Có dấu hiệu nào thể hiện nhà hàng làm ăn không vệ sinh nhưng lại ít người biết được?

Đây là một cách quen thuộc, dễ nhận thấy bằng mắt thường mà một khi bạn đã biết thì sẽ không xóa khỏi trí nhớ được đâu nha.
Để ý thử lớp bọt ở cốc bia của bạn có mỏng không và thành cốc có bám các bọt khí li ti không? Nếu có thì nguyên nhân chính là cái cốc của bạn còn bẩn đấy. Các bọt khí bám vào thành cốc đấy là những phân tử CO2 bị phần dầu mỡ còn dư giữ lại không thoát lên miệng cốc được.
Bia được rót trong cốc phải trong, bọt khí thì nổi lên trên tạo lớp bọt. Lớp bọt phải dày và đặc. Nếu bạn phát hiện ở thành cốc bám bọt khí, hãy trả lại cốc đấy và đi quẩy chỗ khác nha.


T/N:
Bọt của bia tạo ra từ đâu?
Khi rót bia ra, khí CO2 sẽ nổi lên trên và tạo bọt cùng với các phân tử protein + nước trong bia. Bọt này sẽ ngăn cho khí CO2 không bị tiếp tục thoát ra ngoài. Các loại bia xịn có nhiều protein có bọt nhiều hơn, nhỏ hơn và dày hơn nên khó vỡ hơn và tan chậm. Trong khi đó, các loại bia bình thường (đặc biệt như bia hơi) có bọt to, dễ vỡ và tan nhanh. Khi lớp bọt ở trên bị vỡ, khí CO2 sẽ thoát ra ngoài gây mất ngon.
Cốc vệ sinh không sạch bia mất vị ngon, mất bọt
Cốc uống bia cũng sẽ quyết định xem lượng bọt có nhiều hay không và tan nhanh hay không. Đối với các loại cốc to, có miệng rộng thì bề mặt thoáng của cốc nhiều hơn và bọt sẽ dễ tan hơn. Khi rót bia ra cốc, người ta thường không dốc ngược hay đổ lắc mà thường sẽ rót nghiêng một cách từ từ, đều đặn để bọt được tạo ra đều, giữ được lâu. Đặc biệt, cốc uống bia không nên dính dầu mỡ vì bất kỳ chất dầu mỡ nào trong cốc bia cũng sẽ làm tăng độ to của bọt bia, dẫn tới bọt dễ bị nổ và tan rất nhanh. Lượng mỡ dính từ mồm người uống khi đang ăn cũng sẽ góp phần làm giảm chất lượng đáng kể của bọt bia. Tại các quán rượu/bar chuyên nghiệp, cốc bia cũng thường được rửa với loại xà phòng riêng không có chất béo để tránh điều này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *