Bà có tên thật là Trần Thị Ngọc Đài, sinh vào cuối thế kỷ XVI (tương truyền vào năm công chúa Liễu Hạnh mất, khoảng năm 1577). Được Chúa Trịnh Tráng (Văn tổ Nghị Vương) đưa về dinh lập thành Vương Phi rồi sinh ra Chúa Trịnh Tạc. Vì thế khi con trai làm chúa, bà được phong là Thái phi và mất năm Kỷ Dậu 1669, thọ 93 tuổi. Bà không chỉ là người tài, sắc vẹn toàn mà còn có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, văn hóa cho quê hương Vụ Bản, được dân gian tôn vinh là một trong “lục kỳ” (sáu sự kỳ lạ) của đất Thiên Bản. Khi bà mất, người dân nơi đây đã đúc tượng đồng thờ bà cùng với Mẫu Liễu Hạnh và lập bia ghi lại công đức ấy. Đồng thời nội dung tấm bia đã khẳng định được nhiều điều còn băn khoăn trong lịch sử. Trong đó có việc chứng minh xác đáng tên thật của Thái phi Trần Thị Ngọc Đài, người làng Thông Khê, xã Cộng Hòa mang họ Trần chứ không phải họ Phùng như lời đồn đại trong dân gian bấy lâu. Hơn nữa cũng theo tấm bia này, khu đất này có tên “quần thể Phủ Thông” trước đây nằm trong hệ thống quần thể Di tích Phủ Dầy (thờ mẫu Liễu Hạnh). Đáng tiếc đến nay quần thể di tích Phủ Thông không còn.
“Bà kia cấy mạ mà nhí nhách như người nhặt đoi.”
“Ông kia cưỡi ngựa loi choi như đoi bà cấy”
“Bà kia cấy mạ nhí nhách như người nhặt hoa.”
“Ông kia cưỡi ngựa rườm rà như hoa mới nở.”
Nếu không phải một người thông minh sắc sảo, há có thể đối đáp lại chúa như thế?