Tại sao những kẻ bạo loạn ở Tòa nhà Quốc hội lại bất cẩn để bị chụp ảnh hay quay phim lại? Bọn họ không biết rằng đây sẽ là bằng chứng chống lại họ sao? Sao giờ đây họ lại sợ hãi khi thấy chính phủ đang đưa lệnh bắt?
Bạn vẫn còn nhớ tấm ảnh này chứ? (Hình 1)
Khi đang dắt chó đi dạo ở Công viên Trung Tâm (New York), Amy Cooper đã để con chó của mình chạy rông trong công viên, điều đi ngược lại với nội quy ở đây. Một người đàn ông ở đó để ngắm chim chóc đã bắt gặp con chó và tìm đến Amy để bảo cô ta phải tuân theo những quy định của công viên và phải xích con chó lại. Tuy nhiên, Amy đã từ chối. Người này đề nghị thêm lần nữa, nhưng Amy đã gọi báo cảnh sát. Trong cuộc điện thoại, Amy nói rằng cô ta đang “bị quấy rối” và gặp nguy hiểm. Đặc biệt là, cô ta lại đề cập rằng người đang quấy rối cô ta là người da đen bằng một giọng điệu sợ hãi và khóc lóc.
Nhưng, người đàn ông này từ đầu đã quay lại toàn bộ sự việc bằng điện thoại của mình. Không khó để chúng ta thấy rằng, cô ta không hề bị động tới một lông nào cả và chẳng cũng chẳng đứng trước mối nguy hiểm nào. Toàn bộ diễn biến đã bị cô ta đổi trắng thay đen, bất kể biết là mình đang bị quay phim.
Và, có lý do để Amy chẳng thèm bận tâm chuyện người ta ghi hình hành vi đó lại. Cô ta biết thừa rằng, khi cảnh sát tới, hiển nhiên họ sẽ chỉ công nhận lời cô ta là đúng và bắt người đàn ông, người từ đầu vốn chỉ ở đó để ngắm chim chóc. Thậm chí là, nếu cô ta nói rằng đã có cãi vã nổ ra thì có khi cảnh sát sẽ còn đánh hoặc bắn chết luôn người đàn ông đó. Kể cả khi có đoạn ghi hình toàn bộ sự việc, cảnh sát cũng sẽ chỉ thả cô ta đi và mặc kệ chuyện cô ta gọi cảnh sát với thông tin giả.
Nhìn ở mức độ sâu trong tiềm thức, cô ta đã biết thừa rằng lực lượng cảnh sát và hệ thống pháp lý của quốc gia này đứng về phía mình. Luật pháp không làm gì được cô ta. Có thể trong quá khứ, cô ta chưa từng phải chịu bất kỳ hậu quả nào cho những hành vi sai trái của mình.
Những người đêm đó tràn vào Tòa nhà Quốc Hội cùng tin, như là một chân lý, rằng luật pháp của sẽ không làm gì được họ. Đặc biệt là khi họ có nhau, dưới ngọn cờ của lý tưởng bảo thủ.
Trên cả là, tôi khá chắc chắn rằng hầu hết họ tin rằng họ chỉ đang làm như những người lính trong cuộc chiến giành độc lập của Mỹ. Họ không hề nhìn ra bản thân đang giống một kẻ phản quốc. Trong con mắt của họ, đêm đó họ là những “chiến sĩ ái quốc” đang tràn vào Tòa nhà Quốc Hội để “giải cứu” đất nước. Đây là câu chuyện về họ, với họ đóng vai những anh hùng chứ không phải những kẻ phản diện.
Hẳn rồi, họ biết thừa rằng xâm phạm vào Tòa nhà Quốc Hội là phạm pháp, đập phá tài sản công cũng là phạm pháp. Nhưng, cũng không khác gì Amy Cooper khi cô ta đã tin rằng mình sẽ không bị gì dù có báo cảnh sát với thông tin giả, họ cũng tin rằng không lý nào cảnh sát sẽ bắt hay phạt họ vì những tội “bé như con kiến”.
Và như một lẽ hiển nhiên, họ cứ thế mà muốn hình ảnh của mình được ghi lại và tự đăng chúng lên mạng xã hội. Bởi vì đây là thời khắc họ tỏa sáng. Lúc này với họ không khác gì giây phút “thà bỏ mạng chứ không chịu đánh mất độc lập quốc gia”, trừ một việc, họ còn chẳng phải chết. Giờ họ sẽ cố thủ trong Tòa nhà Quốc Hội, cầm tù những kẻ phản quốc như Nancy Pelosi và những người theo đảng Dân chủ, hỏi tội rồi từ hình hết cả. Cuối cùng là, tôn Trump lên làm Đại đế Hoa Kỳ.
… Chà… Thật sự là nghe như một cuộc chiến giành độc lập, nhưng theo chiều ngược lại.
“Đấy là một cuộc cách mạng!” – tuyên bố bởi Elizabeth, đến từ Knoxville, Tennessee.
Khoan đã, nếu như họ thật sự có học môn sử, hầu hết các cuộc cách mạng đều kết thúc với chuyện những “nhà cách mạng” bị giết.
Nhưng ông này chẳng hạn. (Hình 2)
Có vài người phản hồi rằng Amy Cooper đã phải nhận lấy hậu quả cho hành vi của cô ta mà. Ừ phải, đúng vậy. Và những kẻ đã xông vào Tòa nhà Quốc Hội cũng sẽ không khác gì.
Nhưng mà, các bạn có nghĩ rằng đây là lần đầu những kẻ này mặc kệ, lợi dụng lên pháp luật, hay là lợi dụng sự kỳ thị của chính hệ thống xã hội của chúng ta? Amy Cooper đã không để tâm chuyện bị ghi hình lại, bởi vì tất cả những lần trước đây của cô ta đều không có hậu quả nào xảy ra bất kể có bị quay lại hay không.
Câu hỏi mà tôi đang cố trả lời ở đây là, “tại sao” những người đó không lo bị ghi hình lại khi đang làm một chuyện phi pháp. Câu trả lời của tôi là:
Bởi vì chính họ đã đều từng phạm pháp trước đây và chẳng bị pháp luật nào trừng trị. Vậy thì, sao giờ đây phải lo chứ?