Văn hóa Đông Sơn

Các nghiên cứu khảo cổ và lịch sử cho thấy văn hóa Đông Sơn có một nền nông nghiệp tương đối phát triển. Lúa được trồng từ 2-3 vụ trong năm. Gạo nếp đóng vai trò quan trọng nhưng gạo tẻ mới là lương thực chủ yếu của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Theo Hà Văn Tấn. (1994). Viện Khảo cổ học, Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam.

————————————-

“Trước hết hãy nói về nghề trồng lúa. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu, vê cơ bản, nhất trí cho rằng, Việt Nam năm trong vành đai phát sinh cây lúa. Nhưng tìm một niên đại chính xác cho sự xuất hiện của cây lúa trồng đâu tiên ở nước ta còn là nhiệm vụ của tương lai. Chỉ có điêu chắc chắn là lúa trồng đã trở thành nguồn lương thực chính của cư dân trên dải đất này trước sự ra đời của văn hóa Đông Sơn rất lâu  không dưới một, hai thiên niên kỷ. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhíèu hạt thóc gạo cháy trong một số đi tích thuộc các nên văn hóa Tiền Đông Sơn như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun ở lưu vực Sông Hồng và các giai đoạn văn hóa tương đương ở lưu vực Sông Mã, Sông Cả. Đến thời văn hóa Đông Sơn thì vai trò hàng đầu của ngành sản xuất lúa đã chẳng còn gì phải ngờ vực nữa. Chúng ta có thể tìm thấy nhứng chứng cứ trong hàng loạt tài liệu khác nhau.

Tài liệu chữ viết có niên đại sớm nhất nhắc đến nghề trong lúa cùa người Việt cổ là sách Giao Châu ngoại vực ký, thế kỷ IV, được dẫn lại trong Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy. Sách có đoạn viết: “Ngày xưa, lúc Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất đai có lạc điền, ruộng này theo thủy triều lên xuống. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc dãn. Đạt Lạc vương, Lạc hầu làm chủ các quận, huyện…”. Các nhà nghiên cứu thời nay đã tiếp cận đoạn văn này từ nhiều phía, đã có những cách diễn giải khác nhau, nhưng chung quy lại, mọi ý kiến đều hầu như nhất trí coi ruộng lạc là ruộng nước.

Ngoài ra, trong một loạt bộ sách chính sử của phong kiến Trung Hoa do các sử gia thuộc các triều đại khác nhau biên soạn như Sử ký của Tư Mã Thiên thời Hán, Tiền Hán thư của Ban Cố thời Đông Hán, Hậu Hán thư của Phạm Việp thời Tống, Cựu Đường thư của Lưu Hú thời Tống… cũng có một số đoạn nói đến tình hình đất đai, lúa trồng trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân (Bắc Bộ và Thanh Hóa ngày nay).

Sách của các sử gia Việt Nam viết về thời Hùng Vương – Đông Sơn tuy được biên soạn sau đó cả chục thế kỷ nhưng vẫn có giá trị khảo cứu bởi vì sách được soạn thảo trên cơ sỏ tham khảo rất nhiêu bộ sách cổ Trung Quốc. Về nghề trồng lúa, đáng chú ý nhất là bộ sách Vân Đài Loại ngữ của Lê Quý Đôn. Cũng cần nhắc đến hai cuốn truyền kỳ Việt Điện u linh và Lĩnh Nam chíc quái. Tuy không phải sách sử, nhưng thông qua những truyền thuyết dân gian ấy, ta có thể tìm thấy một vài thông tin phản ánh dời sống kinh tế-xã hội của người Việt cổ, ví dụ, truyện “Bánh trưng bánh dày” nói lên sự có mặt phổ biến của lúa nếp thời Hùng Vương.

Nhưng những bằng chứng có sức thuyết phục hơn cả là chính những sản phẩm, những tư liệu và công cụ lao động cùa nghề trồng lúa thời Đông Sơn do khảo cổ học cung cấp.

Cuộc khai quật Làng Cả năm 1976 đã tìm thấy một số mảnh khuôn đúc bằng đất nung được chế tạo từ đất sét trộn thực vật. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra dấu vết lá loài hòa thảo bị băm vụn và một số vết in vỏ trấu rõ ràng đến mức có thể khảo tả và đo đạc chính xác (Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Việt 1982: 111). Ngoài ra, trong một vài mảnh nồi cũng bằng đất nung ở Làng Cả tuy chưa thấy đấu in vỏ trấu, những dấu lá hòa thảo như trong khuôn đúc kể trên thấy khá rõ ràng.

Tại địa điểm Đông Tiến, trong cuộc khai quật íần thứ hai năm 1979, đã tìm thấy 2 cục đất được nhào nặn kỹ, trong đó bắt gặp những dấu vết lá loài hòa thảo băm vụn và nhiều dấu vỏ trấu. Có tới 11 dấu in vỏ trấu có thể đo đạc được (Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Việt 1982: 113).

Dấu tích thóc gạo cũng phát hiện được ở địa điểm Làng Vạc nổi tiếng. Cuộc khai quật Tân thứ nhất năm 1973, theo cáo cáo, đã tìm thay 2 chiếc nồi gốm trong chứa thóc còn nguyên hạt. Rất tiếc là những hạt thóc đó đã bị thất lạc trước khi được nghiên cứu về mặt hình thái. Cuộc khai quật sau, tiến hành năm 1983, lại tìm thấy vỏ trấu, hạt thóc nguyên, chưa bị cháy lẫn đất trong một chiếc thạp đồng. Chúng đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu cẩn thận (Nguyễn Xuân Hiển 1984: 100 – 102).

Dấu tích thóc gạo đã được tìm thấy trong các địa điểm Đông Sơn như vậy chưa phải là nhiều. Nhưng qua đo đạc, phân loại, chúng ta được biết chúng thuộc nhiều giống lúa khác nhau. Khi tập đoàn cây trồng bao gôm nhiều giống thì có nghĩa là nó đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài và kỹ thuật trồng tiến bộ nhiều.

Tư liệu sản xuất quan trọng nhất của trồng trọt là ruộng đất. Theo ý kiến của các nhà địa chất thì vùng đất phù sa ven sông, vùng đồng bàng thấp và đồng bằng cao liền kề – nơi tụ cư của dân Đông Sơn, ngày xưa, khi chưa có hệ thống đê điều quy mô như ngày nay, chắc chắn không bị bạc màu, thậm chí bị laterit hóa như ngày nay. Hằng năm, mùa nước lên, nước lũ tràn bờ mang theo phù sa trải lên bề mặt những vùng đất thấp ven sổng, làm đất đai trẻ lại, được cung cấp thêm dinh dưỡng và nước (Nguyễn Đức Tâm 1973: 163). Trong nhiều thư tịch cổ cũng thấy nhắc đến đất đai vùng cư dân Đông Sơn sinh sống. Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn được dẫn lời trong Cựu Đường thư- Địa lý chí của Lưu Hu và Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử thời Tống, chép rằng: “Đất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu”. Sách Vân Đài loại ngữ cùa Lề Quý Đôn dấn sách Phiên Ngung tạp ký của Trịnh Hùng thời Đường, viết rằng: “Đất Giao Chỉ rất lầy tốt, nhiêu màu mỡ”.

Mật độ cư dân tập trung cao và sự cư trú ốn định lâu dài tại một nơi nhất định, hiện tượng phổ biến ở thời Đông Sơn, cũng là những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của nền nống nghiệp trồng lúa nước đương thời. Không có loại cây lương thực nào thích hợp với đồng đất Việt Nam mà lại có khả năng nuôi sống nhiều người như cây lúa nước. Đã có những thử nghiệm xác định số dân, diện tích cây trồng, lượng lương thực tối thiểu căn có cho những khu vực dân cư nhất định ở thời Đông Sơn (Nguyến Duy Hinh 1987). Qua những phân tích, tuy không thể là chính xác tuyệt đối, chúng ta cũng có thể phần nào thấy được vai trò của nền nồng nghiệp trồng lúa ở thời Đông Sơn cũng như mức độ phát triển kỹ thuật tròng lúa của người Đông Sơn.

Bằng chứng khác về nghề trồng lúa là các loại công cụ, dụng cụ chuyên dụng hoặc thích hợp chủ yếu với cư dần làm nông nghiệp trồng lúa. Thực ra bộ công cụ và đồ dùng tìm thấy trong các di tích Đông Sơn hầu như đều có thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với công việc tròng trọt hoặc chế biến sản phẩm từ nên sản xuất đó: rìu, cuốc, xèng, thuổng, lưỡi cày, liềm, nhíp, dao gặt, đồ dùng bằng đồng hay bằng gốm đùng để cất trữ hay đồ nấu nướng, chế biến thức ăn như nồi niêu, bình, vò, chõ, đĩa, bát… Sự phổ biến đa dạng của các loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cày bàng kim loại đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong kỹ thuật canh tác thời Đông Sơn.

Những biểu hiện về quan niệm, tư duy tôn giáo và nghệ thuật của người Đông Sơn đêu chứng tỏ họ là những cư dân nông nghiệp trồng lúa truyền thống. Về vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở chương sau, ở đây chỉ nhắc đến để cho đủ mọi bằng chứng nói lên vai trò nòng cốt của nghề trồng lúa trong đời sống kinh tế của người Đông Sơn. Vấn đề cần làm rõ hơn là diện mạo của chính nghề trồng lúa đó.

Các tài liệu đã biết giúp ta hình dung được phần nào, chủ yếu là về kỹ thuật canh tác thông qua bộ nông cụ và tình hình giống lúa nhờ vào những di tích thóc gạo và một vài tài liệu có liên quan khác.

Như đă giới thiệu ỏ trên, dấu tích thóc gạo, vỏ trấu thuộc thời Đông Sơn phát hiện được chưa nhiều, nhưng cũng bước đầu cho phép luận bàn vê các giống lúa được trồng trong thời gian này.

Ở Làng Cả có 6 dấu in vỏ trấu có thể khảo tả và đo dạc chính xác. Một trong những dấu in dó có hình bầu dục, chỗ hàn chìm sâu nhất đến 1 mm, có 2 đường gân dọc chìm rõ, giữa 2 gân rõ này là những gân mờ chạy song song. 5 võ trấu đo được cho tỷ lệ dài/ rộng là 2,09± 0,387 (tính theo hệ số co khi cháy đo T.Watabe đề nghị thì tỷ lệ đó là 2,072 ± 0,3850 – 2,074 ± 0,3853). Theo phân loại hạt thóc của T.Matsuo cũng như theo tiêu chuẩn phân loại thóc Bắc Kỳ của cơ quan lúa gạo Đông Dương (Offíce Indochinois du Riz) thì cả 5 vỏ trấu này dêu thuộc dạng hạt tròn (Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Việt 1982: 111). Vỏ trấu thứ 6 có dạng hơi khác, tỷ lệ dài/rộng là 2,55 và được xếp vào dạng hạt bầu (Đào Thế Tuấn 1983: 4).

Dấu tích thóc gạo tìm thấy ở Đông Tiến thuộc hai giai đoạn sớm – muộn khác nhau: giai đoạn sớm thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn, giai đoạn muộn thuộc Đông Sơn. 7 mẫu do đạc được của giai đoạn sớm và 4 mẫu cùa giai đoạn muộn đều có tỷ lệ đài /rộng tương tự nhau (1,90 ± 0,094 và 1,99 ±0,092), đêu thuộc dạng hạt tròn. Đây là những dầu in vỏ trấu hình gần bầu dục, có 2 gân dọc chìm rõ (một gân tương đối thẳng, gân kia cong hơn). Giữa hai gân này không thấy những đường gân mờ chạy song song như dấu ỉn trấu Làng Cả. Có thể do bị nhào nặn ký trong đất trộn nên không còn giữ được nguyên dạng (Nguyễn Xuân Hiển, Nguyên Việt 1982: 113 – 114).

Những hạt thóc và trấu tìm thấy ở Làng Vạc chưa bị đốt cháy và chưa mủn nát cho phép nghiên cứu dễ dàng hơn. Hạt thóc lép còn nguyên cuống hạt dạng tù, dài khoảng 0,7mm dã bị rụng mất 2 mày. Mỏ hạt còn nguyên, dạng tù. Cả 2 mặt vỏ trấu đều còn nhiều lông dài, cấu trúc đều nhưng hơi thô, gân hạt nổi rõ. Ba vỏ trấu còn gần nguyên đều còn mỏ dạng tù, không có dấu vết chứng tỏ đã bị rụng râu, mày hẹp, có lông mịn, dưới mày không có cuống hạt. Những vỏ trấu không còn nguyên khác cũng thấy một số đặc điểm tương tự. Tỷ lệ dài/rộng các vỏ trấu nguyênn đo được là 2,36 ± 0,202. Theo tiêu chuẩn phân Loại lúa gạo Đông Dương, chúng thuộc dạng hạt tròn. So sánh với các giống lúa trồng phổ biến ở Miền Bắc Việt Nam hơn một thế kỷ gần đây, vỏ trấu Làng Vạc gần với giống lúa chiêm (vì mỏ hạt thóc dạng tù, cuống hạt dễ rụng) hoặc thuộc loại lúa nếp (vì dạng hạt tròn, dày hạt và vỏ trấu khá dày) (Nguyễn Xuân Hiển 1984: 101). Ngoài ra còn có 3 mẫu trấu có số đo hơi khác các mẫu trên. Tỷ lệ dài/rộng là 2,64; 3,31 và 3,13 đều được xếp vào dạng hạt thon (Đào Thế Tuấn 1983 :4).

