1. “Hiệu ứng gấu trắng”
Có một thí nghiệm nổi tiếng trong tâm lý học được gọi là “hiệu ứng gấu trắng”: họ yêu cầu những người được thí nhiệm không được tưởng tượng ra một con gấu trắng trong tâm trí họ, nhưng cuối cùng trong tâm trí đa số mọi người vẫn đều sẽ nghĩ về con gấu đó.
Nguyên nhân rất đơn giản : khi bạn cố gắng khống chế bản thân không nghĩ về một điều gì đó, bạn sẽ khuyến khích bản thân tăng lên sự chú ý với sự việc và nó dần hình thành tư duy mãnh liệt với sự việc đó.
Giống như khi chúng ta nhắc nhở bản thân đừng nghĩ đến đối phương, thông thường trong tâm trí sẽ vô thứ nghĩ đến những ký ức đã qua.
Chính vì thế, để khắc phục “hiệu ứng gấu trắng” trong cuộc sống. Trước hết, chúng ta không nên tránh đi những ký ức của mình với đối phương. Bạn có thể nói với bản thân một cách hào phóng : những ký ức này ngoại trừ việc khiến bản thân cảm thấy tiêu cực và lo lắng ra, thì cơ bản không có mối đe đọa nào quá lớn.
Ngược lại, bạn càng cố gắng thoát ra khỏi ký ức nó sẽ càng kéo bạn lại chặt hơn. Thay vì sống trong ký ức, cả ngày hoảng loạn không yên, chi bằng hãy tự cho bản thân thời gian và không gian để tiêu hóa nó.
Ví dụ : đọc một cuốn tiểu thuyết mà trước đây từng đọc nhưng chưa hiểu, xem tiếp bộ phim mà trước đây chưa xem hết. Chạy trong đêm đến mồ hôi ướt người, thậm chí bạn có thể ngủ trong vài ngày vài đêm. Nhưng nhất định phải bảo đảm rằng thời gian và không gian đó là dành cho bản thân mình, như vậy mới có thể thoải mái.
Nguyên nhân rất đơn giản, khi bạn không cố tình thoát khỏi con gấu trắng, thậm chí cảm thấy con gấu đại diện cho ký ức đó chẳng còn quan trọng, lúc này hiệu ứng gấu trắng đã không còn đáng để sợ hãi.
Nhưng chúng ta nên làm thế nào để buông được tình cảm đó?
Đầu tiên, bạn phải nhìn thấy được lòng tự trọng của bản thân.
2. Tự trọng > tình yêu.
Tại sao sau chia tay chúng ta hết lần này đến lần khác giữa đêm khuya vào xem tường của đối phương rồi lại lặng lẽ rời đi ?
Tại sao sau chia tay chúng ta hết lần này đến lần khác níu kéo nhưng lại bị từ chối?
Tại sao sau chia tay chúng ta vẫn ngốc nghếch giữ lại cho đ ối phương v ị trí trong tim?
Cô gái, em chỉ nhìn thấy sự quan trọng của tình yêu, mà lại quên đi mất em cũng là người có lòng tự trọng.
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ không để em chỉ ngẩng đầu nhìn đối phương mà lại không quan tâm đến cảm xúc của em.
Điều quan trọng nhất là : một đời người có thể có rất nhiều ái tình, nhưng một khi lòng tự trọng bị mất và chà đạp, rất khó để nhặt nó lên. Thậm chí có thể em sẽ tránh né tình yêu vì lòng tự trọng quá thấp.
Vì vậy, chúng ta phải mặc định một nhận thức :
Sau chia tay có thể bỏ đi đối phương, nhưng không thể vứt đi lòng tự trọng của chính mình.
Mỗi lần khi em nghĩ đến tiếp tục hèn mọn chờ đợi đối phương, em hãy nghĩ đến mỗi lần đối phương làm tổn thương lòng tự trọng của mình : sau chia tay anh ta liền có ngay người khác, trong khi em hèn mọn chờ đợi những tin nhắn lạnh lùng của người đó, anh ta có thể đang nhẹ nhàng xóa đi tất cả ảnh kỷ niệm của hai người chỉ trong một đêm.
Ai cũng có lòng tự trọng, cũng chỉ có chính bản thân mới nhìn thấy được lòng tự trọng của mình. Khi bạn cảm thấy lòng tự trọng lớn hơn tình yêu, bạn sẽ không sợ bị tổn thương bởi sự tấn công bất ngờ của ký ức.
Hãy nhớ rằng : người khác không mãi mãi bảo vệ bạn, chỉ có lòng tự trọng có thể làm được điều đó, vì vậy nên hãy đối xử tử tế với nó một chút.
Nếu như bạn nhặt lại được lòng tự trọng đã mất nhưng vẫn bị xáo trộn bởi những ký ức xuất hiện theo thời gian, nhất định hãy tìm ra những rắc rối mới thay vì những thứ cũ.
3. Cách thay đổi rắc rối.
Gloria Steinem là người phụ nữ đầu tiên của phong trào nữ quyền ở Mỹ. Đó cũng là người phụ nữ quyến rũ nhất trong mắt nam diễn viên nổi tiếng Jennifer Aniston.
Sau khi chồng mất, cô nói một câu : “Khi một người bị trầm cảm, khi mọi thứ đều vô nghĩa và buồn bã, cuộc sống này vẫn tiếp diễn, không có gì thay đổi.”
Điều này thực sự giống với tình huống khi nhiều người trong chúng ta không thể buông bỏ đối phương, thậm chí cô ấy còn là mất đi người chồng trong tim.
Chúng ta cũng chỉ là mất đi một đoạn tình cảm, liền cảm thấy thế giới không có người ấy là thế giới không có màu sắc. Thậm chí cảm thấy cuộc sống mất đi ý nghĩa và cả ngày chỉ quay quanh buồn bã thương xót.
Thứ bạn cần lúc này không phải là một bát canh gà tẩm bổ cho tâm hồn, càng không phải quay đầu hèn mọn níu kéo đối phương.
Bạn không có động lực chán nản, mà động lực lại đến từ rắc rối trong tâm.
Chi bằng có thể nghĩ rằng :
– Bố mẹ cũng đã 50 tuổi rồi, và tôi có bao nhiêu tiền tiết kiệm cho họ chữa bệnh dưỡng già?
– Kế hoạch của bên A tôi vẫn chưa sửa xong. Ông chủ sẽ trách tôi như thế nào đây?
– Luận văn tốt nghiệp đã được thay đổi nhiều lần và nếu tôi không học chăm chỉ, tôi sẽ không thể hoàn thành việc học của mình.
– Các sinh viên khác đã tìm được công việc yêu thích của họ, lập kế hoạch từng bước trong tương lai và tôi vẫn đứng yên.
Nhớ rằng, khi bạn bị ký ức đã qua đi đến làm phiền, hãy xem xem ngay sau đó nó có khiến ý chí của bạn có đi xuống hay không? Nếu không thể, bạn nên nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường của mình để tìm thấy động lực.
4. Trị liệu Thomas
Điều kinh khủng nhất không phải là tạm thời không buông bỏ được đối phương, mà là bạn đang tiếp tục cuộc sống trong bóng tối của quá khứ.
Tôi đề nghị cho bạn một phương pháp tâm lý : đừng lúc nào cũng sống trong quá khứ không có cách nào giải thoát, bạn phải học cách thiết lập một khoảng thời gian lo lắng. Ví dụ, mỗi tối dành 30 phút để nghĩ lại về những kỉ niệm đã qua, bạn có thể lo lắng, có thể tùy ý khóc to một trận. Trong vòng 30 phút này đừng ngăn cản bản thân buồn bã. Nhưng sau khi thời gian đó qua đi, việc phải làm vẫn cần làm, thứ cần theo đuổi vẫn cần theo đuổi. Bởi vì, lo lắng của ngày hôm nay đến đây thôi là ổn.
Đến khi thói quen này được phát triển theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng trạng thái cảm xúc của bạn ổn định hơn nhiều so với trước đây, đồng thời thời gian ngủ và hiệu quả làm việc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
Bởi vì bạn đã hình thành một ám hiệu cho tâm lý : ngày nào tôi cũng có một thời gian nhất định để lo lắng buồn bã, vậy thì tại sao tôi phải dành quá nhiều thời gian cho việc này ?
Nhớ rằng : đừng cố chạy thoát nỗi lo âu, hãy điều trị nó một cách hợp lý.
5. Lấy lại cuộc sống của mình
Tại sao lại là lấy lại cuộc sống?
Bởi vì chúng ta bắt đầu từ lúc quen biết đối phương, những thói quen và lối sống cũ đã thay đổi một cách tinh tế.. Bước cuối cùng của buông bỏ một người là lấy lại cuộc sống của mình.
Ví dụ : tôi thích uống cafe vào một buổi chiều yên tĩnh, giữ một trong những cuốn tiểu thuyết yêu thích của tôi để đọc. Mỗi tuần đều thể dục thường xuyên, cùng hội chị em shoping mua sắm dạo phố.
Bản thân đã từng vì tình yêu mà bỏ đi sở thích của mình, đều có thể lấy lại từ đầu. Tháo gỡ đi những hạn chế, có thể đi hát hò, có thể đi uống rượu,….
Nhưng mục đích của những việc này không phải là để bạn trút ra nỗi lòng, chỉ là để cho bạn trung thành với cuộc sống của mình, đồng thời tự tận hưởng nó. Chứ không phải lấy ký ức để sống. Tìm lấy một điểm hỗ trợ : không có chuyện gì cũng nên gọi điện cho người thân nhiều một chút, cùng bạn thân đi ăn haidilao, lúc làm việc vẫn giống như trước mạnh mẽ quyết đoán, được cấp trên công nhận.
Dấu hiệu bạn lấy lại được cuộc sống của mình chính là bạn có thể tìm được cảm giác an toàn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Lại làm một cô gái trong mắt luôn có chính mình, chứ không phải đặt mình vào cuộc sống ký ức lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cuối cùng :
Thực ra chúng ta cơ bản không cần buông bỏ người khác, nhưng chúng ta phải biết xem trọng bản thân mình.
Tình cảm cũng vậy, đừng đợi đủ thất vọng mới rời đi, nếu không sẽ rất dễ mất đi khả năng tin tưởng và yêu thương người khác.
Không phải tình yêu nào cũng có thể cùng nhau bạc đầu già đi, nhưng tình yêu nào cũng có bắt đầu và kết thúc.