Trần Nhân Tông (陳仁宗) (1258 – 1308) tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293 sau đó làm Thái thượng hoàng và đi tu cho tới khi viên tịch.
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (陳昑), sinh ngày 11 – 11 âm lịch năm Thiệu Long năm thứ 1 (1258). Ông là con trai đầu lòng của Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Trần Thị Thiều.
Trần Khâm ngay từ khi sinh ra đã được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, nên vua cha và ông nội – Thái thượng hoàng Trần Thái Tông đã gọi ông là Kim Tiên đồng tử (金仙童子).
Năm 1274, khi lên 16 tuổi, Trần Khâm được cha sách phong làm “Hoàng thái tử”. Thánh Tông cũng lập trưởng nữ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Thái tử phi cho ông.
Tháng 11 năm 1278, vua Trần Thánh Tông băng hà, con cả là Trần Khâm nhận di chiếu kế vị khi chưa đầy 20 tuổi, lấy niên hiệu là “Thiệu Bảo” (紹寶).
Vị hoàng đế trẻ phải đối mặt đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông – Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Sau khi khi lên ngôi Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định xã hội của Đại Việt bấy giờ. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với Chiêm Thành.
Năm 1285, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt đã huy động một lực lượng lớn (khoảng 50 vạn người) tấn công Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, Thượng hoàng Thánh Tông và Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyển tình thế và đánh bật quân Nguyên ra khỏi đất nước ta.
Năm 1280, chúa đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy, Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi dẹp. Trần Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hóa dân bản địa nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến làm gì mất công.
Chiêu Văn vương đưa cả nhà Giác Mật vào chầu Trần Nhân Tông. Nhà vua hết mực khen ngợi Nhật Duật, sau này tha Giác Mật và gia đình về Đà Giang. Từ đây, Ngưu Hống do Trịnh Giác Mật cầm đầu thần phục Đại Việt cho đến khi nổi dậy vào mùa đông năm 1329 thời Trần Hiến Tông.
Trần Nhân Tông ứng xử vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Sau khi tiếp đón Sài Thung lần 3 vào năm 1280, năm 1281 Nhân Tông phái Trần Di Ái cùng Lê Mục, Lê Tuân thay ông sang chầu vua Nguyên.
Hốt Tất Liệt vẫn quyết tâm xâm lược nước Nam. Nhà Nguyên cử quan lại sang giám sát các châu, huyện của Đại Việt nhưng Nhân Tông đã đá đít những người này về Trung Quốc. Khoảng năm 1281, vua Nguyên lập Trần Di Ái làm “An Nam Quốc vương”, Lê Mục làm “Hàn lâm học sĩ” và Lê Tuân làm “Thượng thư”, rồi sai Sài Thung đem 1000 quân hộ tống nhóm Di Ái về nước. Vua Nhân Tông đã huy động lực lượng chặn đánh ở ải Nam Quan và bắt giữ nhóm Di Ái, song vẫn nghênh đón Sài Thung về Thăng Long.
Thất bại của việc lập Di Ái làm vua bù nhìn Đại Việt đã khiến Sài Thung tức giận.
Ngày 9 – 3 âm lịch năm Quý Tỵ (1293) Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (tức Hoàng đế Trần Anh Tông) rồi lên làm Thái thượng hoàng. Anh Tông dâng vua cha tôn hiệu là “Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế” (憲堯光聖太上皇帝). Năm sau, Thượng hoàng xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình).
Năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà (香雲大頭陀) và tu hành theo thập nhị đầu đà (mười hai điều khổ hạnh). Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu đà (竹林大頭陀) hay Trúc Lâm Đại sĩ (竹林大士) và Giác hoàng Điều ngự (覺皇調御). Tại đây, ông đã mở tịnh xá, thuyết giảng độ tăng, thu nhận được khá nhiều đệ tử.
Ông chính là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
Tháng 11 âm lịch năm 1308, Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân (Yên Tử). Triều đình dâng thuỵ hiệu là “Nhân Tông”. Đệ tử Bảo Sát của ông vâng mệnh làm lễ hoả táng ngay tại am, xá lợi thu được phần thì đem về Hải Ấp an táng, phần thì đặt tại tháp Huệ Quang (Yên Tử ngày nay).
Ông được đánh giá là một vị vua anh minh, có nhiều đóng góp cho sự bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
Ảnh: Phật hoàng trong tác phẩm “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”.
Nguồn: Các nhân vật lịch sử thế giới và điều thú vị.