LẦM TƯỞNG RẰNG “BẢN THÂN PHẢI LUÔN LÀ MỘT NGƯỜI KHỎE MẠNH” LÀ ĐIỀU RẤT ĐAU ĐỚN

LẦM TƯỞNG RẰNG “BẢN THÂN PHẢI LUÔN LÀ MỘT NGƯỜI KHỎE MẠNH” LÀ ĐIỀU RẤT ĐAU ĐỚN
Bà Matsukawa kết hôn và chuyển tới thành phố mà bà đang sống hiện tại, sau đó bà mở quán cà phê đến nay đã được hơn 30 năm. Dù chỉ là một quán cà phê nhỏ nhưng rất được mọi người quanh đó ủng hộ, nên bà luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc này, bà rất thích liên lạc với bạn bè và rủ họ cùng đi bộ vào những ngày nghỉ, những ngày đẹp trời, bà vừa tản bộ trong thiên nhiên, vừa lặng im không nói gì, nhưng như vậy thì tinh thần lại càng sảng khoái hơn.
Nhưng gần đây, sự mỏi nhức của cơ thể ngày một tồi tệ hơn, nên bà đã phải dừng việc đi bộ lại, bà còn nghĩ công việc ở quán cà phê có lẽ cũng phải đóng cửa. Sau khi kể những sự tình ấy cho tôi, bà thở dài và nói: “Không hiểu sao tôi cảm thấy rất chán nản.” Điều ấy làm tôi thấy ấn tượng mãi.
Tôi cảm thấy mình đã phần nào hiểu được cảm xúc của bà Matsukawa. Quả thật vậy, không thể làm công việc ở quán cà phê mà bản thân coi nó như lẽ sống, không thể đi tản bộ được nữa, thực sự là rất nhàm chán. Nhưng mặt khác, cũng có điều mà tôi cảm thấy không hiểu.
Có rất nhiều người xung quanh đang cố gắng hết sức để giúp đỡ bà, chẳng hạn như con gái và bạn bè của bà, nhưng bản thân bà lại thoái lui và nói rằng “Không cần phải lo lắng đâu.” Chính vì thế, tôi đã hỏi bà chuyện đó.
“Từ bây giờ, bà sẽ không thể sống cuộc sống mà mình thích như trước kia nữa, tôi có thể hiểu được cảm giác bế tắc của bà Matsukawa. Nhưng mà, tại sao bà lại thấy có lỗi vì đã khiến những người xung quanh lo lắng cho mình chứ? Mọi người xung quanh có lẽ rất lo lắng cho bà, nhưng tôi nghĩ rằng người đau khổ nhất vẫn là bà Matsukawa, nên tôi cho rằng bà không cần phải khách sáo và ngại ngần đâu.”
Nhưng bà Matsukawa chỉ nói: “Không, tôi không muốn khiến người khác lo lắng.” Tôi liền phân tích sâu hơn: “Tôi rất xin lỗi khi đưa ra ví dụ như thế này. Nhưng nếu đảo ngược lập trường lại thì bà nghĩ như thế nào? Nếu con gái là người mắc bệnh, cảm thấy chán nản cuộc sống này, nhưng người con gái lại nghĩ rằng mẹ không cần phải lo cho mình đâu và chẳng hề nói chuyện, chia sẻ với người mẹ mà cứ chịu đựng thì sẽ thế nào đây?” Ngay lập tức, bà Matsukawa trả lời rằng: “Nếu thế, tôi nghĩ rằng nó không nên chịu đựng mà hãy nói với tôi đây. Nếu nó không muốn nói cho tôi biết, tôi sẽ còn thấy lo lắng hơn nhiều.”
Tôi liền nói: “Nếu là con gái, dù cô ấy muốn bà nói chuyện với mình, nhưng chuyện của bản thân bà Matsukawa thì bà lại không hề chia sẻ cùng cô ấy, liệu cô con gái sẽ cảm thấy thế nào đây? Có cơ hội nào để dần chịu đựng được chuyện như vậy hay không?”
Bà Matsukawa im lặng một hồi như đang suy nghĩ, rồi tiếp theo đó, bà đã nói với tôi như thế này:
“Thực ra, cha mẹ của tôi đã qua đời khi tôi còn rất nhỏ, vì chú tôi và vợ ăn nên làm ra tại Tokyo, nên nhờ có họ mà tôi đã lên được Tokyo. Nhưng vì bố mẹ và vợ chồng chú là hoàn toàn khác nhau nên tôi đã luôn sống mà không khiến họ phải lo nghĩ cho tôi.”
Lúc đầu, bà nói chuyện rất thản nhiên, bình tĩnh, nhưng cảm xúc dường như ngày một dâng trào hơn, nước mắt bà bắt đầu rơi xuống, cho tới sau khi buổi nói chuyện kết thúc, bà đã khóc thành tiếng. Tôi đã tưởng tượng ra hình ảnh cô bé Matsukawa thời thơ ấu, đó là dáng vẻ của một đứa trẻ nhỏ bé đang cố tỏ ra rạng rỡ, vui tươi ngay cả trong lúc đang phải tự ôm lấy những khổ đau của mình tại công trường nhà máy đang được vận hành bởi người chú sau thời chiến, cảm xúc của tôi cũng trở nên đau đớn (dù cảm giác ngây thơ, trong sáng cũng đột nhiên xuất hiện).
Thế rồi, tôi bảo bà rằng: “Vậy là việc bà Matsukawa không muốn khiến những người xung quanh phải lo lắng cho mình hóa ra là vì sự tình đó nhỉ?” và kết thúc buổi khám ngày hôm đó.
Khi nhìn dáng vẻ của bà Matsukawa đang từ từ bước ra khỏi phòng khám, tôi có thể cảm nhận khoảng cách cảm xúc giữa bà và con gái đang ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Sau đó, một “bản thể khác” của bà Matsukawa, một con người lúc nào cũng thầm thì rằng “đừng có nhõng nhẽo” trong khi phải luôn cố khách sáo, dè dặt với vợ chồng người chú, có lẽ cuối cùng cũng đã biến mất khỏi tâm hồn bà Matsukawa.
Nói như vậy tức là, sau đó tôi cũng không còn cơ hội để gặp lại bà Matsukawa nữa, nhưng theo như tôi nghe được từ bác sĩ phụ trách của bà, bà đã dần có thể truyền đạt được cảm xúc của mình cho gia đình cũng như bạn bè của mình, coi trọng hơn quãng thời gian được ở bênh những người thân yêu của mình và sống thật êm ấm, thanh thản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *