Bức tranh biếm họa dưới đây mô tả rất đúng tình cảnh của nền kinh tế trong thực tế ngày nay
Điều gì đã thay đổi rồi?
Quy luật đổi vận giàu sang đã thay đổi
Hàng chục năm qua, việc nhập cư ở Hoa Kì cũng đồng nghĩa với việc đến “Vùng đất của cơ hội”. Những người định cư ở Hoa Kì sẽ tự hiểu rằng: “Nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ thành công”
Cuộc Cách mạng Công nghiệp mang lại sự tăng trưởng vượt bậc. Cơ hội việc làm gần như ở khắp mọi nơi.
Kết quả là, công thức thành công được thể hiện như sau:
“Tự đầu tư giáo dục. Học Đại học. Lấy bằng. Tìm việc. Mua nhà. Mua xe, tiết kiệm và tận hưởng cuộc sống!”
Để trả lời cho câu hỏi của bạn, cái gọi là “Giấc mơ Mỹ” liệu có còn tồn tại nữa không?
Còn đấy, nhưng nó đã thay đổi, rất nhanh chóng!
Ngày nay, “Giấc mơ Mỹ” KHÔNG CÒN được đặt trên nền tảng của sự kỉ luật chăm chỉ làm việc nữa. Giá trị của cái sự “làm việc” nhanh chóng bị mất giá bởi ba điều kiện căn bản của kinh tế vĩ mô:
Nền kinh tế mới ngày nay mang tính chất giảm phát (deflationary – Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục, Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay trì trệ.). Để cạnh tranh, các công ty (bên tạo nên việc làm) PHẢI sử dụng công nghệ để tồn tại. Giá trị của lực lượng lao động dịch chuyển từ “làm việc” thành “quản lý công việc”, việc mà vốn được thực hiện bởi máy móc.
Giá trị của đồng Đô La bị mất giá vì những quy định tiền tệ của ngân hàng trung ương. Những cái khái niệm làm việc chăm chỉ “vì đồng tiền” chỉ toàn là làm việc lao lực để nhận lấy một cơ chế trao đổi ngoại tệ MẤT GIÁ.
Nếu chúng ta còn kết hợp cả hai điều trên rồi cộng thêm NỢ vào ngọn lửa đang cháy âm ỉ kia, kết quả là chúng ta sẽ thấy hàng triệu người thật thà, chăm chỉ bị bối rối, chia rẽ và mắc kẹt trong một cái vòng lặp “chuột đua – rat race” để đấu tranh cho nhu cầu hàng ngày của bản thân.
(dịch giả: Rat race là một cuộc đua chuột vô tận, tự chuốc lấy thất bại, hoặc theo đuổi vô nghĩa. Nó gợi lên hình ảnh của những con chuột trong phòng thí nghiệm, cố gắng đua nhau để có được những lát “pho mát” – giống như con người trong xã hội, đua với nhau để tìm kiếm tiền bạc, tài chính. Nigel Marsh từng nói: “Chúng ta dùng tiền mà chúng ta không có, để mua những thứ chúng ta không cần, nhằm gây ấn tượng với những người chúng ta không thích”. Con người luôn theo đuổi những thứ viển vông. Họ chạy đua vô tận, chiến đấu trong đau khổ. Để rồi đạt được những điều vô nghĩa. Nguồn: https://webtaichinh.info/rat-race-la-gi/)
Giấc mơ Mỹ vẫn còn sống khá tốt đấy thôi. Vấn đề là, luật chơi đã thay đổi một cách đáng kể.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, rất quan trọng là chúng ta phải làm việc thông minh hơn, chứ không phải chăm chỉ hơn.
Bình luận:
Rajan Bhavnani
Về việc cho rằng các công ty chính là bên tạo nên việc làm,
Đây là một sai lầm khá phổ biến. Các công ty không hề tạo nên việc làm. Người tiêu dùng mới chính là người tạo nên việc làm. Các công ty sẽ thuê một lượng tối thiểu lao động cần thiết để phục vụ nhu cầu thị trường tạo nên lợi nhuận. Cho đến khi nhu cầu thị trường không còn nữa hay họ tìm ra được một phương án ít tốn kém hơn, nhóm người lao động sẽ bị đào thải khỏi hệ thống.
Cả số lượng và tổng doanh thu của các công ty đều không phải là hệ quả đến từ việc làm.
Tuy nhiên, thay đổi ở người tiêu dùng rõ ràng có tương quan đến (và tiến đến) việc tạo nên/đào thải việc làm.
Gia tăng nhu cầu tiêu dùng thì sẽ tạo nên công ăn việc làm
Các công ty đang tăng trưởng có thể kéo theo tăng thêm việc làm còn tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế khác (như là nhu cầu thị trường).