VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI THÀ LƯƠNG THÁNG 17-20 TRIỆU, CHEN CHÚC TRONG TÀU ĐIỆN ĐỂ ĐI LÀM, KHÔNG DƯ ĐƯỢC MẤY ĐỒNG CŨNG VẪN MUỐN Ở LẠI THÀNH PHỐ LỚN SINH SỐNG?

Nói thật đi.

Vì sao chứ?

Vì có thể trốn tránh.

Cái lợi của thành phố lớn, đó là nó lớn.

Lớn có nghĩa là chẳng ai quan tâm, để ý đến bạn.

Học lực của bạn bình thường, công việc bình thường, gia cảnh bình thường.

Chẳng sao, trong thành phố này có vô số người giống bạn.

Bạn tăng ca, bạn mệt mỏi, bạn không có tôn nghiêm.

Chẳng sao, trong thành phố này có vô số người giống bạn.

Bạn không mua được nhà, không mua được xe.

Chẳng sao, trong thành phố này có vô số người giống bạn.

Bạn không kiếm được người yêu.

Chẳng sao, trong thành phố này ở đâu chẳng có cẩu độc thân không tìm được người yêu.

Mà những cái này có thể chẳng có ở quê bạn.

Nhiều người thấy ở thành phố lớn áp lực rất lớn, đúng thế.

Nhưng kiểu áp lúc đó là áp lực của tất cả mọi người.

Là áp lực của chung thì không được tính là áp lực.

Trời ạ, chẳng lo ít chỉ lo chia không đều.

Cùng so sánh thì, chỉ với cá nhân mà nói, nếu bạn không có năng lực vượt trội trong thành phố nhỏ, thì áp lực ở thành phố nhỏ sẽ lớn hơn nhiều.

Phần lớn những người làm việc ở thành phố lớn. Đặc biệt là những người có mức lương 17-20 triệu, chen chúc đi làm trên tàu điện như bạn nói. Đối với nhóm người này, thực ra họ không có quyền lựa chọn làm đầu gà hay đuôi phượng.

Đối với họ thì dù có ở quê thì tám chín phần mười cũng chỉ là làm đuôi gà mà thôi.

Trong câu hỏi trên zhihu sao lại rời bỏ quê hương, mọi người đều chỉ trích nào là bám váy, quan hệ, phong kiến, lạc hậu ở quê.

Nhưng bao nhiêu người có những cái này mà lại bỏ nó cơ chứ?

Cho nên, cho dù là ở quê thì có thể thế nào?

Bạn trơ mặt nhìn những người xung quanh bạn kết hôn.

Lúc nào bạn cũng bị ép kết hôn.

Bọn họ ai cũng có nhà có xe.

Còn bạn thì không mua nổi.

Bọn họ không làm ở cơ quan này thì là đơn vị tốt nọ.

Còn bạn thì không phải công ty nhỏ này thì công ty nhỏ kia.

Còn chưa kể áp lực từ bố mẹ, người thân các thứ ở nhà.

Loại áp lực đó lớn hơn nhiều so với áp lực bạn gánh một mình trong thành phố lớn.

Thế nên, vì sao nhiều người thà lương không cao vẫn muốn sống trong thành phố đông đúc?

Vì trốn tránh, tuy là xấu hổ nhưng quả thực rất hữu dụng.

Tôi đọc gần hết bình luận rồi, nói vài câu nhỉ.

Thứ nhất, tôi không nghĩ trốn tránh trong bài là một thuật ngữ xúc phạm. Khi bạn gặp phải một vấn đề mà nhất thời bạn chưa có cách giải quyết, trốn tránh có thể được coi là một cách bảo vệ bạn ở một mức độ nào đó.

Còn có người nói sao phải trốn ở thành phố lớn, đến thành phố loại 3, loại 4 cũng có thể.

Không, vì mọi cuộc trốn chạy, ngoại trừ cái gọi là ngoại cảnh thì cuối cũng cũng không thể trốn tránh được nội tâm của bạn.

Mà lúc này áp lực trong thành phố lớn ngược lại lại thành cái dù bảo vệ bạn.

Ở thành phố lớn không mua được một căn nhà 200-350 triệu 1 mét vuông thì bạn có thể nói không phải là vấn đề của bạn, mà là giá nhà thay đổi.

Bạn bè đồng nghiệp xung quanh đều đang cố gắng, dưới bầu không khí này bạn sẽ không cảm thấy mình là một kẻ thất bại.

Ở quê lúc không mua nổi căn nhà 17-20 triệu mà mọi người xung quanh đã bắt đầu hưởng thụ thành quả, bạn sẽ nghi ngờ chính mình.

Tất nhiên là sẽ có người nói bạn trốn tránh cũng vô dụng, phải đề cao bản thân, phải cố gắng.

Đúng, nhưng những điều này luôn đòi hỏi một quá trình.

Mọi người đều mơ ước được đứng ở giữa sân khấu, mặc dù miệng thì tự giễu mình tầm thường, mình là kẻ thất bại.

Nhưng cần phải có thời gian để thực sự chấp nhận rằng bạn là một người bình thường, thậm chí là rất bình thường.

Rất nhiều người ôm mộng ra sức làm ở thành phố lớn, mấy năm sau phát hiện ra bản thân có lẽ chẳng thể nào có chỗ đứng ở đây bèn chọn cách bỏ đi, tôi nghĩ trong lòng bọn họ chắc chắn đã từng đấu tranh một hồi.

Thứ hai, tất nhiên những gì tôi nói là ý kiến của cá nhân tôi, ý kiến của tôi hoàn toàn dựa trên hiểu biết của cá nhân tôi về vấn đề này.

____

Chú thích: cái phần nhà ở quê 17-20 triệu mình nghĩ có lẽ tác giả viết thiếu ạ :))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *