Học chứng chỉ CFA có đáng không

Tôi tình cờ xem được video của Mark Meldrums về việc chứng chỉ CFA có đáng đầu tư nhiều vậy không. Video đó đã đưa tôi đến subreddit này, cách đây vài tuần tôi đọc một thread nọ và thấy vài người có vẻ rất hứng khởi xin quan điểm, vậy nên tôi muốn chia sẻ cảm nghĩ của mình vì tôi đã từng tư vấn nhiều nhân viên của mình về chủ đề này rồi. Tôi cũng nghĩ kinh nghiệm của mình khác với những người đã chia sẻ trước đó.

Đôi chút về bản thân: Sinh viên năm cuối ngành Tài chính, có chứng chỉ CFA, có bằng Thạc sĩ của một trường kinh doanh xếp hạng cao, tập trung vào Kinh tế và Tổng quản lý. Tôi dành phần lớn sự nghiệp của mình trong mảng tài chính doanh nghiệp nhưng đã dần xa Tài chính khi tôi bắt đầu lên làm quản lý và có nhiều cơ hội phát triển và học hỏi hơn.

Tôi đăng ký level 2 lúc đang ở giữa độ tuổi 20 vì tôi muốn học hỏi, muốn có cơ hội chuyển sang mảng vốn chủ sở hữu tư nhân hoặc quản lý tài sản, và việc trở thành chuyên gia trong mảng công việc của mình là điều tôi thấy rất thích thú. Với cả, một đồng nghiệp của tôi nói về CFA rất nhiều, và tôi cảm thấy nó như một bước đi tiếp theo cực hợp lý.

Vào câu hỏi chính…nó có đáng không? Với tôi thì có lẽ là không, nếu biết trước thì có lẽ tôi cũng không muốn làm lại nữa. Cái vũng lầy vừa làm việc toàn thời gian và phát triển sự nghiệp vừa tập trung ôn tập để thi rồi làm lại lần nữa để lấy bằng Thạc sĩ…nó mệt kinh khủng, cực kì khó khăn. Chưa kể là còn kết hôn và lập gia đình nữa. Mãi lâu sau tôi mới nhận ra rằng công việc, gia đình/đời sống xã giao, và việc học là 3 ưu tiên hàng đầu của mình. Tuy tôi cực kì quy củ, tôi chỉ có đủ thời gian cho 1.5 trên 3 ưu tiên đó thôi, vật lộn nhiều năm tôi mới có thể cân bằng được. Nếu tôi bắt đầu lại, cá nhân tôi sẽ chọn cày bằng Thạc sĩ sớm hơn thay vì CFA tuy sẽ tốn nhiều tiền hơn, vì tôi nghĩ bằng Thạch sĩ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều trong sự nghiệp của tôi. Với cả, nếu không có chứng chỉ thì tôi đã có thể dành nhiều thời gian hơn để học các lớp Tài chính cho bằng Thạc sĩ, xong rồi tự mua tài liệu CFA để hiểu nhiều nhất có thể mà không cần làm bài thi. Tuy vậy, nhiều người trong thread trước nói về sự khác nhau giữa các trường kinh tế hàng đầu và các trường khác… và tôi đồng ý với điều đó và chính nó đã ảnh hưởng 100% tới trải nghiệm của tôi.

Lời tư vấn của tôi cho các bạn là: Nếu các bạn phân vân không biết nên thi không, thì tốt nhất nên tạm dừng. Thời gian đầu tư vào nó nhiều kinh khủng, đặc biệt là những chi phí cơ hội của số thời gian đó, phụ thuộc vào ưu tiên của các bạn. Ví dụ, nếu động lực chính của các bạn là thăng tiến trong công việc hoặc là tiền bạc, bạn nên cân nhắc đầu tư chỗ thời gian đó vào công việc ở chỗ làm để đi lên, xây dựng mạng lưới theo cách ý nghĩa (chứ không phải chỉ là những mối quan hệ hờ), lập kế hoạch, nghiên cứu các mảng khác mà mình có thể quan tâm, v.v. Thời gian là một tài nguyên rất quý giá, nó có thể có rất nhiều giá trị nếu các bạn sử dụng nó một cách đúng đắn.

Dù vậy, CFA vẫn có nhiều giá trị nếu các bạn tiếp cận nó vì những lý do phù hợp. Nhiều người ở thread kia đã chỉ ra những lý do CFA là lựa chọn phù hợp cho họ, và điều đó đúng 100%…với họ.

Hãy dành thời gian đó để thực sự nghĩ về con đường đi tiếp của mình. Nếu bạn biết mình muốn đi đâu và cụ thể nữa là CFA sẽ giúp mình đi nhanh hơn hoặc sẵn sàng hơn thế nào, cứ việc thi. Đừng quên đời sống cá nhân nhé, trong 3 năm có nhiều chuyện có thể xảy ra lắm. Nếu các lý do của bạn bao gồm “Tôi cần đạt mục tiêu này” hoặc “Tôi rất giỏi làm bài thi nên nó không tệ đến thế đâu” hoặc “Tôi cảm thấy mình cần làm điều này tiếp theo” hay “Tôi muốn thách thức bản thân” – đây là những lý do phổ biến mà tôi nghe từ những người đã bỏ cuộc sau khi đăng ký thi CFA. Một điều phổ biến nữa mà tôi thấy đó là những người nghĩ như vậy thường có tư duy rất trẻ con khi nghĩ về sự nghiệp. Nhưng nói vậy không đồng nghĩa là nếu bạn suy nghĩ thế thì sẽ không thể đỗ được hay bạn là một người trẻ con.

Ngoài ra tôi cũng rút được nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình này:

  • Chuyên môn cao hơn về ngành – giữa điều này và CFA, ở độ tuổi tương đối trẻ thì tôi đã có thể trực tiếp đối mặt với các giám đốc để nói về nhiều chủ đề theo cách tôn trọng nhưng tự tin. Hỏi những câu hỏi hóc búa, thúc đẩy họ đưa ra những giả định không hoàn hảo, v.v.
  • Hành động thay vì lời nói. Có nhiều người cực kì nể việc đỗ các bài kiểm tra, và sẽ ngay lập tức nghĩ bạn là người thông minh, có động lực và có kỉ luật…mà chả cần bạn nói lời nào. Một khi một người có cái nhìn tích cực về bạn, họ thường rất linh hoạt và tha thứ cho bạn hơn, nếu họ có cái nhìn trung lập hay tiêu cực thì ngược lại.
  • Được giới thiệu về tài chính hàn vi và kinh tế – đây là các chủ đề học thuật tôi yêu thích nhất và là cái mà tôi luôn cố học giỏi nhất có thể cho tới tận ngày nay.
  • Giúp tôi “thính” với giá trị hơn. Trong tài chính doanh nghiệp không có nhiều người có thể nhanh chóng tìm ra những thứ giá trị và giúp một doanh nghiệp sinh lãi. Nhờ việc học CFA mà tôi có thể tôi luyện kĩ năng này và giúp tôi nổi bật hơn so với đồng nghiệp.

Ok nói hơi nhiều rồi. Mong là những ai đang suy nghĩ về bài thi này có thể đọc được bài này và học hỏi được đôi chút từ quan điểm và quan sát của tôi.

Và với các bạn đang học để thi level I, II hoặc III, chúc các bạn may mắn. Đừng chây lười nữa, tập trung học đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *