MỘT THIÊN NIÊN KỶ VINH QUANG: SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ BYZANTINE

Hậu Cổ Đại là một trong những thời kỳ kịch tính nhất trong lịch sử của chúng ta — một thời kỳ hỗn loạn trong đó chứng kiến sự thăng trầm của các quốc gia, các dân tộc, tranh dành quyền lực và lãnh thổ trong các cuộc chiến tàn nhẫn để đoạt lấy sự vĩ đại cho riêng mình. Những cuộc di cư lớn đã làm thay đổi thế giới, những truyền thống hàng thế kỷ trở nên lỗi thời và những tôn giáo mới lạ ra đời — thế giới cổ xưa đang dần thay đổi.

Và từ sự thay đổi này, cán cân quyền lực biến đổi thông qua bạo lực, một vương quốc duy nhất đã cố gắng phát triển và vươn lên dẫn đầu. Một lực lượng hùng mạnh có thể tồn tại qua những thay đổi lớn và thống trị Châu Âu trong hơn một thiên niên kỷ — Đế chế Byzantine. 

?Ế CHẾ BYZANTINE — NHẬP ĐỀ

Là những kẻ kế thừa đầy kiêu hãnh từ Đế chế La Mã bất diệt, các vị Hoàng đế Byzantine và vùng lãnh thổ của họ đóng vai trò sáng tạo nên thế giới chúng ta biết ngày nay. Và cuối cùng số phận đáng buồn của đế chế khổng lồ này sẽ đặt ra một chuỗi thay đổi vang danh mãi mãi trong lịch sử.

Nếu câu chuyện về Đế chế Byzantine có một kết thúc khác, ai biết được thế giới ngày nay sẽ như thế nào? Và để đánh dấu cho ý nghĩa to lớn này, hôm nay chúng ta sẽ dõi theo câu chuyện về Đế chế Byzantine. 

?UỘC KHỦNG HOẢNG VÀ CHIA RẼ CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ: KHAI SANH RA ĐẾ CHẾ BYZANTINE 

Mọi sự kết thúc đều được tiếp nối bằng một sự khởi đầu mới, cho dù là vấn đề gì đi nữa. Và đúng như vậy, lịch sử của Đế chế Byzantine đưa chúng ta đến những ngày cuối cùng đầy biến động của Đế chế La Mã cổ đại như chúng ta đều biết. Lịch sử Byzantine rất đáng tự hào và thường tráng lệ, nhưng tất cả đều bắt đầu từ một thời kỳ rất là bất ổn.

Trong suốt thế kỷ 3, Đế chế La Mã vĩ đại trải qua một thời kỳ biến động đầy bất ổn, gần như sụp đổ với áp lực từ các cuộc xâm lược của các bộ tộc man rợ, đấu đá nội bộ chánh trị và suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng ở thế kỷ 3 này gây ra sự phân tách đế chế thành 2 nửa khác biệt — Đế chế Tây La Mã và Đế chế Đông La Mã. 

Được điều hành hoàn toàn riêng biệt, hai nửa này ngày càng trở nên xa lạ nhau, với phía Tây thuộc phạm vi văn hóa Latin và phía Đông ảnh hưởng bởi nền văn hóa Hy Lạp. Và do đó, từ năm 285 Công Nguyên, đế chế trở nên chia rẽ rõ rệt — nửa phía Tây tính từ thành Rome, trong khi nửa phía Đông được tính từ thành Byzantium.

Vào năm 330 Công Nguyên, Hoàng đế Constantine chuyển thủ phủ đế chế sang thành Constantinople mà ông thành lập dựa trên tàn tích của thành Byzantium cổ xưa. Thành phố này, có một vai trò quan trọng trong lịch sử, nằm ở vị trí chiến lược, trên tuyến đường thương mại giữa Châu Âu và Châu Á. Một sắc lệnh quan trọng khác của Constantine là sự ưu ái của ông dành cho Cơ Đốc giáo, và cuối cùng ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên cải đạo sang tôn giáo này.

Theodosius I, người kế thừa của ông, đi một bước xa hơn là biến Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo chánh thức, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử. Ông cũng là vị Hoàng đế cuối cùng cai trị hai nửa của đế chế này.

ƯỚC NHẢY VINH QUANG: BUỔI SƠ KHAI CỦA ĐẾ CHẾ BYZANTINE 

Sự rộng lớn này của Đế chế La Mã xưa và sự xuất hiện của hai nửa khác biệt, dẫn đến việc họ gặp những vấn đề và trở ngại hoàn toàn khác nhau. Đế chế Hun, một mối đe dọa lớn đối với Đế chế Đông La Mã, cuối cùng đã sụp đổ vào năm 453 Công Nguyên và mang lại một thời kỳ hòa bình tương đối. Nhưng Đế chế Tây La Mã lại không may mắn như vậy.

Dưới những cuộc di cư và xâm lược không ngừng của các bộ tộc German “man rợ”, Đế chế Tây La Mã cuối cùng đã sụp đổ vào nửa sau của những năm 400, với sự phế truất của Hoàng đế phương Tây Romulus Augustulus. Sự kiện quan trọng này khiến Hoàng đế phương Đông là Zeno trở thành người cai trị duy nhất, người tuyên bố danh hiệu Hoàng đế của Đế chế La Mã, sẽ chỉ tồn tại ở phía Đông.

Những gì còn lại của Vương triều La Mã đáng kính, sau này được gọi là Đế chế Byzantine, sẽ được tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ tới, với những trang sử phong phú chứng kiến một số sự kiện quan trọng nhất. Nói một cách nôm na, dòng thời gian của Đế chế Byzantine giống như là một chuyến tàu lượn siêu tốc — lên đến đỉnh cao, sau đó là thảm họa và rồi tái thiết lại. Những chương huy hoàng đầu tiên của câu chuyện dài đó bắt đầu bằng sự cai trị của một người đàn ông xuất chúng — Justinian Đệ Nhứt.

?HỜI HOÀNG KIM CỦA ĐẾ CHẾ BYZANTINE: JUSTINIAN I

Vương triều Justinian bắt đầu với người cai trị đầu tiên Justinian I, một kẻ soán ngôi cai trị trong vòng 9 băm sau đó truyền lại cho người cháu của ông, cũng tên là Justinian. Khi lần đầu lên ngai, khó khăn đầu tiên mà ông phải đối mặt chính là một cuộc nổi dậy. 

Cuộc nổi loạn Nika vào năm 532 Công Nguyên được nhắm vào ông, chống lại sự cải cách của ông cũng như hệ thống thuế suất được cho là quá cao của Đế chế. Nhưng vị tân Hoàng đế đã dễ dàng vượt qua khó khăn và xây dựng nên bộ luật cải cách mới nhất của ông — “Pháp Điển Dân Sự” (Corpus Juris Civilis) —  một tập hợp các bộ luật dân sự hỗ trợ nền tư pháp, là cơ sở cho nhiều nhà nước hiện đại sử dụng để xây dựng Luật dân sự.

Sự thành công của những cải cách này dẫn đến những thành tựu khác của ông. Theo lệnh của Justinian, Tướng Belisarius tiến hành tái chiếm những vùng đất thuộc về Đế chế Tây La Mã bị mất — cụ thể là Châu Phi và một phần Địa Trung Hải. 

Nhưng có một kỳ công đáng kinh ngạc và là đỉnh cao sự cai trị đầy tự hào của Justinian — chính là việc cho xây dựng Vương cung Thánh đường Hagia Sophia. Nhà thờ hoành tráng này rất nổi tiếng và vĩ đại, không giống bất cứ thứ gì được xây dựng cho đến thời điểm đó. Một kỳ công kiến trúc tuyệt thế, là một bước ngoặt quyết định trong kiến trúc Byzantine và giữ danh hiệu nhà thờ lớn nhất thế giới trong gần một ngàn năm.

Khi hoàn thành, Vương cung Thánh đường Hagia Sophia là một lời khẳng định cho sức mạnh của Đế chế Byzantine và sự thạnh vượng của thành Constantinople. Gần môt ngàn năm sau khi hoàn thành, thánh đường này bị biến thành một thánh đường Hồi giáo, sau sự sụp đổ của thành Constantinople vào năm 1453. 

?Ẻ THÙ TRƯỚC CỔNG — LÃNH THỔ BỊ MẤT

Những thập niên tiếp theo vương triều đáng chú ý của Justinian, các vị hoàng đế sau này đến rồi đi, không để lại ấn tượng gì — cho nên khoảng thời gian này được gọi là “Đêm Trường Byzantine”. Triều đại của Justin II và Tiberius II Constantine, trong những năm tiếp theo sau cái chết của Justinian, chứng kiến sự biến mất tất cả các lãnh thổ đã được tái chinh phục gần đây.

Các cuộc xâm lược ngày càng tăng của người Lombard khiến Bán đảo Ý bị mất gần như hoàn toàn, người Frank xứ Gaul liên tục tạo áp lực, và các vùng ven biển Bán đảo Iberia sớm rơi vào tay người Visigoth. Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn, biên giới phía Bắc của Đế chế chứng kiến những cuộc xâm lăng ngày càng nhiều từ các bộ tộc người  Slav di cư — được hỗ trợ bởi người Avars, những bộ tộc này đã vượt sông Danube và trở thành một mối đe dọa đáng kể.

Nhiều thế kỷ sau đó chứng kiến bối cảnh chánh trị luôn thay đổi — các hiệp ước hòa bình được lập cũng như là bị phá vỡ, các vương quốc trỗi dậy và sụp đổ. Dần dần các hoàng đế Byzantine củng cố quyền cai trị của họ một lần nữa và tiến hành dành lại số lãnh thổ mà họ đã mất.

Người Slav bây giờ là một thế lực đáng kể ở Bán đảo Balkan, bên cạnh Đế chế Bulgaria sẽ  trở thành kẻ thù thường xuyên của Đế chế cho đến khi Basil II cai trị. Nhưng cho đến thời điểm đó, thời kỳ hoàng kim dưới sự cai trị của Justinian sẽ không bao giờ trở lại được nữa. 

?RỖI DẬY TỪ TRO TÀN — THỜI PHỤC HƯNG CỦA VƯƠNG TRIỀU MACEDONIA 

Một trong những vương triều cầm quyền nổi bật nhất của Đế chế Byzantine là Vương triều Macedonia với khoảng thời gian cai trị gần 250 năm kể từ năm 867 với sự đăng vị của Basil I. Vương triều cai trị tới tận năm 1056. Và trong khoảng thời gian này, hình thành nên thời kỳ Phục Hưng Macedonia — thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật, văn hóa và chữ viết. 

Đế chế liên tục mở rộng và dần dần chuyển từ bảo vệ biên giới sang một lần nữa tái chinh phục những vùng đất đã mất. Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ Vương triều của Justinian, Đế chế Byzantine lại bước vào “thời kỳ hoàng kim”, được củng cố bởi tài cai trị của các vị hoàng đế xuất chúng như Basil I, Constantine VII Porphyrogennetos và Basil II “Diệt Dân Bulgar”, với triết học, nghệ thuật và tính toàn vẹn văn hóa được đổi mới rất nhiều.

Sự khởi đầu của triều đại huy hoàng này — một trong những gia tộc cai trị tốt nhất của Đế chế Byzantine — bắt đầu với một người truyền cảm hứng và đầy tham vọng — Basil I. Giống như một kiểu “Trò chơi vương quyền” thực sự, câu chuyện của Basil rất đáng chú ý. Xuất thân từ một nông dân chất phác, cuối cùng ông đã xin được phục vụ cho một họ hàng của vị Hoàng đế đương nhiệm.

Có thể suy đoán rằng, Basil nhận được sự ưu ái từ một quý bà góa bụa giàu có — Danielis — một trong những địa chủ giàu nhất Đế chế Byzantine. Cuối cùng, ông nhận được sự sủng ái của chính hoàng đế, sau khi kết hôn với quý bà này. Khi ông tham gia được vào giới quý tộc, ông cho ám sát hoàng đế, và đăng vị cai trị Đế chế Byzantine trong 19 năm, với tài năng đặc biệt của mình.

Những câu chuyện đầy mưu mô và phản bội như vậy, có rất nhiều trong lịch sử lâu đời của Đế chế Byzantine, nhưng chắc chắn câu chuyện của Basil là nổi bật nhất. Để một mình vươn lên từ một nông dân trở thành hoàng đế của Đế chế Byzantine chính là một kỳ tích đỉnh cao trong lịch sử.

Và những đỉnh cao như vậy được đánh dấu bằng vô số các sự kiện quan trọng chuyển tiếp trong suốt những năm dưới quyền cai trị của Vương triều Macedonia. Cuộc chinh phục cuối cùng của Basil II lên Đế chế Bulgaria, cũng như công cuộc truyền bá Cơ Đốc giáo cho người Slav ngoại đạo ở Bán đảo Balkan, tất cả đều quan trọng, ảnh hưởng đến thế giới hiện đại ngày nay.

?ÀN HƠI CỦA MỘT ĐẾ CHẾ: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CONSTANTINOPLE 

Trong lịch sử lâu dài của các đế chế hùng mạnh, không có thời kỳ hưng thịnh nào kéo dài mãi mãi. Lịch sử của Đế chế Byzantine biến động rất nhiều, và sau khi triều đại Macedonia kết thúc, những thời đại mới lại xuất hiện với những nhà cai trị mới. Các triều đại mới lên ngôi — các triều đại Komnenid, Doukid, Angelid, Laskarid và Palaiologia đều có những thăng trầm riêng, một số thành công, một số khác thì không.

Nhưng thời Trung Cổ là một thời đại hỗn loạn và các thế lực mới mở rộng tầm ảnh hưởng, với bối cảnh chánh trị và tôn giáo ở Châu Âu thay đổi và biến động ngày càng tăng. Và sự bất ổn này nhanh chóng tràn qua và ảnh hưởng đến Đế chế Byzantine, khi một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử dài gần một thiên niên kỷ của Đế chế xảy ra — cướp phá thành Constantinople.

Năm 1204, với sự tham gia của Alexios Angelos, con trai của Hoàng đế bị phế truất Isaac II Angelos, một đội quân hùng hậu của các chiến binh thập tự tiến đến thành Constantinople cướp bóc, đốt phá tận 3 ngày, lấy đi nhiều di vật quý. Sự kiện thảm khốc này đã vĩnh viễn làm rạn nứt mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống giáo, chứng kiến sự kết thúc tạm thời của Đế chế Byzantine — bị chia cắt ở một số thành bang Thập Tự Chinh, chủ yếu là Đế chế Nicaea,  “Chuyên chế quốc” Epirus và Đế chế Trebizond. 

Nhưng vào năm 1261, Constantinople được tái chiếm, và Đế chế một lần nữa bước vào thời kỳ ổn định — nhưng trên thực tế là sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn sau sự kiện cướp phá Constantinople đầy kinh hoàng đó. Nhiều thập kỷ sau, tình hình ngày càng trở nên khó khăn, với nhiều giải pháp tạm thời, nhưng không làm giảm đi bất ổn dân sự, và từ năm 1341 tới năm 1347, một cuộc nội chiến tàn khốc xảy ra. Trong bối cảnh bất ổn đó, vương quốc láng giềng Serbia — dưới sự cai trị của Stefan Dušan Toàn Năng — đã chinh phục thành công phần lớn các lãnh thổ của người Byzantine, do đó mở rộng và thành lập nên Đế chế Serbia, biến vương quốc trở thành cường quốc lớn của khu vực.

Những mất mát này đồng nghĩa với quyền lực của Đế chế Byzantine đã kết thúc, và mỗi vị hoàng đế mới ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn để ổn định bờ cõi. Constantinople trở nên thiếu dân cư và đổ nát nghiêm trọng, và đồng thời chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của người Ottoman trong những năm 1400.

Sự trỗi dậy của Đế chế Ottoman lên đến đỉnh điểm vào năm 1453, khi Sultan Mehmed, tập hợp một đội quân lên đến 8 vạn người, bao vây thành Constantinople trong suốt hai tháng, trong khi đó lực lượng phòng thủ chỉ có khoảng 7000 người.

Người cai trị cuối cùng của Đế chế Byzantine vĩ đại một thời, Constantine XI Palaiologos, đã qua đời khi đang đấu tay đôi trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm bảo vệ thành phố. Vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, Constantinople chánh thức sụp đổ và cùng với đó, Đế chế Byzantine — kẻ kế thừa gần một thiên niên kỷ của Đế chế La Mã vĩ đại — đã hoàn toàn biến mất. 

?INH QUANG CHÍNH THỐNG GIÁO: TẦM QUAN TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG VĂN HÓA

Trong dòng chảy lịch sử, Đế chế Byzantine  thường đi đầu trong các công cuộc phục hưng về văn hóa, nghệ thuật ứng dụng, triết học và luật pháp trên phần lớn lãnh thổ Châu Âu. Với sự chuyển dịch dần dần từ nền văn hóa La Mã ngoại đạo nói tiếng Latin sang nền văn hóa Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo Chính Thống phương Đông, Đế chế Byzantine đã phát triển một phong cách riêng biệt cả về văn hóa và thuật cai trị, tạo ảnh hưởng lên các triều đại của nhiều vương quốc và đế chế ở Châu Âu.

Đặt trọng tâm tôn giáo vào kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật, là một sự tách biệt quan trọng khỏi ảnh hưởng của Công Giáo La Mã ở phía Tây và định hình tương lai của Cựu Lục Địa.

?ẾT LUẬN

Cho đến nay đây là một trong những câu chuyện dài nhất, phong phú nhất trong quyển sách lịch sử của chúng ta, câu chuyện về Đế chế Byzantine chứa đầy những âm mưu, những kẻ soán ngôi, những kẻ thống trị đầy tham vọng và những cuộc chinh phạt — tất cả đều không che lấp được vẻ đẹp của Đế chế Đông La Mã giàu có và huy hoàng. Nhưng dòng chảy thời gian là một sự tàn nhẫn, và mọi đế chế hùng mạnh cuối cùng sẽ rạn nứt và sụp đổ dưới áp lực của nhiều kẻ thù muốn mở rộng biên giới và cướp đoạt của cải.

Vì vậy, một đế chế tồn tại gần một thiên niên kỷ — một tuổi thọ gần như chưa từng có trong lịch sử — đã kết thúc ở bước ngoặt quan trọng trong lịch sử — một kết thúc định mệnh, quyết định bởi bối cảnh chánh trị thay đổi nhanh chóng. Và chính cái kết này — sự sụp đổ bi thảm của Đế chế Byzantine — sẽ để lại tác động lâu dài cho Châu Âu trong nhiều thế kỷ tiếp theo.

*Phần Spin-off theo yêu cầu:

SỨC MẠNH HẢI QUÂN CỦA ĐẾ CHẾ BYZANTINE

?HỜI KỲ ĐẦU

Hải Quân Byzantine, cũng giống như bản thân Đế chế Byzantine, đều kế thừa từ Đế chế La Mã. Vào năm 323 Công Nguyên, Hoàng đế Constantine đánh bại một hạm đội gồm 350 chiếc “triremes” và một đội 200 chiếc liburna của Hoàng đế Licinius trong một cuộc nội chiến dữ dội vào thế kỷ 4. Trong thời kỳ đầu, cơ cấu tổ chức và công nghệ của Hải Quân Byzantine tương tự như Hải Quân La Mã. Khi đó, Vương quốc của người Vandal ở Carthage (428-534) trỗi dậy, các vị hoàng đế phương Đông buộc phải tập trung vào nâng cấp hạm đội của họ. Mối đe dọa mới đến từ những người Ả Rập, những người sống trên sa mạc nhưng cuối cùng lại thành thạo hải chiến và chinh phục phần lớn các hòn đảo lớn ở Địa Trung Hải.

?HỜI CỦA VƯƠNG TRIỀU MACEDONIA 

Hải Quân Byzantine đạt tới trình độ đỉnh cao dưới Vương triều Macedonia (867 — 1056). Lúc này, Hải Quân Byzantine được chia thành Hạm đội Hoàng gia, dưới quyền lãnh đạo của Đại Đô Đốc (Great Drungarios), và các hạm đội cấp vùng hoặc hạm đội chuyên biệt, đứng đầu là các chỉ huy (strategoi). Trong số đó có ba hạm đội lớn: Hạm đội Cibyrhaeotic (đóng ở đảo Cyprus và đảo Rhodes), Hạm đội Samian (đóng ở đảo Samos thuộc vùng thuộc địa Hy Lạp) và Hạm đội Aegean (đóng ở vùng phía Bắc biển Aegea). Còn các hạm đội nhỏ chuyên biệt đóng vai trò như một cảnh sát biển. Còn Hạm đội Hoàng gia, hùng mạnh hơn cả 3 hạm đội kia, đóng vai trò là lực lượng chiến đấu chính khi xảy ra chiến tranh. Có một điểm đặc biệt trong lực lượng Hải Quân Byzantine là sự hiện diện của một đội ngũ tương tự như các xạ thủ hay sĩ quan pháo binh trong hải quân hiện đại. Những người này được gọi là “siphonarioi”, điều khiển một ống lớn bắn ra “lửa Hy Lạp” (Greek fire).

?HỜI KỲ SAU

Vào cuối thế kỷ 11, kẻ thù chính của lực lượng hải quân là người Norman từ Miền Nam nước Ý. Tuy nhiên, lực lượng hải quân lúc này đã suy yếu trầm trọng và các Hoàng đế phải dựa vào sự giúp đỡ của các đồng minh là người Venice và người Genova. Tình hình này càng trở nên trầm trọng vào cuối thế kỷ 13 (trước đó đã bị chinh phục trong cuộc Thập Tự Chinh Thứ 4 và sau đó được phục hồi nhưng đang là một đế chế suy yếu). Sau khi khôi phục, các hoàng đế đầu tiên đã sai lầm khi cho rằng bằng cách dựa vào sức mạnh hải quân của các đồng minh Genova, họ hoàn toàn có thể làm được mà không cần duy trì một hạm đội với chi phí đặc biệt lớn. Những nỗ lực xây dựng lại hải quân dưới thời Andronicus III đã thất bại.

?Ơ CẤU HẢI QUÂN

Nhiều tài liệu cho rằng trong biên chế Hải Quân Byzantine có ít nhất là 3 loại Dromon (là loại chiến hạm “galley” chủ yếu của Đế chế Byzantine). Loại đầu tiên, là Ousiako, chứa thủy thủ đoàn từ 100-108 người, đây là loại thuyền 2 tầng mái chèo, với tầng mái chèo dưới hoạt động chính, tầng trên khi diễn ra hoạt động chiến đấu sẽ được xếp lại. Loại thứ hai, là Pamphylos với sức chứa thủy thủ đoàn từ 120-160 người. Loại cuối cùng là một loại thuyền Dromon chuyên dụng, với thủy thủ đoàn gồm 200 người, năm mươi người ở khoang dưới, và 100 người ở boong trên chia làm 2 bên, cùng với 50 lính thủy đánh bộ.

Hoàng đế biết rằng người Pisan có kỹ năng chiến đấu trên biển rất đáng gờm và sợ đụng độ với họ. Vì vậy, ông đã ra lệnh bọc đồng trên tất cả các con thuyền và làm các đầu biểu tượng bằng sắt hình sư tử và các loại thú hoang dã khác, miệng mở ra và được phủ bởi các miếng vàng, để khi các chiến hạm này xuất hiện cũng đủ để đe dọa kẻ thù. “Lửa Hy Lạp” dùng để tấn công đối phương sẽ đi qua miệng của những cái đầu này, khiến chúng có vẻ như đang phun ra lửa.

?ỬA HY LẠP

Thuật ngữ “lửa Hy Lạp” không được sử dụng cho đến tận thời của các cuộc Thập Tự Chinh ở Châu Âu. Một số tên gọi ban đầu được biết đến như “lửa biển”, “lửa nhân tạo” và “lửa La Mã”. Tên gọi “lửa La Mã” là do người Hồi (tộc người ăn món chính này nhiều nhất) đặt ra do họ tin rằng người Byzantine giống người La Mã hơn là người Hy Lạp.

“Lửa Hy Lạp” được cho là do một nghệ nhân người Syria tên là Kallinikos (hay còn gọi là Callinicus) thiết kế vào thế kỷ 7 Công Nguyên (khoảng năm 673). Vũ khí này được sử dụng lần đầu tiên bởi Hải Quân Byzantine và cách thức sử dụng phổ biến là bắn lửa thông qua một cái ống đồng lớn lên thẳng thuyền đối phương. Thông thường hỗn hợp phát lửa sẽ được lưu giữ trong các thùng áp suất được gia cố bằng nhiệt, và được dẫn lên ống bằng máy bơm trong khi những người vận hành được bảo vệ đằng sau những cái khiên sắt lớn.

Phương tiện sản xuất nên loại vũ khí này được cất giữ như một bí mật quốc gia ở cảng Galata, cũng như thành phần điều chế nên hỗn hợp phát lửa chỉ được phỏng đoán hoặc mô tả đại khái qua các tác phẩm của Công chúa Anna Komene, con gái của Hoàng đế Alexios I Komenos, dưới đây là một đoạn mô tả đại khái:

“Ngọn lửa này được tạo ra bởi các thủ pháp sau đây. Từ những cây thông và một số loại cây thường xanh khác khi cô đọng sẽ thu được một chất nhựa dễ cháy. Chất này được trộn với lưu huỳnh và cho vào các ống sậy, và được những người đàn ông khỏe mạnh thổi vào với hơi thở mạnh bạo và liên tục. Theo cách này, chất này gặp ngọn lửa được thắp trên đỉnh, bắt nhiệt và bùng ra như một cơn lốc lửa thẳng vào mặt kẻ thù.”

Để mô tả tác động của vũ khí này, “lửa Hy Lạp” thường được so sánh với bom napalm. Lửa cháy lan rất dữ dội, có thể cháy được trên mặt nước trong một thời gian ngắn.

?ƯỚC HIỆU HẢI QUÂN BYZANTINE 

Megas Doux: Đại Công Tước, tương đương với Đại Đô Đốc thời hiện đại, nắm quyền tổ chức lực lượng hải quân Byzantine, là người nắm vững bí mật chế tạo “lửa Hy Lạp”. Vào cuối triều đại Palaeologos, chức vị này kiêm luôn đứng đầu bộ máy chính phủ, không chỉ riêng Hải Quân nữa. 

Megas Drungarios: cấp dưới của Megas Doux, phụ trách bổ nhiệm các chỉ huy hải quân. 

Drungarios: chỉ huy hải quân tương đương với chỉ huy quân đội. 

Katepano: thống đốc của một lãnh hải riêng, ví dụ như Catapanate of Italy, một chức danh được mở rộng ra vào thế kỷ thứ 9.

?ÁC SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý

Năm 468: Đế chế tập hợp một hạm đội khổng lồ với hơn 1 vạn chiến hạm cùng khoảng 10 vạn lính để hủy diệt Vương quốc của người Vandal. Tuy nhiên, vị chỉ huy bất tài của hạm đội Basiliscus đã thất bại. Hạm đội này, với chi phí tổ chức lên tới 13 vạn pound vàng, gần như làm phá sản Đế chế.

Năm 534: Hoàng đế Justinian điều một hạm đội lớn cùng đội quân 1 vạn 6000 người do Belisarius chỉ huy (trong đó 1/3 là đội kỵ binh  đa vũ khí cùng ngựa) để chinh phục thành Carthage của người Vandal. Chiến dịch thành công vang dội nhờ vào ưu thế quân số, cùng với sức mạnh hủy diệt của đội kỵ binh Cataphract, những người thành thạo vũ khí tầm xa cũng như chiến đấu tay không.

Năm 626: thành Constantinople đối mặt với mối nguy hiểm cực độ khi chịu hai mũi tấn công từ người Ba Tư và người Avar / Slav. Vào đợt tấn công cuối cùng vào ngày 10 tháng 8, hạm đội của người Slav bị đánh bại và đội lục quân của họ cũng bị đẩy lùi, họ chịu thương vong nặng nề bắt buộc phải thoái lui.

Năm 644: Hạm đội tái chiếm lại cảng Alexandria từ người Ả Rập, mặc dù chiến thắng chỉ là tạm thời. Để đáp lại, người Ả Rập tiến hành xây dựng hạm đội riêng của họ. 

Năm 655: trận hải chiến lớn nổ ra giữa người Ả Rập và Đế chế Byzantine ở vị trí dọc bờ biển Lycia, với một thất bại hoàn toàn của Đế chế Byzantine. 

Năm 677: Trận Syllaeum

Năm 618: Bảo vệ thành Constantinople khỏi sự xâm lược lần thứ 2 của người Ả Rập. 

Năm 747: Người Byzantine hủy diệt hạm đội Ả Rập đóng tại cảng Alexandria.

Năm 867: Hạm đội Byzantine đánh lạc hướng tấn công của người Ả Rập ở bờ biển Dalmatia.

Năm 905: Himerius, Nguyên Soái của Hạm đội dành chiến thắng tại Biển Aegea trước hạm đội Ả Rập. 

Năm 912: Himerus bị đánh bại bởi hạm đội Ả Rập dẫn đầu bởi kẻ phản bội người Hy Lạp là Leo xứ Tripoli.

Năm 924: Hạm đội Hoàng Gia tiêu diệt hạm đội của Leo xứ Tripoli ở Lemnos.

Năm 960: Bao vây đảo Crete.

Năm 968: Bao vây đảo Cyprus. 

Năm 1104: Hạm đội Byzantine chiếm lĩnh vùng Laodicea và các thị trấn ven biển cách xa Tripoli.

Năm 1169: một Hạm đội lớn của Đế chế Byzantine với hơn 200 chiến hạm được gởi tới hỗ trợ các chiến binh Thập Tự Chinh của Vương quốc Jerusalem tiến hành xâm lược Ai Cập bởi Hoàng đế Manuel I Comnebus.

Năm 1225: Hạm đội Nicaea bao vây đảo Lesbos, Chios, Samos và Icaria.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *