“ Quá đủ để cho người dân quốc gia chúng ta không hiểu về hệ thống ngân hàng và tiền tệ. Vì nếu họ hiểu, tôi tin chắc chắn sẽ có một cuộc cách mạng ngay sáng mai.” Henry Ford
SỰ RA ĐỜI CỦA “CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ” FEDERAL RESERVE (FED).
Mọi thứ bắt đầu vào tháng 4 năm 1658 đến 22 tháng 1 năm 1971, một nhà ngân hàng, nhà thương mại người Scoltland có tên William Paterson.
Paterson bắt đầu sự nghiệp của mình với công ty thương mại quốc tế Merchant Taylors và năm 1694 ông bắt đầu thành lập ngân hàng Anh quốc Bank of England và hoạt động như ngân hàng của Chính phủ.
Nước Anh thời đó chịu đựng qua chiến tranh hơn 50 năm, nền tài chính kiệt quệ, Chính phủ cần có một nguồn tiền tài chợ cho các hoạt động chính trị và Paterson đề xuất cho một khoản vay 1.2 triệu bảng (tương đương với £27,880,000,000 hiện nay) cho chính phủ Anh, Để đổi lại, chính phủ Anh đem lại cho Paterson một số đặc quyền, trong đó có đặc quyền về phát hành tiền tệ. Chính phủ Anh đã xác nhận và phê duyệt ý tưởng đó. Và chúng ta thấy NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TƯ NHÂN đầu tiên trên thế giới ra đời.
Với Ngân hàng tư nhân do chính Paterson sở hữu, ngân hàng trung ương Anh, Paterson có khả năng phát hành và đưa ra các khoản tiền vay được tự tạo ra (nói cách khác nó được tạo ra từ hư vô) tới Chính phủ Anh và tất nhiên có tính lãi suất với chính phủ.
Chúng ta hãy cùng chuyển tới thế kỷ 20, và cùng chuyển qua nước Mỹ, với 2 lần cố gắng thành lập ngân hàng trung ương Mỹ để có thể tự in tiền nhưng thất bại. Một chính trị gia, và là người lãnh đạo đảng Cộng Hòa tên Nelson Wilmarth Aldrich xuất thân từ gia đính trung lưu người Anh nhập cư qua Mỹ. Hầu hết mọi người đều không biết về anh ta, nhưng những gì mà anh ta làm thì tất nhiên vẫn còn ảnh hưởng vô cùng dã man con ngan cho đến tận ngày hôm nay.
Vào tháng 12 năm 1910 thượng nghị sĩ Nelson Wilmarth Aldrich đã bí mật cùng 6 người đàn ông trên chuyến xe lửa tới một địa điểm tất nhiên cũng bí mật. 6 người đàn ông có quyền thay đổi vận mệnh nhân loại này gồm: Paul Warburg, Frank Vanderlip, Benjamin Strong, Henry Pomeroy Davison, Charles Norton, and Abe Andrews.
Image for postImage for post
Họ là những người đứng đầu ngân hàng, kho bạc, người đứng đầu các cơ quan chính phủ và có người là những người giàu nhất hành tinh tại thời điểm đó. Để tôi nói các bạn nghe 6 người họ nắm giữ 1/4 tài sản cũng như sự giàu có của cả thế giới.
Cuộc gặp mặt diễn ra bí mật đối với cả công chúng và Quốc hội, tránh xa mọi dự nhòm ngó từ báo chí. Địa điểm gặp mặt là hòn đảo Jekyll Island là nơi mà các nhà tài phiệt cư trú như gia tộc Rockefeller và JP Morgan. Như vậy những người đàn ông nắm trọng tay 25% tài sản của cả thế giới gặp nhau dưới một mái nhà. Họ đã làm gì?
Với cuộc họp kéo dài 9 ngày, họ đặt nền móng cho sự ra đời của NGÂN HÀNG TƯ NHÂN TRUNG ƯƠNG đầu tiên tại Mỹ. Sau này là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Những ngân hàng tại Mỹ đã đưa những thông tin sai lệch tới công chúng Mỹ về mục đích của sự ra đời này là để ổn định nền kinh tế cũng như phanh lại mỗi khi Wall Street vượt quá giới hạn về một vấn đề gì đó. Nhưng tại sao nó lại bí mật vì khi điều đó trở thành hiện thực nó sẽ đem lại cho số ít người có quyền tạo ra tiền từ không gì cả (không khí) và cho chính phủ vay.
Những người này cần một thứ gì đó để lòe mắt Quốc hội cũng như người dân, họ soạn ra “The Federal Reserve Bill.”và bàn thảo để thành lập ra FED. Tất nhiên họ có những người có ảnh hưởng trong Quốc hội để thúc đẩy sự thông qua dự thảo. Họ tiếp tục lòe mắt người dân Mỹ bằng cách đưa thông tin cho báo chí nói rằng chính dự thảo thành lập một ngân hàng trung ương (Cục dự trữ liên bang Mỹ) là một sự phá hủy hệ thống ngân hàng, họ tự diễn họ là người bất lợi. “It would ruin the banks!” là tiêu đề của nhiều tờ báo. Hầu hết những người đọc những từ báo đó đều cho rằng thứ gì gây bất lợi cho ngân hàng sẽ có lợi cho người dân và cộng đồng. ĐÓ chính chú ngựa thành Troia mà người dân Mỹ đã chấp nhận.
Họ tiếp tục lòe Quốc hội Mỹ bằng cách đưa những điều luật vào dự thảo nhằm hạn chế quyền lực cũng như xóa bỏ một số quyền của Quốc hội đối với Ngân hàng trung ương. Và Khi hầu hết các thành viên trong 535 thành viên của Quốc hội nghỉ lễ dịp Giáng Sinh tại nhà, bản dự thảo đã được thông qua với 25/43 phiếu bầu. Và được Tổng thống vừa được chọn Woodrow Wilson (1913–1921) ký thông qua vào năm 1913. Cùng với đó là Sự độc quyền cho nhóm nhỏ những người có quyền in và tạo ra tiền tệ tại Mỹ. Dự thảo “The Federal Reserve Bill.” sau đổi thành Chính sách tiền tệ Liên bang nhằm trao quyền phát hành tiền tệ vào tay Ngân hàng tư nhân. Nó chính là giấy phép hay chứng nhận quyền in tiền.
FED được Tổng thống Woodrow Wilson (1913–1921) ký thông qua vào năm 1913.
Ngày nay Cục dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan quyền lực nhất Hoa kỳ, và họ không hề thấy xấu hổ khi thừa nhận điều đó. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Chủ tịch FED Alan Greenspan được hỏi “Mối quan hệ chính xác giữa chức vụ Chủ tịch FED và Tổng thống là như nào?”. Greenspan trả lời “Trước hết, FED là một cơ quan độc lập, nghĩa là về cơ bản không có cơ quan nào có khả năng tác động được đến, do vậy mối quan hệ là như nào thực sự không quan trọng” . Thêm vào đó FED thậm chí còn không thể bị điều tra bởi bất kỳ cơ quan nào. WOWWW…
Như vậy Ngân Hàng trung ương bắt đầu từ Anh sau đó lan đến Mỹ và quay trở lại ảnh hưởng và tới Châu Âu và toàn bộ thế giới với quyền lực tập trung và hợp nhất với nhau. Hiện tại trên thế giới ngày nay vẫn còn các quốc gia không có hệ thống Ngân hàng TW, đó là Triều Tiên, Iran, Cuba. Cho đến năm 2000 danh sách bao gồm cả Afghanistan, Iraq, Libya. Nhưng hãy nhìn vào những gì quân đội Mỹ làm tại 3 quốc gia trên.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Đồng USD trở thành loại tiền dự trữ trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa là tất cả các ngân hàng TW tại mọi quốc gia trên thế giới đều phải dự trữ đô la trong ngân khố, và nó cũng có nghĩa là tất cả các loại tiền tệ khác đều được bảo hộ bởi đồng đô la, Như vậy tất cả mọi người dân trên thế giới đều có mối quan hệ tới hệ thống tiền tệ của FED. Cùng với đó là hệ thống Bretton Woods ra đời vào năm 1944, nó là hệ thống quy định đồng đô la được bảo trợ bằng VÀNG, một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ. Nghĩa là tiền tệ của một quốc gia được dự trữ bằng USD nhưng việc in tiền phụ thuộc vào lượng vàng quốc gia đó có, hiểu đơn giản là thằng nào nhiều vàng thì nhiều tiền.
.
NHƯNG thật không may cho nhân loại, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn kể từ năm 1971. Khi USD được bảo trợ bởi bản vị vàng, đồng USD đã tụt giá, lượng vàng đổ cho chiến tranh tại VN quá lớn. Tổng thống lúc đó là anh Pờ re si đừn Nixon đã tuyên bố trên truyền hình “I have directed Secretary Connally to suspend temporarily the convertibility of the dollar into gold and other reserve assets.” bãi bỏ bản vị vàng, nghĩa là việc in tiền USD không còn phụ thuộc vào vàng nữa, muốn in bao nhiêu thì in *ggwp*
Như vậy các bạn có thể thấy lịch sử của việc thành lập nên FED với quyền lực độc lập vô đối trên toàn thế giới với Super Power là khả năng tự tin tiền vô hạn mà không phải hỏi ý kiến bố con ai.
Điều đó dẫn tới hệ lụy dã man con ngan gì tới ngày hôm nay, xin mời các bạn đọc tiếp.
Thứ nhất, USD không được bảo trợ bởi bất kỳ thứ gì kể từ sau quyết định bãi bỏ bản vị vàng, điều đó có nghĩa là tất cả các loại tiền tệ khác trên thế giới được bảo trợ bởi đồng USD cũng có nghĩa là không được bảo trợ bởi bất kỳ thứ gì ngoại từ niềm tin vào Chính phủ Mỹ. Niềm tin giúp bạn trao đổi tiền tệ qua lại với nhau và với hàng hóa và dịch vụ, mặt khác nó là thứ được tạo nên bởi sự thiếu hiểu biết của con người về hệ thống tiền tệ cũng như hiểu biết về thế lực điều khiển dòng tiền. Tất cả loại tiền tệ đó được gọi là “Fiat Money” Fiat tiếng latinh nghĩa là “ Let it be done” :(( Như vậy chúng ta coi như xong con ong!
Thứ hai, việc in tiền của FED vô tội vạ có tác động tới tất cả các Fiat money. Việc bảo trợ bởi không gì cả tới tất cả các loại tiền dẫn tới mỗi khi FED in tiền sẽ làm LOÃNG NGUỒN CUNG TIỀN của mọi quốc gia do việc dự trữ USD trong ngân khố. Việc tăng nguồn cung tới nền kinh tế là nguyên nhân dẫn tới việc giảm giá trị của mọi loại tiền tệ. Tôi sẽ giải thích kỹ hơn bên dưới.
Thứ ba, việc FED không bị giám sát bởi bất cứ tổ chức nào, sẽ dẫn tới việc nói kiểu chợ búa là thích làm gì thì làm, làm sai bố láo cũng không ai biết. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay như nới lỏng hay thắt chặt của FED có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chính phủ Mỹ có ngu ngốc đến mức tự in ra nhiều tiền, tự tạo ra làm phát cho chính đồng USD của mình? Thực sự là không, ở đây tôi không muốn phân tích sâu vì nó sẽ rất dài, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn bộ film của tác giả Mike Maloney nói về lịch sử tiền tệ, Chính phủ Mỹ tự in ra tiền như nào, họ gian lận và lừa dối cả thế giới như nào đây là phần 4 năm trong số 8 phần. Để tôi bật mí cho các bạn thêm đó là Mỹ chính là nước xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới.
“Khi tôi hoặc bạn viết 1 tấm Séc, thì bạn phải có đủ tiền trong tài khoản để cover cho tấm Séc đó, nhưng khi FED viết 1 tấm Séc, sẽ không cần phải có tiền gửi trong ngân hàng để được viết. Mà khi FED viết Séc, nó là tạo ra tiền” Public Services Department, Federal Reserve Bank of Boston, 1984.
Như vậy, khi FED viết 1 tờ Séc nó sẽ tạo ra tiền trong tài khoản mà không cần chứng minh gì cả. Nực cười thay nó lại là loại tiền hợp pháp để mua bán trao đổi trong nên kinh tế, và một phần nữa của việc tạo ra tiền không thể kể đến đó là các Ngân hàng thương mại. Mỗi khi bạn vay một khoản tiền tại ngân hàng để mua sắm, kinh doanh … đơn giản là họ chỉ cần tạo ra các con số điện tử và thêm nó vào tài khoản của bạn và tất nhiên rồi không thể thiếu lãi suất. (chắc nhiều bạn nghĩ những con số này họ lấy để cho bạn vay là từ tiền gửi của người khác, thật xin lỗi các bạn, hãy xem film của Mike mà tôi vừa giới thiệu)
“Each and every time a bank makes a loan, new bank credit is created — new deposits — brand new money.” Graham F. Towers, governor of the Central Bank of Canada (1934 to 1955)
Như vậy về cơ bản, mỗi lần Ngân hàng tạo ra khoản vay, họ không cần khoản tiền gửi từ bất kỳ ai để cho bạn vay, đơn giản là họ tạo ra các con số trên máy tính. 97% lượng tiền được tạo ra như vậy, chỉ có 3% là lượng tiền giấy và các đồng coin mà chúng ta mang theo. Một điều tuyệt vời đó là họ có thể cho vay gấp 10 lần lượng tiền dự trữ họ có. wowwwwwwww…
Sự mất giá trị của đồng USD
Khi các khoản vay càng ngày càng được tạo ra, nhiều tiền sẽ được tạo ra hơn, tất cả các loại tiền trên thế giới đang lưu thông càng ngày càng giảm giá trị. Cái đó được gọi là LẠM PHÁT. lạm phát được hiểu theo một nghĩa khác là sự tăng lên của nguồn cung tiền. Chúng ta hãy cùng xem FED đã phá hủy sức mua cũng như giá trị của đồng USD như thế nào.
Đồng USD đã bị mất tới gần 100% giá trị cũng như sức mua kể từ khi FED được thành lập năm 1913 cho đến ngày hôm nay 2019. Món đồ 2000$ bạn mua ngày nay thì chỉ mua được món đồ 100$ tại năm 1913.
Khi bạn vay tiền tại ngân hàng, sẽ có các khoản vay, và họ sẽ điền vào những form mẫu, cái đó chính là giấy ghi nợ. Với hệ thống ngân hàng nợ chính là tiền.
“Nếu không có nợ trong hệ thống tiền tệ, sẽ chẳng có tiền gì cả” Marriner Stoddard Eccles, U.S. banker, economist, member and chairman of the Federal Reserve Board.
Như vậy thay vì Vàng là xương sống của nền kinh tế, thì bây giờ nó là Nợ. Nó được gọi là “ Hệ thống tiền tệ dựa trên Nợ” Nó đòi hỏi phải có nợ để cho nền kinh tế hoạt động. Mọi quốc gia, hầu hết tất cả mọi người càng ngày càng dính vào nợ. Để tôi bật mí cho các bạn điều này nữa nợ của người này chính là tài sản của người kia.
FED và các ngân hàng TW trên toàn thế giới có quyền điều chỉnh nguồn cung tiền và điều chỉnh luôn cả giá cho vay, nó là lãi suất cho vay. Hãy nhìn vào các đợt điều chỉnh lãi suất của FED trong các cuộc khủng hoảng tiền tệ. có rất nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ, hầu như ít ai được học hay biết nhưng tôi sẽ lấy 1 Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng nhà đất kéo theo khủng hoảng về tài chính năm 2008.
=> vào năm 2001 chủ tịch FED Alan Greenspan đã cắt giảm lãi suất cho vay xuống còn 1% để khắc phục hậu quả của bong bóng dot com xảy ra và khi lãi suất cho vay giảm nó sẽ khuyến khích người dân vay tiền, khi bạn vay với lãi suất thấp sẽ tiết kiệm rất nhiều cho việc trả lãi trên các tài sản thế chấp. Ngài chủ tịch nghĩ rằng nó có thể tạo ra ảnh hưởng kích thích nền kinh tế, khi mọi nguời vay nhều hơn, họ bắt đầu mua nhà, dẫn tới việc giá nhà đất tăng cao chóng mặt, mọi nguời cảm thấy mình giàu hơn và kiếm được nhiều hơn, vòng quay bắt đầu chạy, vay nhiều hơn để mua nhiều hơn, tuy nhiên việc vay quá nhiều dẫn tới bong bóng nhà đất xảy ra khi chỉ cần vài người bắt đầu xù nợ.
Hậu quả nó để lại là gì, chắc các bạn xem tv báo chí có thể biết được. Một cuộc sụp đổ tồi tệ, căng thẳng stress, thất vọng kéo dài trong nhiều năm sau…đè nặng lên người dân Mỹ khi AIG là công ty chịu trách nhiệm cho tất cả các khoản bảo hiểm của người dân Mỹ phá sản. Hệ thống ngân hàng của Mỹ phá sản: JPmorgan Chase phá sản, Citibank phá sản, Bank Of America phá sản, Goldmand Sachs phá sản… Châu Âu, Châu Á, Trung Quốc, Nhật bản phá sản, nền kinh tế thế giới sụp đổ… Có thể tôi và các bạn đều chưa trải qua nên chưa hiểu hết được 2 chứ Khủng hoảng và đại suy thoái kéo dài tồi tệ trong nhiều năm liền.
Hậu quả đã có nhưng những rốt cục nguời gánh chịu vẫn là người dân, trong khi không có bất kỳ ai giới trong giới ngân hàng phải ngồi tù hay phải chịu trách nhiệm cho những thứ họ gây ra. “Too Big to fail” Quá lớn để sụp đổ là câu nói của Ngài Chủ tịch FED Alan Greenspan khi nói về cuộc in tiền để giải cứu hệ thống ngân hàng.
Thế giới đang đi về đâu, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trước hết, chúng ta hãy cùng cảm ơn những nhà tài phiệt và các thế lực đã tạo ra một trong những phát minh quan trọng đó là tín dụng (cái cục đen xì bên trên dưới) nhờ nó mà nền kinh tế mới có sự tăng trưởng và phát triển như ngày hôm nay. Nhưng tất nhiên là sẽ kéo theo những chu kỳ (market cycle) và dĩ nhiên nó là phát triển sau đó đến bong bóng, suy thoái. Khi nó phát nổ những gì còn lại chỉ là sự giàu có thêm lên cho những nhà tài phiệt và giới tinh hoa và sự nghèo khó và nai lưng ra làm để trả nợ cho những người dân, hãy nhìn vào bài học năm 2008.
Chúng ta hay quay trở lại hiện tại năm 2019. Tôi không phải là chuyên gia phân tích kinh tế, nên tôi sẽ chỉ đưa ra các số liệu để bạn tham khảo điều gì sẽ xảy ra sắp tới. Tôi xin trả lời đó là KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, và kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo giám sát nợ toàn cầu của Viện tài chính Quốc tế Institute of International Finance (IIF) khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 250.000 tỷ USD vào quý I năm 2018, tương đương 330% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Nói cách khác chúng ta có thể nắm giữ tiền không tiêu dùng từng sản phẩm dịch vụ được sản xuất trên hành tinh trong 4 năm nữa vẫn không đủ để trả hết nợ. Đây là khoản vay của các hộ gia đình, chính phủ, doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp là nợ ngân hàng, và trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ này tăng từ 149 nghìn tỷ USD năm 2007 lên mức 250 nghìn tỷ như hồi đầu 2018. Số nợ của chúng ta nó sẽ không bao giờ dừng lại.
Theo các bạn chúng ta có thể trả được hết nợ không. Câu trả lời là không bao giờ!!!
Với cỗ máy kinh tế hoạt động dựa trên Nợ. Và với kế hoạch tăng lãi suất của FED 3 lần trong năm 2019 và dự kiến sẽ giảm lãi suất để chuẩn bị cho khủng hoảng sẽ là tín hiệu cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Tóm lại việc FED in tiền để giải cứu các ngân hàng từ các cuộc khủng hoảng trước + Giá trị đồng USD cùng các loại tiền tệ khác gần như mất giá trị + FED điều chỉnh lãi suất sẽ là tiền đề cho cuộc khủng hoảng tín dụng sắp tới.
Nếu các bạn google sẽ thấy chu kỳ các cuộc khủng hoảng sẽ là tầm 10 năm.
Image for postImage for post
Các cuộc khủng hoảng do FED điều chỉnh lãi suất cho vay.
Các bạn có thể thấy lãi suất (Funds rate) FED đang để là 0% trong vòng gần 7 năm. 7 năm đó sẽ là lượng tiền được bơm ra thị trường cực lớn đó các bạn…!!!!! Để hiểu được ngân hàng TW tạo ra các cuộc khủng hoảng suy thoái như nào các bạn hãy đọc bài viết giải thích cỗ máy nền kinh tế vận hành như nào qua bài viết của tỷ phú Ray Dalio
Và tiếp theo các bạn có thể thấy rõ lượng tiền mà chính phủ Mỹ đã in ra, chỉ trong vòng chưa đến 8 năm, từ 500 tỷ USD được in từ năm 2009 đã lên tới xấp xỉ 4.5 nghìn tỷ USD, dân trader người ta gọi là gần X10 đó các bạn. Lượng cung tiền được bơm ra nhiều đồng nghĩa với việc giá cả mọi thứ phải tăng cao lên để tương ứng với lượng tiền đó.
Image for postImage for post
Điều tôi muốn nói ở đây là việc tạo ra tín dụng và cơn khát tín dụng sẽ luôn tạo ra chu kỳ nhưng lần này sẽ khủng khiếp và dã man hơn những lần trước. Nó sẽ ở quy mô toàn cầu vì mọi thứ đều đang phình to lên gấp rất nhiều lần và mọi thứ cũng được kết nối và liên quan tới nhau ở mức độ lớn hơn thập kỷ trước rất nhiều. Hãy suy nghĩ và kết nối những điều tôi nói ở trên và những gì đang xảy ra tại thời điểm hiện tại.
USD được tạo ra như là một công cụ để các bạn nai lưng ra làm hàng năm trời, để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nó sẽ bị lấy đi mất những gì bạn có nếu như bạn không tỉnh táo và chạy theo một cuộc đua không có hồi kết. MIKE MALONEY có nói một câu cực hay đó là “Sự giàu có không mất đi mà nó được chuyển từ người này sang người khác” và “Sự giàu có chính là thời gian và sự tự do của bạn”.
(Thiên Nguyễn )