 29 tuổi) ngày hôm trước có tới công ty này, hơn nữa còn xảy ra xung đột, động tay động chân với người trong công ty, sau khi trở về nhà thì cả người cảm thấy khó chịu, sang ngày hôm sau thì đã qua đời. Họ Liêu nhất quyết muốn gặp giám đốc của công ty, yêu cầu được bồi thường thỏa đáng.
Sau khi cảnh sát tới công ty, phát hiện ra rằng lúc Liêu nhắc đến người vợ quá cố của mình thì không hề xuất hiện cảm xúc buồn đau và phẫn nộ, thêm nữa là khi nhìn thấy cảnh sát thì có hơi hoảng hốt. Phía bên cảnh sát liền áp dụng phương pháp hỏi nhanh hỏi Liêu rất nhiều vấn đề liên quan tới người vợ đã mất của mình, đồng thời ghi chép lại tất cả quá trình thẩm vấn đó. Kết quả là phát hiện ra rất nhiều thông tin bị mâu thuẫn với nhau, phía bên cảnh sát ngay lập tức truy hỏi lập lượt tất cả những thông tin bị mâu thuẫn. Liêu ngay lập tức sửa lời khai lại thành trước đây Lý có tiền sử mắc bệnh động kinh, có khả năng là chết do lên cơn động kinh, phía cảnh sát nghi ngờ lời khai này, lập tức tiến hành khám nghiệm tử thi, cuối cùng xác nhận người bị hại qua đời do ngạt thở cơ học.
Thấy lời nói dối của mình đã bị vạch trần, Liêu chỉ đành thừa nhận rằng nửa đêm hôm qua hắn nhân lúc Lý đã ngủ say bịt mũi miệng cô đến chết, định giá họa lên công ty này để lừa tiền bồi thường.
Nhất định có nhiều người sẽ hỏi rằng vụ án này có liên quan gì tới Tâm lý học tội phạm?
Nếu đứng từ góc độ tâm lý học tội phạm có thể thấy rằng trong quá trình điều tra vụ án này, việc quan sát tỉ mỉ biểu cảm trên khuôn mặt và ngôn ngữ của kẻ tình nghi đã trở thành điểm mấu chốt để phá án.
Trước tiên, cảnh sát đã nhận thấy tâm lý của Liêu có gì đó không giống với tâm lý của một người bình thường sau khi vợ mất, vì vậy bắt đầu nghi ngờ Liêu đang nói dối, sau đó áp dụng phương pháp hỏi nhanh – lợi dụng đặc trưng của não khi phải bịa ra những lời nói dối tạm thời thì những lời nói dối này không thể trở thành những ký ức sâu sắc, nhiều lần sử dụng phương pháp thăm dò để thẩm vấn như vậy sẽ ép Liêu để lộ ra sơ hở.
Vụ án thứ hai: Vụ án xác chết nữ ở sườn núi.
Ở huyện Đức Thanh, Chiết Giang từng xảy ra một vụ án như vậy, bên cảnh sát phát hiện ra một thi thể nữ ở sườn một ngọn núi ở ngoại ô, xác nhận thân phận người bị hại là một người họ Lưu (giấu tên, 24 tuổi), là người ở tỉnh khác tới đây làm việc. Phía cảnh sát xác nhận thời gian thử vong là hai ngày trước khi phát hiện ra thi thể, nhưng bởi vì trời mưa thế nên dấu vết ở hiện trường bị phá hoại nghiêm trọng, việc điều tra vụ án đã gặp phải một trở ngại nhất định, cảnh sát chỉ có thể dựa theo tình hình bùn đất xung quanh hiện trường để phán đoán rằng nơi này là hiện trường gây án đầu tiên, nguyên nhân là bởi vì ở nơi phát hiện thi thể có dấu vết người bị hại giãy giụa dữ dội.
Nhưng cảnh sát lại ngay lập tức xác định một suy luận mới, bọn họ cân nhắc tới vấn đề bên dưới:
—— Một người con gái không phải người bản địa, vì sao lại phải chạy tới một ngọn núi vô cùng hẻo lánh này?
Cảnh sát đứng từ góc độ tâm lý học để phán đoán, lý do khiến người bị hại dám tới một nơi hẻo lánh hoang vắng như vậy rất có khả năng là do đi cùng với người mình thân quen, rất tin tưởng.
Kết hợp với suy đoán dấu vết tâm lý*, phía cảnh sát phán đoán rằng vụ án này là do người quen gây án, liền bắt đầu điều tra từ bạn trai của người bị hại, ngay lập tức sau đó đã phá được án. Bạn trai họ Vương của người bị hại cùng đi với người bị hại tới núi để “tâm sự tình yêu” với nhau, sau đó thì Vương đột nhiên muốn phát sinh quan hệ tình dục với người bị hại nhưng lại bị từ chối, dưới cơn nóng giận không thể kiềm chế đã bóp chết người bị hại.
(*) Dấu vết tâm lý là chỉ những hoạt động tâm lý của kẻ phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội và trước và sau khi thực hiện hành vi phạm tội (theo Wiki). Để dễ hiểu hơn thì mọi người đọc thêm những ví dụ bên dưới.
(Người dịch: Vậy mới nói các bạn nữ phải tự biết bảo vệ bản thân mình, chọn người yêu cho cẩn thận, không đi tới mấy cái nơi khỉ ho cò gáy để chim chuột gì nhé. Còn các bạn trai thì phải biết bảo vệ người mình yêu thương, đối xử với phụ nữ phải dịu dàng, đừng có trung tình lên não nha.)
Vụ án thứ ba: Vụ án cụ già sống một mình bị sát hại.
Ở một vùng nông thôn ở Hà Bắc từng xảy ra một vụ án, một cụ già họ Trương (58 tuổi, nam) sống một mình được người dân trong thôn phát hiện chết trong phòng ngủ của mình, nguyên nhân tử vong là do bị một hung khí cùn đập vào đầu gây ra vỡ xương sọ (còn gọi là vỡ hộp sọ) mà chết.
Ở hiện trường ngoại trừ vết máu bắn tung tóe ra thì gần như không có dấu vết nào khác, nhưng pháp y phát hiện ra trong dạ dày của ông cụ có sủi cảo, trong nhà bếp cũng phát hiện ra rất nhiều nhân bánh sủi cảo còn thừa.
Bình thường mà nói, những cụ già sống một mình thường sẽ không tốn công tốn sức tự gói sủi cảo ăn, gói sủi cảo chắc chắn là vì tiếp đãi một người quan trọng nào đó. Thông qua điều tra phía họ hàng thân thích, cảnh sát phát hiện ông cụ ngày hôm đó không ăn cơm cùng với người nhà mà là tới nhà một người anh em nọ nào đó, nhưng trước khi ăn cơm thì lại nói mình có việc bận nên về nhà trước.
Dựa theo dấu vết tâm lý, cảnh sát suy đoán ông cụ này ngày hôm đó nhất định là một “cuộc hẹn” nên về nhà tự tay gói sủi cảo.
Thế là, mở rộng đối tượng điều tra tới người tình của ông cụ.
Cuối cùng, cảnh sát điều tra ra con trai của người tình có hiềm nghi rất lớn, thông qua thẩm vấn có thể thấy con trai của người tình rất phản cảm với việc mẹ mình qua lại với ông Trương, buổi tối hôm đó thấy mẹ mình chưa về nhà liền chạy tới nhà ông Trương, sau khi phát hiện mẹ mình và ông Trương đang nằm ngủ cùng nhau liền trong cơn tức giận giết chết ông Trương.
Theo như bình thường, điều tra vụ án thời nay thường chia chứng cứ ở hiện trường ra làm hai loại:
Loại thứ nhất: Dấu vết vật chất (material trace).
Loại thứ hai: Dấu vết tâm lý (psychological trace).
Dấu vết vật chất là bao gồm rất nhiều vật chứng mà mắt thường có thể nhìn thấy được cùng với những vật chứng vi lượng*, v.v..
Dấu vết tâm lý không thể nào trực tiếp nhìn thấy được nhưng đó là những dấu vết phản ánh ra khi xảy ra hoạt động phạm tội, dấu vết tâm lý phạm tội là kết quả thể hiện ra ngoài của tâm lý của tội phạm khi phạm tội.
Giống như vụ án Sườn núi bên trên, chính là vận dụng dấu vết tâm lý để suy luận ra việc người bị hại và tội phạm rất có khả năng là người quen của nhau để phá án, còn vụ án Người già sống một mình lại là thông qua việc tổng hợp những dấu vết để suy luận ra được xu hướng tâm lý của người bị hại, từ đó đưa ra được phương hướng điều tra đúng đắn nhất.
II, Vận dụng trong việc thẩm vấn, phát hiện nói dối và những vụ án bắt cóc con tin.
Kỹ thuật phát hiện nói dối đã rất phát triển ở các quốc gia khác, tuy nhiên ở Trung Quốc mới chỉ bắt đầu sử dụng kỹ thuật này. Điều quan trọng nhất trong việc phát hiện nói dối đó là phải nắm rõ những dấu hiệu tâm lý được biểu hiện ra ngoài thành hành vi của tội phạm. Độ chính xác của kỹ thuật này liên quan mật thiết với trình độ đặt câu hỏi phát hiện nói dối của người sử dụng nó, việc thiết lập những câu hỏi cùng với hạng mục cụ thể của phát hiện nói dối lại chính là nơi để ngành Tâm lý học tội phạm phát huy tác dụng của mình.
Đối với những vụ án bắt cóc con tin, việc đối thoại tâm lý với tội phạm lại càng thêm quan trọng, đây là chuyện quan trọng liên quan tới mạng người.
Vụ án ví dụ: Vụ án con tin người Trường Xuân gặp nạn.
Khoảng 7 giờ 40 sáng ngày 7 tháng 7 năm 2004, trên đường Bắc An, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, một tài xế taxi phát hiện ra trong một chiếc xe Bora màu đỏ có một người phụ nữ đang bị một tên cướp dùng dao để uy hiếp, tài xế taxi ngay lập tức gọi điện báo cảnh sát, đồng thời dùng xe của mình để cản chiếc xe Bora ngay trên đường.
Khi đó tên cướp chủ yếu là cần tiền, mục đích của hắn là cướp tiền, bắt cóc con tin.
Sau khi xảy ra chuyện, 110 ngay lập tức điều động cảnh sát tới để khống chế hiện trường. Trong quá trình đàm phán, phương pháp giải quyết của cảnh sát không thích đáng, trong khoảnh khắc cuối cùng, động mạch cổ và khí quản của con tin đã bị tên cướp cắt đứt, cảnh sát ngay lập tức nổ súng bắn chết tên cướp.
11 giờ sáng cùng ngày, tại Bệnh viện trung tâm Trường Xuân, vết thương của người bị hại quá nghiêm trọng, tuy rằng bác sĩ đã hết mình cứu chữa nhưng đã không may qua đời.
Bi kịch con tin và kẻ bắt cóc song song qua đời là kết quả của quá trình đàm phán thất bại, cũng là hậu quả của việc không hiểu rõ tâm lý của tội phạm. Một sự việc tương tự như vậy đã từng xảy ra ở Lan Châu, là vụ án uy hiếp con tin cùng vào trong phòng, phía cảnh sát không màng tới hoạt động tâm lý của kẻ phạm tội, trực tiếp vác loa gào thét uy hiếp tội phạm, dẫn đến kết cục con tin và kẻ bắt cóc cùng qua đời.
Giống như chuyên gia đàm phán Cao Phong của Trung Quốc từng nói, điều quan trọng nhất cần đạt được trong loại vụ án như vậy đó là [Tiến hành khống chế được tâm lý phạm tội của kẻ bắt cóc], chứ không phải là ỷ vào việc bên mình có nhiều người mà đòi đàm phán khống chế được kẻ bắt cóc.
III, Điều tra hành vi phạm tội chịu sự chi phối của tâm lý dị thường:
1, Thông qua việc nắm rõ nhân cách và đặc trưng của tội phạm mà hắn đã thể hiện ra ngoài bằng hành động và chứng cứ để xác định được kẻ phạm tội.
2, Sử dụng những mánh khóe cũ đã biết của tội phạm và tính tiếp diễn của bộ phận tội phạm làm cơ sở để giải quyết vụ án.
Rất nhiều hành vi phạm tội dưới sự chi phối của tâm lý biến thái rõ ràng đều tuân theo một quy luật thường thấy, hơn nữa động cơ thì gây án thì vô cùng dị thường, đây có thể thành điểm đột phá trong quá trình điều tra vụ án.
Vụ án ví dụ: Vụ án cụ già nuôi bò bị giết hại:
Vào đầu thế kỷ 21, ở một thôn trang nhỏ hẻo lánh vùng núi Châu tỉnh Chiết Giang từng xảy ra một vụ án tâm lý biến thái vô cùng kinh điển.
Thôn này có một khu nuôi thả bò, do một cụ già họ Tôn trông coi, nhưng cụ già Tôn lại bị phát hiện chết trước cửa khu nuôi thả bò, nguyên nhân tử vong là do bị một vật nặng như đá đập liên tiếp vào đầu dẫn đến vỡ hộp sọ mà chết.
Phía cảnh sát điều tra họ hàng thân thích, kẻ thù và những người có liên quan tới cụ già gần một tháng trời mà lại không hề có thu hoạch gì, ngay lúc này có một nhân viên điều tra đề cập đến vấn đề liệu có phải là một tên giết người bị tâm lý biến thái chi phối hay không, chuyển phương hướng điều tra thành kẻ phạm tội này gặp chướng ngại tâm lý về mặt tình dục, có sở thích quan hệ tình dục với bò, kết quả thì bị cụ già Tôn phát hiện, nhìn thấy chuyện xấu hổ mình làm sắp bị bại lộ thì giết cụ Tôn để diệt khẩu?
Phía cảnh sát như vớ được cọng rơm cứu mạng, cân nhắc tới việc loại tội phạm này cách một thời gian sẽ không nhịn được mà gây án lần nữa, thế là liền bố trí người theo dõi gần xung quanh khu vực nuôi thả bò, cuối cùng trong một đêm nào đó, kẻ tình nghi phạm tội họ Trâu đã bị bắt.
Ở hiện trường những vụ án tương tự do tội phạm biến thái như vậy gây ra, bởi vì động cơ gây án đều khá dị thường, vì vậy mà hành vi phạm tội cũng trở nên phức tạp hơn, sẽ xuất hiện nhiều dấu vết tâm lý biến thái riêng biệt, phải nắm bắt được những dấu vết này và lợi dụng nó thì mới trở thành điểm đột phá để giải quyết vụ án.
______________
Người dịch: Bởi vì mình không phải là người trong ngành này nên có thể sẽ có xuất hiện sai sót trong bài dịch, hy vọng mọi người có thể đóng góp để mình hoàn thiện bài dịch