Như vậy là tập đoàn giống lúa trong văn hóa Đông Sơn qua tài liệu trực tiếp – hạt thóc, vỏ trâu, là khá đa dạng. Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì thành phần đó tương tự thành phần giống ở Đông Bắc Thái Lan cách đây 1500 năm, bao gôm cả dạng hạt thon, bầu và tròn (Đào Thế Tuấn 1983: 5).

Tài liệu khảo cổ học kể trên khá phù hợp với tài liệu thư tịch. Sách Dị vật chí cùa Dương Phù thời Đồng Hán soạn, đã thất truyền, nhưng dược nhiều sách các đời sau dẫn lại, viết rất nhiều vê tình hình nông nghiệp của Giao Chỉ, Cửu Chân – địa bàn phân bố cơ bản cùa văn hóa Đông Sơn. Chỉ xin nêu ra một vài ví dụ. Sách Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên viết rằng, đất Giao Chỉ, Cửu Chân có ruộng lúa trắng, tháng 7 làm, tháng 10 chín; ruộng lúa đỏ, tháng 12 làm, tháng 4 chín, đó là lúa hai mùa… Lúa sớm, lúa muộn, tháng nào cũng tốt (Thủy Kinh chú q.XXXVI). Muộn hơn, có sách Quảng chí của Quách Nghĩa Cung đầu thời Tấn (dẫn ở Sơ học ký q.VIII), nói khá kỹ về các giống lúa và thời vụ gieo trồng ở Giao Châu. Sách chép rằng, ở đấy mỗi năm có 3 vụ lúa chín vào mùa xuân, hạ và đông, giống lúa có hổ trưởng, tử mang, xích khoáng, tranh vu… Theo Nam phương thảo mộc trạng, vào buổi đầu Công nguyên, vùng này còn trồng nhiều nếp và dùng nếp nấu rượu. Theo Thủy Kinh chú, năm 111 trước Công nguyên, sứ giả của Giao Châu và Cửu Chân đã nộp cho tướng Hán Lộ Bác Đức tới 1000 hũ rượu. Điều này chứng tỏ lúa nếp đã được trồng nhiều và trồng từ lâu trước đó (Trần Quốc Vượng 1963: 102, 105 – 107).

Sự có mặt của lúa nếp được chứng minh bằng dấu tích những hạt thóc, vỏ trấu dạng hạt tròn và bầu (các nhà chuyên môn cho đó có thể là nếp hoặc di cút) và bằng cả sự có mặt khá phổ biến của chõ. Dấu vết chõ đồ xôi đã tìm thấy ngay từ các văn hóa Tiền Đông Sơn, đến Đống Sơn đã xuất hiện vài kiểu chõ khác nhau. Truyền thống trồng nếp, dùng nếp còn được phản ánh thật phong phú trong truyện dân gian, trong các phong tục tập quán như sự tích “Bánh chưng bánh dày”, tục ăn nếp khi nhập phòng… Đến thê’ kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã sưu tập giới thiệu tới 29 giống lúa nếp. Các nhà nghiên cứu tuy chưa dám khẳng định Việt Nam thời xưa nằm trong vùng ăn nếp là chủ yếu nhưng đều thừa nhận rằng lúa nếp đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cư dân Việt cổ ở Miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Việt 1981; Đào Thế Tuấn 1983).

Có rất ít tài liệu cho phép dự đoán vê năng suất lúa trồng thời Đông Sơn, ngoại trừ việc suy luận từ hiện tượng cư dân tập trung đông đúc ở một số vùng trung tâm mà nếu không có được nền sản xuất thâm canh năng suất tương đối cao thì khó đảm bảo cho cả cộng đồng người như thế tồn tại lâu dài. Chỉ thấy một đoạn ngắn trong Hậu Hán thư đề cập đến vấn đề này. Sách viết, năm thứ 2 niên hiệu Diên Quang (năm 124) đã xuất hiện điềm tốt là tháng 6, Cửu Chân có lúa tốt, sinh 156 gốc lúa có 768 bông.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *