Tôi không có những, có một thôi.
Hiệu ứng Pygmalion.
Nó không chỉ có thể thay đổi cuộc đời tôi, mà còn có thể là cuộc đời của bất kỳ một ai đó, mãi mãi.
Để hiểu được sức mạnh phi thường của hiệu ứng tâm lý này và làm thế nào nó có thể thay đổi cuộc đời bạn, thì đầu tiên bạn cần biết nó ảnh hưởng thế nào đến các học sinh trong lớp học.
Điều này từng diễn ra tại một trường học nhỏ ở xứ sở sương mù. Một lỗi nho nhỏ đã dẫn tới một khám phá kỳ lạ.
Hệ thống máy tính làm đảo lộn các lớp học
Nó xếp những học sinh có điểm kiểm tra cao hơn vào lớp dành cho những học sinh kém, và ngược lại xếp những học sinh kém vào lớp nâng cao.
6 tháng trôi qua.
Trong suốt khoảng thời gian 6 tháng, những học sinh gặp khó khăn được giáo viên khuyến khích và thúc đẩy học sinh phát triển vì tin rằng chúng có năng khiếu.
Ở lớp học còn lại, các giáo viên lại cho rằng những học sinh đó kém năng lực.
Sai lầm cuối cùng đã được nhận ra, nhưng không phải trước khi nhận ra phát hiện phi thường này.
Những học sinh ban đầu có thành tích kém hơn hẳn so với các học sinh thực sự có thành tích tốt, đã làm tốt hơn về mọi mặt.
Vậy đâu là tác nhân? Khi mà Cả hai cùng được dạy một chương trình giống hệt nhau.
Đây chính là sức mạnh của hiệu ứng Pygmalion.
Chúng ta tăng hoặc giảm kỳ vọng đặt vào chính mình.
Không có sự phát hiện ra sai lầm bên trên, sâu trong tiềm thức của giáo viên tin rằng các học sinh của mình thông minh, nhưng điều đó chưa thực thụ được bộc lộ mà thôi. Đối với những học sinh có điểm số cao bị cho là kém hơn, họ cũng làm đúng như vậy. Học sinh đạt thành tích cao ban đầu đã bị giảm sự mong đợi từ giáo viên khi mà họ còn không hề hay biết điều đó.
Đối với những học sinh đang gặp khó khăn, mọi thứ đã chuyển khác một chút. Sau một vài bài kiểm tra đầu tiên, các giáo viên phải đối mặt với tình trạng điểm thấp hơn kỳ vọng.
“Đó có phải lỗi do các em học sinh không nhỉ?” – Giáo viên nghĩ
“Không thể nào, chúng đều là những đứa có tiềm năng mà” – Họ tự thêm vào.
Các giáo viên tự lừa dối chính mình, họ bắt đầu khuyến khích các học sinh, nâng chúng lên và mong đợi những thành công từ chúng.
Và kết quả là những học sinh được gọi là sinh viên có thành tích kém này đã trở thành những học sinh đạt thành tích cao mới.
Những phát hiện này đã được xác minh bởi vô số nghiên cứu phỏng theo thiết kế ban đầu này. Hiệu ứng Pygmalion là có thật.
Chúng ta tăng và giảm kỳ vọng đặt vào chúng ta. Bên trong mỗi người đều nắm giữ một sự vĩ đại, hãy trở thành ánh sáng soi rọi sự vĩ đại này.
Một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thể nhận được là niềm tin thực sự của một người. Nó không tốn kém một xu nhưng lại đáng giá hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNDzmO
Thông tin thêm
NGUỒN GỐC HIỆU ỨNG PYGMALION
Tên hiệu ứng Pygmalion ra đời xuất phát từ một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp: Hoàng tử Síp – Pygmalion đã tạo ra một bức tượng ngà khắc họa người phụ nữ lý tưởng của mình và đặt tên là Galatea. Từ khi có Galatea, Pygmalion vui sướng, ngày ngày bầu bạn, âu yếm nàng. Pygmalion đem lòng yêu sâu sắc tác phẩm của chính mình và tha thiết khẩn cầu thần Vệ Nữ ban cho Galatea hơi thở sự sống. Cảm động trước tài năng và tình yêu chân thành của Pygmalion, thần vệ nữ đã hóa phép cho bức tượng biến thành người thật. Ước mơ toại nguyện, nàng Galatea xinh đẹp trở thành vợ chàng và hai người sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Nghiên cứu cho thấy, khi bạn mong đợi một kết quả nhất định, sẽ làm tăng khả năng xảy ra của nó.
Hiệu ứng này lần đầu tiên được phát hiện trong lớp học, sau đó các môi trường quản lý khác lần lượt được kiểm chứng. Nghiên cứu ban đầu của Rosenthal và Jacobson tập trung vào thí nghiệm ở một trường tiểu học tại San Francisco – nơi trước đây, các học sinh đều đã được kiểm tra trí thông minh. Sau đó, Rosenthal và Jacobson thông báo cho các giáo viên trong trường tên của 20% học sinh “có tiềm năng cho sự phát triển trí tuệ”. Tuy nhiên, các giáo viên không hề biết rằng, những học sinh này được chọn ngẫu nhiên, không liên quan đến kết quả kiểm tra trí thông minh trước kia. Sau đó 8 tháng, nhóm sinh viên có tên danh sách Rosenthal và Jacobson đã thông báo đều có kết quả học tập cao hơn đáng kể sao với bài kiểm tra 8 tháng trước.
Kỳ vọng tích cực sẽ mang lại hiệu suất tích cực, kỳ vọng tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất.
Pygmalion là một thủ thuật tâm lý để gieo niềm tin, tạo động lực để một người bắt đầu hành động theo sự mong đợi đó.
Nếu lãnh đạo cho cấp dưới của họ biết những điều tuyệt vời từ họ, bạn sẽ thấy rằng họ làm việc rất tốt.
Nếu lãnh đạo tin rằng mọi nhân viên đều có khả năng đóng góp tích cực vào nơi làm việc và truyền đi thông điệp đó thì vô thức sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
Hiệu ứng Pygmalion hoạt động theo cơ chế vòng tròn gồm 4 giai đoạn:
Niềm tin của người khác với ta sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ với ta.
Hành động của họ với ta sẽ ảnh hưởng và củng cố niềm tin của ta về bản thân mình.
Niềm tin của ta về bản thân sẽ ảnh hưởng đến hành động của ta với người khác.
Hành động của ta với người khác sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người khác với ta.
Tuy nhiên, hiệu ứng này vẫn có mặt tiêu cực của nó. Đây không phải cái cớ để đặt những kỳ vọng không thực tế vào một người. Như nhà bác học Einstein từng nói rằng: “ Đừng đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó.” Nếu chúng ta đặt kỳ vọng sai chỗ, điều đó vô hình chung sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho người nghe. Gia tăng hiệu suất làm việc là tốt, nhưng điều gì cũng phải có một giới hạn nhất định.