Đâu là điều mâu thuẫn gây sốc nhất về lịch sử mà bạn được học hồi còn bé?

Việc sử dụng đai trinh tiết (các dải kim loại mềm giúp che chắn bộ phận sinh dục và được khoá lại) có từ thời Thập tự chinh, khi các hiệp sĩ đi đến Mộ Thánh muốn đảm bảo sự chung thuỷ của người vợ ở nhà trong thời gian họ vắng mặt.

Đây là điều mà tôi luôn tin tưởng là đúng, bởi chúng tôi đã được học nó ở trường. Nhưng hoá ra mọi chuyện lại không phải như thế. Tôi đã khám phá ra điều này trong 1 quyển sách thú vị. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng có xu hướng loại trừ khả năng công cụ này đã được sử dụng vào thời Trung cổ.

Vấn đề thực tiễn

Đầu tiên là vấn đề vệ sinh: mặc dù chiếc đai có những khe hở nhỏ để thực hiện các nhu cầu đi vệ sinh. Nhưng tổn thương và nhiễm trùng sẽ khiến cho người mặc rất dễ tử vong.

Ngoài ra, trước khi rời đi các hiệp sĩ thường làm tình với vợ của mình, với hy vọng rằng sẽ có con khi họ quay trở về. Rõ ràng là sự hiện diện của chiếc đai sẽ ngăn cản việc ra đời của đứa trẻ.

Chưa kể đến lý do đơn giản nhất: bất kỳ ổ khoá nào ở thời Trung cổ cũng có thể dễ dàng bị những người thợ khoá mở được chỉ trong vòng vài giây.

Không hề có bằng chứng lịch sử

Tuy nhiên, ngoài những mâu thuẫn về logic, trên thực tế cũng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy chiếc đai lưng đã được sử dụng từ thời cổ đại.

Ý tưởng về việc tiết chế tình dục đã ra đời từ rất lâu. Vào thế kỷ thứ 6, trong 1 số văn bản của Giáo hoàng Gregory I, Alcuin, Thánh Bernard ở Clairvaux cho đến Giovanni Boccaccio đã xuất hiện cụm từ cingulum castitatis (đai trinh tiết). Nhưng trong tất cả những lần xuất hiện, nó đều được dùng như 1 biểu tượng của sự thuần khiết trong thần học chứ không phải dùng để răn đe việc khiêu dâm.

Khái niệm về giao ước trinh tiết giữa 2 người yêu nhau cũng đã xuất hiện trong 1 bài thơ tình từ thế kỷ thứ 12. Chẳng hạn như bài Guigemar của Marie de France, khi Guigemar buộc phải trở về đất nước của mình:

“Như dấu hiệu của lòng chung thuỷ dành cho đối phương,

Nữ hoàng đã buộc nút thắt trên áo chàng,

Chỉ mình nàng có thể cởi được nó,

Và chàng cũng trao nàng chiếc đai lưng,

Được thắt nút mà chỉ chàng có thể mở.”

Nhưng đó chỉ là những vần thơ mang tính biểu tượng. Và trên hết, điều này xuất phát từ mong muốn của người phụ nữ.

Sự giả mạo

Trước đây, khi đến Bảo tàng Cluny – Bảo tàng quốc gia về thời Trung Cổ tại Paris, người ta có thể chiêm ngưỡng chiếc đai trinh tiết được cho là của Nữ hoàng Pháp Catherine de’ Medici. Nhưng đến năm 1990, các nhà quản lý của bảo tàng mới nhận ra rằng đó là 1 món đồ giả có từ thế kỷ thứ 19.

Ngoài ra, 1 mô hình tương tự được trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London được cho là đến từ thế kỷ thứ 16. Tuy nhiên, gần đây người ta đã xác định được niên đại của nó là vào những năm 1800 và đã bị loại ra khỏi khu trưng bày.

Sự thật

Vào thế kỷ thứ 19, đặc biệt ở các quốc gia Anglo-Saxon, đai trinh tiết đã được 1 vài người sử dụng. Nhưng chúng mềm hơn (thường bằng da) và chỉ được đeo trong khoảng thời gian ngắn. Chúng thường được phụ nữ đeo để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị hãm hiếp hoặc ngăn chặn việc thủ dâm (hành vi bị coi là có hại cho sức khoẻ và trái đạo đức ở thời điểm đó).

Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp, sản phẩm này vẫn được quảng cáo trên các tạp chí như 1 phương tiện đảm bảo lòng chung thuỷ của người vợ. Tới lúc bây giờ, công dụng của chiếc đai này mới được mọi người nhìn nhận như 1 chiếc đai trinh tiết, hoàn toàn không phải từ thời Trung cổ (đặc biệt là Thập tự chinh) như những lời đồn đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *