Đừng có nói “thích sách mà mỗi tội lười đọc”

Đừng có nói “thích sách mà mỗi tội lười đọc”

 thưa các đồng đọc nhé! Bài này rất hay, mỗi tội không may là ko dành cho người lười đọc

𝙰𝚕𝚋𝚎𝚛𝚝 𝙴𝚒𝚗𝚜𝚝𝚎𝚒𝚗 𝚝𝚞̛̀𝚗𝚐 𝚗𝚘́𝚒: “𝙲𝚑𝚒̉ 𝚌𝚘́ 𝚑𝚊𝚒 đ𝚒𝚎̂̀𝚞 𝚕𝚊̀ 𝚟𝚘̂ 𝚑𝚊̣𝚗: 𝚟𝚞̃ 𝚝𝚛𝚞̣ 𝚟𝚊̀ 𝚜𝚞̛̣ 𝚗𝚐𝚞 𝚡𝚞𝚊̂̉𝚗 𝚌𝚞̉𝚊 𝚌𝚘𝚗 𝚗𝚐𝚞̛𝚘̛̀𝚒, 𝚟𝚊̀ 𝚝𝚘̂𝚒 𝚔𝚑𝚘̂𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚊̆́𝚌 𝚕𝚊̆́𝚖 𝚟𝚎̂̀ đ𝚒𝚎̂̀𝚞 đ𝚊̂̀𝚞 𝚝𝚒𝚎̂𝚗”

Ngày 27/3/2017, Uỷ ban Giải trừ Vũ khí và An ninh Quốc tế thuộc Liên hợp quốc tổ chức đàm phán nhằm xây dựng một lệnh cấm vũ khí hạt nhân có tính ràng buộc pháp lý.

Hơn 100 quốc gia ủng hộ và gần 40 quốc gia tẩy chay.

Điều đáng nói là trong 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, bốn nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga bỏ phiếu chống, Trung Quốc bỏ phiếu trắng?

Một số quốc gia trong số các nước phản đối ấy đang tìm đủ cách đe nẹt, cấm vận không cho nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân, đấy là công bằng hay cái lý của kẻ mạnh?

Truyền thông quốc tế đưa tin, năm 2018 Nga sẽ đưa vào sản xuất tên lửa chiến lược RS-28 Sarmat, tên lửa này có thể mang 16 đầu đạn hạt nhân. 

Tiến sĩ Paul Craig Roberts, cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính về chính sách kinh tế (thời Tổng thống Ronald  Reagan, Hoa Kỳ), cho rằng chỉ cần một quả tên lửa thế hệ mới (của Nga) đủ sức mạnh “quét sạch 3/4 bang New York hàng nghìn năm”.

Thông tin tổng hợp trên truyền thông quốc tế (chưa được kiểm chứng) cho thấy số đơn vị vũ khí hạt nhân của một số nước như sau: Mỹ – 7.650;  Nga – 8.420; Anh – 225; Pháp – 300; Trung Quốc – 240; Ấn Độ – 80-100; Pakistan – 90-110;… [1]

Chỉ cần một lượng nhỏ vũ khí hạt nhân mà một số quốc gia sở hữu cũng đủ san phẳng toàn bộ địa cầu, vì sao người ta không muốn xóa bỏ chúng?

Họ sở hữu vũ khi hủy diệt để răn đe ai và bảo vệ ai?

Bảo vệ nhân loại hay bảo vệ bản thân họ?

Kênh truyền hình Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Channel) có một serie phim giải trí mang tựa đề “Science of Stupid” – “Khoa học của sự ngu ngốc”.

Khoa học mang đến cho nhân loại kiến thức về tự nhiên, xã hội nhưng chính khoa học cũng tạo ra những thứ có thể hủy diệt loài người. 

Người phương Tây không ngại khi sử dụng cụm từ “ngu ngốc” hay “ngu xuẩn” (stupid) khi nói đến hành vi của con người, người phương Đông – trong đó có Việt Nam – thường ngại sử dụng cụm từ này, đặc biệt là trong các văn bản chính luận. 

Có một sự khác biệt trong văn hóa nói của người phương Tây, chúng ta thấy họ không có câu văng tục như người Việt. Bởi vậy nên dù không muốn có sự tồn tại của kiểu loại ngôn ngữ ấy song thực tế vẫn có và nét khác biệt về mức độ giữa hai bên là rõ rệt.

Thiên tài khoa học Albert Einstein từng nói: “Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên” (Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I’m not sure about the universe).

Einstein không dám chắc vũ trụ có vô hạn hay không nhưng ông tin chắc rằng sự ngu xuẩn của con người là không có giới hạn. 

Thiên tài khoa học Albert Einstein. (Ảnh: Wikipedia)

Trong bài này, người viết sử dụng từ “ngu” hiểu theo nghĩa tổng quát của Einstein chứ không phải theo kiểu miệt thị.

Mặc dù có thể thay thế bằng các cụm từ nhẹ nhàng hơn như “ngốc nghếch” hoặc “thiểu năng trí tuệ” song người viết không muốn thay đổi từ ngữ mà Einstein đã dùng.

Thomas Alva Edison là một nhà phát minh vĩ đại, trong suốt cuộc đời mình, ông được cấp 1093 bằng sáng chế, câu nói nổi tiếng của Thomas Alva Edison là: “trong thành công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú”.

Câu nói của T.A. Edison đã trở thành nguồn cảm hứng cho John C. Maxwell viết cuốn sách “1% & 99% – Tài năng, mồ hôi và nước mắt”.

Tuy chỉ 1% là do tạo hóa ban cho, song thiếu 1% này nhân loại không có các nhà khoa học Galile, Edison, Einstein…, các nhà văn Victor Hugo, William Shakespeare, M. Solokhop…, họa sĩ Levitan, triết gia Khổng Tử,…

Có học trò dốt không, đau lòng mà nói là có! (Nhưng đó là là số ít – người bẩm sinh mang khiếm khuyết về nhận thức mà thôi!)

Nói thế để thấy, dù câu nói của Edison là rất nhân văn, dù các nhà giáo dục có khẳng định không có “gen thông minh” thì cũng không thể phủ nhận 1% mà tạo hóa ban tặng chính là chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, để con người có thể nhìn vũ trụ bằng đôi mắt trần tục của mình.

Gần đây có một số bàn luận về sự thông minh và dốt nát của học trò. Có ý kiến khẳng định không có “gen thông minh” và cũng có ý kiến cho rằng “có học sinh giỏi và cũng có học sinh dốt”.

Suy cho cùng, những người giỏi, kể cả thiên tài, vẫn có lúc “dốt” và ngược lại.

Nhà bác học vĩ đại Issac Newton, nuôi chó và mèo trong phòng thí nghiệm, để chúng có thể tự do ra vào phòng mà không phải đứng dậy, ông đục hai cái lỗ ở cánh cửa. 

Có người hỏi ông vì sao phải đục hai lỗ, Newton giải thích “lỗ to cho chó và lỗ nhỏ cho mèo”?

Từ khi thoát khỏi cuộc sống bầy đàn hoang dã, con người luôn mang trong mình những nghịch lý, vừa thông minh, vừa ngu xuẩn.

Phải chăng đó chính là quy luật của vũ trụ, bất kỳ hiện tượng nào cũng bao gồm trong nó các mặt đối lập?

Loài người luôn song hành cùng thời gian, luôn cảm nhận được thời gian nhưng lại chẳng bao giờ nhìn thấy nó dù không ít người cố gắng mô tả “màu thời gian”. 

Có học trò dốt không?

Không khí là thứ vô cùng quý báu, thiếu nó chỉ vài phút nhân loại sẽ bị diệt vong nhưng chưa thấy một kẻ “điên khùng” nào gây chiến với láng giềng để tranh giành không khí. 

Hàng ngày hít không khí vào phổi nhưng chính con người lại luôn vấy bẩn không khí và không bao giờ quý trọng nguồn tài nguyên không hề vô tận này, phải chăng vì không mất tiền mua?

Vào thời điểm Einstein đưa ra câu nói, có lẽ ông chưa hình dung thật cụ thể điều mà ông khẳng định về “sự ngu xuẩn không có giới hạn” của con người.

Câu nói của ông chỉ mới đề cập đến cái gọi là “ngu tổng thể” có tính bao trùm chứ chưa diễn giải hết những “ngu cụ thể” của nhân loại. 

Trong kho tàng vô hạn của sự “ngu”, đứng ở vị trí cao nhất có lẽ là “Tam Thượng Ngu” sau:

Thứ nhất: tự phá hủy môi trường sống của chính mình;

Thứ hai: tự biến mình thành nô lệ cho công cụ;

Thứ ba: di truyền tập nhiễm các thói xấu cho thế hệ sau.

Trong số các loài động vật trên trái đất, chỉ duy nhất con người là phá hủy môi trường sống quanh mình, phá hủy chính những thứ nuôi sống mình. 

Một phần khá lớn những mảnh đất màu mỡ nhất bề mặt địa cầu bị biến thành đô thị, đường giao thông, ở đó động thực vật nếu có chỉ để làm cảnh, con người gần như là sinh vật duy nhất. 

Tài nguyên rừng, biển và trong lòng đất bị khai thác cạn kiệt, tầng ôzôn bị phá hủy, băng tan vùng cực, bão lụt hoành hành chính là hậu quả biến đổi khí hậu do con người gây ra. 

Tư tưởng tận thu tài nguyên thiên nhiên tuy bị các nhà khoa học lên án song dường như chưa phải là quan tâm hàng đầu của số lớn chính khách.

Mối quan tâm của đa số lãnh đạo – trừ một số được xếp vào hạng bù nhìn – là làm sao cho dân tộc mình “sướng” hơn dân tộc khác, nước mình mạnh hơn nước khác. 

Nhìn lên bầu trời, con người mơ ước mình có thể bay như chim.

Đi tắm biển, con người mơ ước mình có thể bơi như cá.

Đói khát, con người mơ ước mình có thể tổng hợp năng lượng từ đất, nước và ánh sáng như các loài thực vật. 

Mơ ước như thế nhưng con người đã bao giờ nghĩ cách tự biến đổi bản thân mình hay chỉ nghĩ cách làm ra máy bay, tàu ngầm, bắt gia súc phải lớn nhanh, đẻ nhiều, bắt cây cối phải ra quả trái mùa, hễ nóng là tìm máy điều hòa, lạnh là tìm áo ấm?

Thiên tài công nghệ Elon Musk đã nghiên cứu thành công việc cấy chíp vào não người giúp ích cho Y học hiện đại.

Vậy một tương lai không xa, những con người có bộ nào nửa người nửa robot ấy cộng với lòng tham được hun tập qua nhiều thế hệ, có thể chấp nhận sự chậm chạp hay kém hiệu quả của đa phần người lao động không?? Hoặc người thường phải tìm cách Robot hoá hiệu quả công việc (rồi dẫn đến áp lực tự tử nhiều hơn như người Nhật Bản?) 

Có khi nào trí thông minh từ sự kết hợp ấy nó vượt ngoài tầm kiểm soát của cả người làm ra nó? Đó là một câu hỏi lớn của tương lai??

Thực tế, có học sinh giỏi và cũng có học sinh dốt

Tạo hóa ban cho con người khả năng “thần giao cách cảm” nhưng con người chưa bao giờ khai thác được khả năng này.

Thay vì giao tiếp từ não đến não bởi “sóng sinh học” người ta sử dụng Internet, điện thoại thông minh… 

Người ta không ngớt đổ lỗi cho sự tiến hóa chưa đạt đến mức con người có thể truyền đạt tư tưởng trực tiếp qua không gian dù không tít trường hợp người ta nhận thấy khả năng này là một thực tế không thể phủ nhận.

Loài người đang tự biến mình thành nô lệ cho những công cụ vô tri vô giác mà mình tạo ra, thiếu chúng là cảm thấy bất lực, cảm thấy yếu ớt hơn thú hoang, thậm chí không biết sống thế nào giữa thiên nhiên hoang dã. 

Không ít nhà khoa học, nhà làm phim, nhà văn viết truyện viễn tưởng đã hình dung một ngày nào đó, nền văn minh nhân loại sẽ trở thành nền văn minh rôbôt? 

Từ nhà ga đến bệnh viện, trường học…, rôbôt sẽ làm mọi công việc từ nặng nhọc đến tinh tế và con người chân tay sẽ teo đi, đầu to ra, chỉ có bộ óc là phát triển. 

Thầy giáo sẽ được thay thế bởi Robot?

Liệu có xảy ra viễn cảnh đến một lúc nào đó bộ não của con người được lắp vào rôbôt và con người kết thúc sứ mạng lịch sử trên hành tinh này?

Loài vật khi ăn no là nghỉ ngơi, nô đùa, đến như loài chim còn “một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”, trong khi loài người thì hoàn toàn ngược lại. 

Tài sản có hàng tỷ đô la vẫn tìm cách có thêm nhiều nữa, ngồi ngôi cao chót vót vẫn muốn có thêm quyền lực, muốn độc bá thiên hạ.

Không ít cá nhân chuyên nhắc lại lời người khác, đọc thứ người khác viết sẵn bỗng chốc thấy mình thành vĩ nhân, thành thầy của thiên hạ. 

Thứ “văn hóa nhai lại” ấy dù “ngu” nhưng vẫn được tung hô, vẫn được một số người ngưỡng mộ. Không hẳn là người ta không biết cái sự “ngu” của mình nhưng người ta vẫn yên tâm vì họ cho rằng người khác còn “ngu” hơn mình.

Chính loài người – chứ không phải thế lực siêu nhiên hay ngoài hành tinh – được thúc đẩy bởi lòng tham đã tạo nên các cuộc chiến tranh thế giới, đang tàng trữ vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt cả trái đất. 

Tính đố kỵ, lòng ghen ghét, thói bủn xỉn,… chỉ có ở xã hội loài người, nó không do tự nhiên sinh ra, nó là con đẻ của quá trình tiến hóa đưa con người từ nền “văn minh hoang dã” đến nền “văn minh ngu xuẩn”.

Lòng tham chính là điều ngu thứ ba mà con người tự tròng vào cổ mình trong quá trình tiến hóa chứ không phải do tự nhiên mang lại.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bắt đầu từ gia đình, không có gen thông minh

Thói tham lam tích lũy từ đời này sang đời khác, được tập nhiễm qua nhiều thế hệ khiến cho “tham ngu” càng ngày càng trầm trọng. 

Từ chỗ chủ yếu tham vật chất như tiền bạc, ôtô, bất động sản,… người ta chuyển sang tham các thứ phi vật chất như danh hiệu anh hùng, học hàm, học vị… 

Ngày nay, không ít người có địa vị còn “tham con”, ấy là kiếm bồ nhí trẻ trung, xinh đẹp để thêm vài đứa “chống gậy” dù phải dấm dúi để chúng mang họ mẹ và dẫu có nằm xuống chúng cũng chẳng đến nhà “xin khăn”. 

Trong khôn có ngu, trong ngu có khôn nhưng nhìn chung, ngu nhiều hơn khôn. Chính vì ngu nhiều hơn khôn nên 62 người giàu nhất thế giới mới có số tài sản bằng 50% tài sản nhân loại – tức là hơn 3,5 tỷ người còn lại.

Có ý kiến cho rằng, con người vượt qua được khổ đau, đói nghèo nhờ vào hy vọng, nhờ vào niềm tin về một tương lai tươi sáng.

Thực ra con người không bao giờ lường hết được những bất trắc có thể xảy ra, chính vì không biết lúc nào động đất, sóng thần, núi lửa phun trào nên con người mới có thể yên ổn sống vào hôm nay.

Bao nhiêu người – cả giàu lẫn nghèo – xây boongke trú ẩn chỉ vì một dự báo ngày tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012? 

Và phải chăng, để con cháu có thể yên ổn sống, tổ tiên người Việt đã nhận ra điều đó khi tự an ủi, rằng “thánh nhân đãi khù khờ”?

𝐇𝐚̃𝐲 𝐭𝐮̛̣ đ𝐚̣̆𝐭 𝐜𝐚̂𝐮 𝐡𝐨̉𝐢: 𝐊𝐡𝐢 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢̀𝐦 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐓𝐢𝐞̂́𝐧 𝐡𝐨𝐚́ 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐯𝐚̆𝐧 𝐦𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐚̣𝐢 – 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐜𝐚𝐨 𝐦𝐚̀ 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐱𝐚 𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐚́𝐢 [𝐍𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐫𝐢 𝐬𝐨̛ – 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐛𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧] (𝐠𝐨̂́𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐥𝐨𝐚̣𝐢) 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐥𝐨𝐚̀𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐯𝐨𝐧𝐠???

Loài người đã “ngu hết cỡ” chưa? câu trả lời đã được Einstein khẳng định như vậy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *