Có bức ảnh nào về phong cảnh mà không thể nhìn thấy được lần nữa do hành vi ngu ngốc của con người hay không?

Mọi người có biết vùng biển tên là “Aral Sea” không?
Đây là hồ lớn thứ tư trên thế giới và có diện tích 68000 km². Nó lớn hơn khoảng 100 lần so với hồ Biwa và có kích thước tương đương với sáu tỉnh phía đông bắc của Nhật Bản cộng lại. Aral Sea được gọi là “biển” bởi vì nó là một hồ muối chỉ có các con sông chảy vào, đồng thời cũng là là biên giới giữa Kazakhstan và Uzbekistan.
Nó nằm gần chính giữa của bản đồ này, ngay dưới chữ “カザフスタン” (Kazakhstan) (Hình 1)
Chính là phần mũi tên của bản đồ này (hình 2).
Nhìn bằng ảnh thì sẽ như thế này (hình 3).
Chính xác hơn thì “Nó đã từng như thế”. Bức ảnh trên chụp vào năm 1985, khoảng 30 năm sau là năm 2017 thì Aral Sea trông như thế này (hình 4).
Phần màu trắng là nước trước đây, nơi nước biển kết tinh, hay còn gọi là muối. Đường được vẽ bao quanh nó là đường bờ biển trước đây của Biển Aral.
So sánh ảnh năm 1989 (trái) và năm 2014 (phải), thì trông như thế này (hình 5)
Trong khoảng 30 năm, một hồ lớn thứ 4 trên thế giới đã khô cạn và mất dần.
Chuyện gì đang xảy ra thế này???!
Khu vực này trước đây vốn nghèo nàn và người ta đã có ý tưởng thủy lợi từ thế kỷ 18. Ý tưởng này bắt đầu phát triển toàn diện vào những năm 1940 nhờ vào kế hoạch cải tạo tự nhiên của Liên Xô. Việc tưới tiêu quy mô lớn được thực hiện bằng cách sử dụng nước của sông Sildaria và Amdalia, từ đó người ta cũng bắt đầu trồng bông. Kết quả là lượng nước từ hai con sông đổ vào biển Aral bị giảm mạnh (hình 6).
Biển Aral, nơi dòng tập trung của các dòng chảy thì lượng nước giảm xuống còn 1/5, nó cạn kiệt nhanh chóng và thu hẹp lại (Hình 8: bên trên từ trái qua lần lượt là năm 1987, 1999, 2001). Đến thế kỷ 21 thì hình dạng biển đã thay đổi hoàn toàn. Mặc dù vậy, người ta vẫn tiếp tục lấy nước, cuối cùng trở thành ảnh phía dưới bên phải (năm 2007).
Ban đầu, biển Aral có rất nhiều loài cá hồi (masu, sake) và cá tầm mà có thể lấy trứng cá từ nó, nơi đây sở hữu một môi trường tự nhiên rất phong phú bao gồm nhiều sinh vật ở khu vực xung quanh (hình 9).
Sản lượng đánh bắt là 50.000 tấn, số ngư dân là 2.000, và số người làm việc trong các nhà máy đóng hộp hơn 5.000 người. Quy mô này có thể so sánh với cảng cá Hachinohe của Nhật Bản.
Tất nhiên chúng ta không thể so sánh đơn giản như vậy, nhưng mà cần phải biết về sự giàu có của biển và sự sống động của các thành phố ở quá khứ.
Khi biển Aral khô cạn, nồng độ muối trong nước biển tăng lên gấp nhiều lần, hầu hết cá không chịu được nồng độ này nên đã chết đi. Điều này đã hủy diệt ngành ngư nghiệp.
Do đường bờ biển rút đi vài mét trong một ngày, nên người ta không thể nâng tàu lên bờ hay dong buồm ra khơi. Ngay từ ban đầu, ngành ngư nghiệp còn chưa được phát triển, và không một ai tìm cách đưa các con thuyền ra lại biển. Những con tàu bị bỏ hoang cuối cùng nằm mãi dưới đáy hồ cũ, nơi nước đã rút hết. Đây là một nghĩa địa của các con tàu.
Một lượng lớn cát lộ ra dưới đáy hồ khô cạn. Cát này chứa nhiều nước biển kết tinh, hoặc muối nên thực vật không phát triển được.Thế là đột nhiên, một “sa mạc chết chóc” có kích thước gấp 100 lần hồ Biwa và tương đương vùng Tohoku đã xuất hiện.
Do mất đi mặt nước làm mát không khí, gió thổi mạnh cuốn cát, muối lên và tạo thành bão cát tấn công các làng mạc và trang trại xung quanh. Nhưng đây không chỉ là một cơn bão cát. Ngay cả một bức ảnh vệ tinh cũng có thể nhìn thấy một lượng muối lớn trông có màu trắng, thêm vào đó các chất có hại cho cơ thể con người như thuốc trừ sâu và phân bón hóa học còn sót lại, và thậm chí là lượng vũ khí sinh học còn dư. Đây là một cơn bão cát chết chóc.
Vì nguyên nhân này, những khu vực ở gần biển Aral con người không thể sinh sống và làm nông nghiệp, nhiều làng mạc và thị trấn biến mất.
Bệnh hen suyễn trở nên rất phổ biến ở thành phố đông đúc. Không khí thành phố bị ô nhiễm bởi những cơn bão cát chết chóc. Hơn 5 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi sự thu hẹp của biển Aral. Các bệnh như rối loạn hô hấp, hen suyễn, rối loạn thực quản, ung thư thanh quản và cả mù lòa cũng đã được ghi nhận.
Không thể để tình trạng này tiếp tục như vậy.
Năm 2005, chính phủ Kazakhstan đã xây dựng một bờ kè Cocalal với sự hỗ trợ của ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác nhằm ngăn chặn sự biến mất của biển Aral. Người ta đã đóng cửa phía bắc, nơi vẫn còn tương đối tương đối nước để ngăn chặn nước thoát ra từ sông Sildalia, mặc dù chỉ là một khu vực rất nhỏ.
Khu vực phía bắc của bờ kè Cocalal trở thành vùng biển độc lập với tên gọi “Biển bắc Aral”, và độ sâu của mực nước từ mức tồi tệ nhất là khoảng 20 mét đã khôi phục lên 42 mét. Với sự hướng dẫn của các chuyên gia, cá đã quay trở lại từ những con sông, và đã xác nhận được là hiện có hơn 20 loài đang sinh sống. Ngành ngư nghiệp cũng đang bắt đầu hồi sinh, với việc giới hạn đánh bắt 8200 tấn vào năm 2018.
Tuy nhiên, vùng biển Nam Aral thuộc sở hữu của Uzbekistan lại không có chút yếu tố lạc quan nào.
Nếu Biển Nam Aral biến mất hoàn toàn, người ta đã chuẩn bị ngay cả kịch bản tồi tệ nhất. Nếu chính phủ Uzbekistan quyết định tránh điều này và giải cứu Biển Nam Aral, nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau bao gồm cả Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Tuy nhiên, Uzbekistan – quốc gia sở hữu biển Nam Aral, đang có kế hoạch khai thác dầu và khí đốt ở đáy hồ khô cạn.
Borat Bekniyaz, giám đốc văn phòng Kazakhstan tại Quỹ quốc tế cứu trợ Biển Aral, được thành lập tại 5 quốc gia, cho biết: “Bông là một vật phẩm quý giá được sử dụng trong ngành công nghiệp cũng như quân sự. So sánh ra thì ngành đánh bắt cá ít quan trọng hơn”. Uzbekistan muốn có dầu thô và khí đốt tự nhiên vốn là “vật tư chiến lược quý giá” . Đem ra so sánh, có thể thấy rằng việc tái tạo biển Nam Aral và các vấn đề môi trường không quá quan trọng.
Liệu biển Nam Aral có bị mất đi do lặp lại những sai lầm tương tự? Hay là có thể nhìn thấy lại cảnh quan ngập tràn nước như Biển Bắc Aral hay không?
Đây là vấn đề của Biển Aral, được cho là nơi hủy hoại môi trường lớn nhất trong thế kỷ 20.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *