QUÂN ĐỘI PIEDMONT

I. Sơ lược
Vương quốc Piedmont trong lịch sử là vương quốc đã thống nhất nước Ý từ thiên hạ chia phân về thành một mối vào cuối thế kỷ 19 song tên gọi chính xác của vương quốc này chính là vương quốc Sardinia hoặc đầy đủ hơn là Sardinia – Piedmont mặc dù trung tâm chính trị vương quốc về sau đóng ở thành phố Turin trên đất liền miền tây bắc nước Italia cũng như triều đại đưa nó lên đỉnh cao lại là nhà Savoy từ công quốc Savoy cũ mà bây giờ đã nằm trong bản đồ nước Pháp
Vương quốc Sardinia thống nhất Italia về sau dù là vật sở hữu của hoàng tộc Savoy cai trị công quốc Savoy chư hầu của Thánh chế La Mã song lịch sử ban đầu của vương quốc lại đến từ các vua xứ Aragon và lãnh thổ gốc là đảo Sardinia ngày nay
Đảo Sardinia ngay từ thời cổ đại đã tồn tại dân Nuragic để rồi sau đó nó lần lượt có thêm người Phoenicia và người La Mã
Người La Mã đến rồi đi và thay chỗ họ là quân xâm lược người Vandal do 1 thống đốc người Goth đổ bộ lên đảo Sardinia và tự lập xứ riêng để li khai khỏi chính quyền trung ương của người Vandal để rồi sau đó thì người Vandal kéo tới từ Bắc Phi đã lật đổ luôn vị thống đốc người Goth tự lập và trực tiếp cai trị đảo Sardinia
Tuy nhiên thì nền cai trị của tộc Vandal ở Sardinia cũng không lâu bền khi chính mẫu quốc Vandal bị Byzantine tiêu diệt vào năm 534 và Sardinia một lần nữa đổi chủ sang Byzantine
Quyền sở hữu Sardinia của Byzantine lần nữa bị thử thách khi người Ostrogoth dễ dàng đổ bộ lên chiếm đóng gần hết hòn đảo song với kết quả là phần chung cuộc của người Byzantine trong cuộc chiến tranh Goth và sự hủy diệt hoàn toàn vương quốc Ostrogoth thì Sardinia lại 1 lần nữa về túi Byzantine
Để quản lý đảo được tốt hơn thì chính quyền Byzantine đã tích hợp đảo Sardinia vào phần lãnh thổ Lãnh địa Ravenna là phần đất mà Byzantine khổ công đánh bại các quân rợ người German như người Ostrogoth mới có
Tuy nhiên thì khi miền bắc Italia 1 lần nữa bị quân xâm lược người Lombard tràn ngập thì chính quyền đảo coi như phần nào được tự trị với Byzantine
Tuy nhiên thì người mới, kẻ thù mới nên đảo Sardinia 1 lần nữa trở thành mục tiêu xâm lược của dân Lombard song các cuộc tấn công của người Lombard đã bị thất bại
Thấtbại của người Lombard không hẳn là bài học nhãn tiền để kẻ khác ngừng tay và khi thế lựcngười Hồi trở nên hùng mạnh thì dân hòn đảo lại phải 1 lần nữa cầm lấy vũ khí chống lại các cuộc tấn công của bọn hải tặc Saracen Hồi Giáo với sự hỗ trợ từ 2 nước cộng hòa Pisa và Genoa
Vàothếkỷ 11 thìcộng đồng dân cư trên đảo được chia làm 4 vương quốc do các vị quan tòa giudicati cai trị – nhữngngười mà quyền lực của họ có thể bắt nguồn từ khi người Byzantine thành lập nên Lãnh địa Ravenna
4 vươngquốc bản địa Sardinia do các vị thẩm phán cai trị bao gồm vương quốc Caliagri có kinh đô ở Santa Igia, vương quốc Arborea với kinh đô ở Oristano, vương quốc Gallura đóng đô ở Civita và vương quốc Torres a.k.a Logudoro với các kinh đô ở Ardara, Porto Torres và Sassari
Tại 4 quốc gia này thì dù thẩm phán Giudicati là người cai trị trên danh nghĩa song quyền lực vương quốc lại nằm trong tay hội đồng kỳ mục và tư tế
Tới thế kỷ 11 thì các quốc gia trên đảo trở thành mục tiêu bành trướng từ người Hồi ở các tiểu quốc taifa tại Tây Ban Nha
Giữa lúc này thì để chống lại các đợt xâm lược diện rộngcủa người Hồi thì 1 số quốc gia cộng hòa hàng hải như Pisa, Genoa đã quyết định chinh phục hòn đảo để dập tắt âm mưu xâm lược làm bàn đạp vươn xa hơn của người Hồi
Và cuối cùng thì điều gì đến thì cũng phải đến khi mà xứ Caliagri bị Cộng hòa Pisa liên thủ với các quốc gia còn lại ở Sardinia tiêu diệt vào năm 1258
Trong khi đó thì sang năm 1259 thì cùng với việc quốc chủ cuối cùng của xứ Logudoro là nữ hoàng Adelasia qua đời mà không có người kế tự thì 1 bộ phận lãnh thổ xứ này rơi vào tay các họ Doria của Genoa với nhà Malaspina cũng như cả vào tay xứ Arborea láng giềng trong khi 1 phần đất còn lại chính là vùng Sassari thì tự lập nên chính thể quốc gia cộng hòa – cộng hòa Sassari và tồn tại cho tới năm 1323 thì trở thành 1 phần sở hữu của Aragon
Trong 2 xứ còn lại thì tới lượt xứ Gallura cũng tiêu vong nốt vào tay Cộng hòa Pisa vào năm 1296
Năm 1297 thì 1 sự kiện nổi bật khác có liên quan đến vận mệnh Sardinia về sau chính là việc giáo hoàng Boniface Đệ Bát chính thức thành lập Vương quốc Sardinia và Corsica trên giấy tờ và sau đó trao lại xứ này cho vua Aragon để đổi lấy việc xứ Aragon tham chiến chống lại cộng hòa Pisa vốn đang nắm giữ 1 bộ phận đảo Sardinia
Dù đã được Giáo hoàng Boniface Đệ Bát sang tay cái gọi là vương quốc Sardinia và Corsia trên giấy tờ song do vương quốc không sẵn có trên thực tế nên điều đó đồng nghĩa với việc Aragon phải tốn công chinh chiến nếu muốn có được vương quốc Sardinia của riêng mình
Tuy vậy thì có nhiều sự cố đã xảy ra làm cho Aragon phải trì hoãn kế hoạch thành lập vương quốc Sardinia của mình cho tới năm 1323-1324 gồm các cuộc chiến Sicilia, cuộc xung đột với Castile, cuộc vây hãm Almeria…
Mãi cho tới năm 1323 thì người Aragon bắt đầu rảnh tay tiến hành viễn chinh Sardinia để thành lập nên vương quốc Sardfinia theo bản thiết kế năm 1297
Trong khi đó thì quốc gia còn lại trên đảo Sardinia là Arborea thì vẫn kiên cường kháng cự các đội quân quân xâm lược của các nước cộng hòa hàng hải ở bán đảo Italia để rồi tới năm 1323 thì Arborea liên thủ cùng lực lượng đổ bộ của Aragon cùng tấn công đánh chiếm các lãnh thổ tại Sardinia của Pisa
Như vậy thì năm 1323, cuộc chinh phục Sardinia với mục tiêu đầu tiên là các phần đất của Pisa đã được người Aragon chính thức khởi động và sang tới ngày 7 tháng 2 năm 1324 thì thành Villa di Chiesa của Pisa đầu hàng Aragon
Ngày 29 tháng 2 năm 1324 thì quân đội Pisa được đổ bộ lên nhằm tái chiếm các cứ điểm mất vào tay Aragon đã bị đánh bại tại trận Lucocisterna
Với chiến thắng tại Lucocisterna của Aragon thì vương quốc Sardinia đã được hình thành
Cuộc chiến sau đó vẫn tiếp diễn song liên quân Arborea và Aragon đã dần chiếm ưu thế ở Sardinia
Kết quả của cuộc chiến 1323-1326 giữa liên minh Genoa – Pisa và Aragon với Arborea là các lãnh thổ của Pisa cùng cộng hòa Sassari đều về túi Aragon để xứ này chính thức thành lập nên vương quốc Sardinia vốn đã được Giáo hoàng thành lập sẵn trên giấy tờ với tên gọi đầy đủ là Vương quốc Sardinia và Corsica từ tận năm 1297 với vai trò ban đầu là thái ấp Giáo hoàng để rồi sau đó thì chính Giáo Hoàng nhét tay trao lại cho vua của Aragon
Trở lại với riêng Arborea thì xứ này sau khi giúp Aragon thành lập Vương quốc Sardinia ở trên chính lãnh thổ hàng xóm của mình đã chứng kiến nhiều sự kiện khiến họ hủy kèo với Aragon
1 trong các sự kiện đó là vào năm 1347 khi Argon và họ Doria vốn đang có sở hữu 1 phần đảo Sardinia có tranh chấp và dù bị Genoa đánh bại ở Aidu de Turdu năm 1347 song tới năm 1353 thì liên hạm đội Aragon với Venice đánh bại hạm đội Genoa ngoài khơi Alghero để rồi sau đó thì quân Aragon đắc thắng tiến vào thành trì của họ Doria xứ Genoa tại Sardinia
Bị đánh động trước viễn cảnh người Aragon đang cố gắng hợp nhất toàn Sardinia về dưới quyền cai trị của họ thì vào năm 1353, Arborea đã hủy bỏ liên minh với Aragon và liên thủ cùng Genoa để chiến đấu chống lại tham vọng nuốt trọn đảo Sardinia của Aragon
Giai đoạn đầu kéo dài 1 năm của cuộc chiến tranh kéo dài tận năm 1420 với Aragon của Arborea đã bắt đầu suôn sẻ khi liên quân Doria Genoa và Arborea lần lượt chiếm ưu thế khắp đảo Sardinia với dân chúng sống ở các vùng thuộc quyền quản lý của Aragon bắt đầu đứng lên nổi dậy chống lại Aragon khiến cho thế lực Aragon trên khắp đảo Sardinia dần bị rơi rụng phải co cụm về các thành phố Caliagri, Sassari, Villa di Chiesa và các pháo đài tại đất thuộc địa bàn Aragon
Dù vua Aragon sau đó có phản ứng bằng việc gửi quân đến dẹp loạn tại Sardinia cũng như bao vây cứ điểm Alghero song do đội quân vây thành đang bị dịch bệnh như sốt rét hoành hành khiến cho sức chiến đấu bị suy giảm nên để tránh toàn quân bị đại bại thì vua Aragon lúc bấy giờ là Peter Đệ Tứ a.k.a Peter Kiểu Cách đã phải ký hòa ước Alghero ngày 13 tháng 11 năm 1354 với vua Marianus Đệ Tứ a.k.a Marianus Vĩ Đại của Arborea mà theo đó xứ Arborea sẽ được nhận thêm Gallura cũng như được công nhận quyền tự trị và các quyền tự do mua bán để đổi lại việc Aragon sẽ sở hữu Alghero
Tuy nhiên thì sau khi hòa ước được ký kết không bao lâu thì vào năm 1365, xứ Arborea đã xé bỏ hòa ước và tiến hành tấn công các địa bàn của Aragon tại Sardinia và tới năm 1370 thì lãnh thổ vương quốc Sardinia của Aragon tại Sardinia đã mất gần như sạch sẽ vào tay xứ Arborea khi chỉ còn giữ được 2 thành phố Caliagri cùng Alghero cùng 1 số lâu đài gồm Quirra, Gioiosa Guardia, San Michele và Aquafredda
Tuy nhiên thì hên cho Aragon khi vua Marianus Vĩ Đại của Arborea băng hà vào năm 1375 để rồi Arborea sau đó gặp phải việc băng hoại nội bộ khi mà vào năm 1383 thì người kế vị của Marianus Vĩ Đại là vua Hugh Đệ Tam cùng con gái là công chúa Benedetta bị ám sát ở Oristano và những người kế vị sau đó dưới sự buông rèm của mẹ họ là nhiếp chính Eleanora kiêm đã ký hòa ước và trả lại những phần đất chiếm được từ vương quốc Sardinia của Aragon vòa thời tiên vương Marianus Vĩ Đại
Tuy nhiên thì vợ làm chồng phá, chồng của Eleanora là Brancaleone Doria vốn cũng người họ Doria xứ Genoa vào năm 1391 đã tuyên bố xét lại hòa ước mà bà nhà đã ký với Aragon và tuyên bố là vô hiệu để rồi sau đó Brancaleone Doria dẫn theo con trai mình là vua Arborea tiếp tục mở lại các cuộc chiến với Aragon
1 lần nữa lãnh thổ vương quốc Sardinia của hoàng tộc Aragon lại bị thu hẹp như thời Marianus Vĩ Đại của Arborea và thậm chí Aragon còn bị mất thêm lâu đài Quirra
Tuy nhiên thì tình hình có lợi cho Arborea không kéo dài được lâu khi sau khi mà nhiếp chính Eleanora qua đời năm 1404 và Brancaleone Doria dần bị thất sủng thì con trai họ tiếp tục cai trị tới năm 1407 thì chết vì bệnh dịch hạch để rồi trong cơn khủng hoảng vì không có người kế vị thì hoàng vị Arborea đã được trao cho Tử tước William Đệ nhị của Narbone vốn là cháu trai bà em Beatrice của cả vua Hugh Đệ Tam và nhiếp chính Eleanora xứ Arborea
Sau những đòn thua ban đầu thì Aragon bây giờ đã xốc lại tinh thần và hơn thế nữa thì giờ đồng minh của họ là vua Martin Đệ nhất a.k.a Martin Trẻ xứ Sicily vốn cũng thuộc hoàng thất vương quốc Aragon đem quân tới dòng họ mình tấn công Arborea
Ngày 30 tháng 6 năm 1409, liên quân Aragon – Sicily đã đánh bại quân Arborea đông hơn tại Sanluri
Sau thảm bại ở Sanluri thì William Đệ Nhị xứ Narbone đã quay về Pháp gọi thêm anh em họ của mình đem quân qua tiếp viện song tình hình 2 bên vẫn tiếp tục giằng có và cuối cùng thì quân vương quốc Sardinia của hoàng tộc Aragon thắng thế dần
Sau nhiều năm cầm cự thì cuối cùng William Đệ Nhị thấy rằng mình không thể chi trì được nữa nên đã thỏa thuận bán vương quốc Arborea cho Aragon với cái giá là 100,000 đồng florin a.k.a đồng vàng Florence vào tháng 8 năm 1420
Tới đây thì vương quốc bản địa cuối cùng của đảo Sardinia cũng đi đứt và toàn bộ đảo Sardinia bây giờ đã nằm dưới sự cai trị của vương quốc Sardinia thuộc sở hữu của hoàng tộc Aragon và khi Aragon về chung 1 nhà với xứ Castile bằng hôn sự giữa công chúa Isabella 18 tuổi của xứ Castille với vị vua 17 tuổi xứ Aragon là Ferdinand Đệ Nhị thì quyền sở hữu vương quốc Sardinia xem như cũng đã chuyển thẳng sang cho nội bộ người Tây Ban Nha cho dù sau khi kết hôn thì cả quê đàng gái và đàng trai là 2 xứ Castile và Aragon đều tiếp tục tồn tại 1 cách độc lập và chỉ kết nối với nhau ở hình thức liên minh vương triều để rồi mãi tới năm 1492 thì Tây Ban Nha mới xem như chính thức lập quốc sau khi cứ điểm cuối cùng của người Hồi Giáo ở bán đảo Iberia đầu hàng
Tuy nhiên thì rắc rối của vương quốc Sardinia chưa chấm dứt ở đó khi mà năm 1519 thì vua Charles Đệ ngũ a.k.a Charles Quint dựa theo quan hệ dòng dõi Habsburg của mình đã nhảy lên kiêm luôn đế vị Thánh chế La Mã để khai mở cái gọi là Đại đế chế Charles Đệ ngũ a.k.a Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn vì lãnh thổ họ habsburg tiếp quản lúc này không chỉ gồm Đức, Áo, Italia… mà còn cả các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ
Và khi vị vua cuối cùng của họ Habsburg ở Tây Ban Nha là vua Charles Đệ Nhị chết vào năm 1700 mà không có người nối dõi thì hoàng vị Tây Ban Nha lúc này bao gồm cả Sardinia đã được đá qua cho cháu bên ngoại của Charles Đệ Nhị (có bà ngoại là Maria Theresa xứ Tây Ban Nha) là công tước Philippe xứ Anjou bên Pháp vốn là người hoàng tộc Bourbon của Pháp
Việc 1 người hoàng tộc Bourbon bên Pháp nhảy sang thừa kế hoàng vị Tây Ban Nha đã làm phần còn lại của tộc họ Habsburg đang cai trị Thánh chế La Mã bức xúc và rất nhanh chóng thì bức xúc này đã leo thang thành cuộc chiến Kế vị Tây Ban Nha (1701-1714)
Kết quả của cuộc chiến này chính là việc Tây Ban Nha mất 1 bộ phận đất cho Áo gồm cả vùng Tây Ban Nha Hà Lan, Milan, Napoli…cũng như việc Philip Đệ Ngũ phải chấp nhận rời khỏi Pháp vĩnh viễn để đối lấy việc được công nhận là vua của Tây Ban Nha
Cuộc chiến Kế vị Tây Ban Nha cũng ảnh hưởng lây tới Sardinia khi mà vương quốc này ban đầu theo lý cũng về tay họ Bourbon để rồi tới năm 1708 thì bị Thánh chế La Mã chiếm giữ cho tới năm 1717 thì bị họ Bourbon Tây Ban Nha tái chiếm
Tuy vậy thì điều thú vị của nó chỉ bắt đầu sau đó khi mà người Áo về sau vì cay cú nên đã triệu tập các kẻ thù mạnh của Tây Ban Nha bấy giờ là 3 nước Anh, Pháp và Hà Lan cùng hợp lại xử Tây Ban Nha
Lúc Tây Ban Nha tái chiếm xong Sardinia thì cũng là lúc Áo với người Thổ cho tới khi Thổ ký hiệp ước Passarowitz ngày 21 tháng 7 năm 1718 thì bấy giờ người Áo mới rảnh tay quay lại đối phó với Tây Ban Nha
Với Tây Ban Nha thì lúc đó họ mới bắt đầu mệt mỏi khi người Áo bấy giờ bắt đầu kéo bè phái riêng gồm các nước cũng có thù hận với Tây Ban Nha để đánh nhau là Anh, Pháp và Hà Lan – Liên minh Tứ Cường
Liên minh Tứ Cường cuối cùng cũng đã đánh bại Tây Ban Nha trong cuộc chiến Tứ Cường Liên minh (1718-1720) khiến cho Tây ban Nha phải ngồi vào ký hiệp ước ước Hague ngày 17 tháng 2 năm 1720 với sự tham gia của không chỉ các bên tham gia cuộc chiến Tứ Cường Liên minh mà còn có thêm cả sự góp mặt của công quốc Savoy vốn là thành phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nên vương quốc Sardinia – Piedmont về sau
Trong bản Hague ký năm 1720 có 1 điều khoản nho nhỏ là Savoy đổi cho Áo đảo Sicily của mình và Áo đem Sardinia mà Áo mới có đưa lại cho Savoy
Sự đánh đổi Sicily để lấy Sardinia đã hình thành nên nhà nước Piedmont a.k.a Sardinia – Piedmont nổi danh về sau và đây cũng là lúc để nói về linh hồn của xứ Piedmont chính là triều đại Savoy của công quốc Savoy
Đó chỉ mới là 1 nửa của cái tên gọi chính thức của vương quốc Piedmont-Sardinia
Quốc hồn của Piedmont-Sardinia lại không nằm ở chỗ cái vương quốc Sardinia mà là nằm ở linh hồn của nhà nước này triều đình Savoy
Savoy tuy ngày nay là đất của Pháp nhưng vào thời Trung Cổ thì nó từng là chư hầu Thánh chế La Mã với tước hiệu ban đầu là bá tước
Bá quốc Savoy là 1 bá quốc tồn tại trên vùng biên viễn của Pháp giáp với Ý từ tận thời Trung Cổ với mốc thời điểm thành lập là năm 1003 khi ông tổ hoàng triều Savoy về sau là Humbert Tay Tắng do có công lao phụng sự liền 2 đời hoàng đế của Thánh chế La Mã là Henry Đệ Nhị và Conrad Đệ Nhị nên cuối cùng cũng đã được nhận được phần thưởng nhân đôi là 2 bá quốc Maurienne và Aosta cũng như các vùng đất ở tổng Valais thuộc Thụy Sĩ ngày nay
Tuy nhiên thì kinh đô Turin và cả vùng Piedmont của xứ Sardinia – Piedmont về sau lúc này vẫn chưa thuộc về nhà Savoy mãi cho tới năm 1046 thì cháu nội Humbert Tay Trắng là Otto Đệ Nhất lấy nữ bá tước Adelaide xứ Turin thuộc họ Arduinici thì Turin đã tạm thời về dưới tay bá quốc Savoy cho tới năm 1091 thì xứ này tan rã cho tới năm 1092 thì nó lại 1 lần nữa về tay cháu ngoại của Adelaide xứ Turin trong khi miền bắc xứ này thì về tay họ Savoy
Theo thời gian thì thông qua các cuộc hôn nhân thì đất đai bá quốc Savoy không ngừng được mở rộng dần và tới năm 1313 thì bá tước Amadeus Đệ ngũ a.k.a Amadeus Vĩ Đại thì bá quốc Savoy đã được hoàng đế Thánh chế La Mã ban cho đặc quyền là được vinh dự đặt trực tiếp dưới quyền quản lý của hoàng đế và chỉ phải trả lời trực tiếp tước hoàng đế thánh chế La Mã thay vì phải báo cáo thông quan trung gian là các vị lãnh chúa cấp cao hơn
Hoạn lộ xứ Savoy vẫn chưa dừng lại ở đó khi mà vào năm 1416, hooàng đế Sigismund họ Luxembourg của Thánh chế La Mã nâng cấp Savoy từ hạng bá quốc lên hạng công quốc
Tuy nhiên thì việc các công tước phát tiển Savoy tới mức thịnh vượng cũng đã làm cho xứ này rơi vào con mắt xanh thèm thuồng chiếm hữu được nó từ những người Pháp đầy tham vọng
Và điều đó đã tới lần đầu tiên khi vua Francis Đệ Nhất của Pháp xua quân sang xâm chiếm Savoy vào năm 1536
Sự đô hộ lần đầu của Pháp đối với Savoy chỉ kết thúc vào năm 1559 khi Pháp phải ký hòa ước Cateau – Cambresis năm 1559 sau khi Pháp bị đội quân “đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn” Tây Ban Nha – Thánh chế La Mã của hoàng đế Charles Quint đánh bại trong cuộc chiến Italia năm 1551-1559
Do công tước Savoy đã có biểu hiện tốt khi chỉ huy liên quân Tây Ban Nha – Savoy đánh bại quân Pháp trong trận Saint Quentin tháng 8 năm 1557 nên công quốc Savoy đã được cho phục quốc trở lại với điều kiện là Savoy phải làm theo chính sách chống phong trào Kháng Cách đang lên
Tuy nhiên thì mối họa Pháp vẫn còn đó và tới năm 1630 thì Savoy tiếp tục bị Pháp tạm chiếm trong thời gian ngắn để rồi vào cuối thế kỷ 17 thì từ năm 1690 tới năm 1696 cũng như qua đầu thế kỷ 18 trong quãng thời gian từ năm 1703 tới năm 1713 và từ 1792 tới năm 1814 thì người Pháp thêm 3 lần chiếm đóng Savoy
Bên cạnh đó thì vào thế kỷ 17, Savoy cũng từng động binh trong quãng thời gian từ 24 tháng 4 năm 1655 tới 4 tháng 6 năm 1690 đàn áp các thành viên Kháng Cách Waldensia
Cuộc chiến chống người Kháng Cách Waldensia bắt đầu khi quân đội công quốcSavoy tiến hành thảm sát vài ngàn ( khoảng 4000-6000 mạng) người Kháng Cách Waldensia tại Piedmont vào ngày lễ Phục sinh năm 1655 (sử gọi là sự kiện Lễ Phục Sinh Piedmont) để rồi cuộc chiến kéo dài lê thê khi chiến khi hòa tới tận năm 1690
Sự kiện Lễ Phục Sinh Piedmont đã khiến người Kháng Cách Waldensia phải cầm vũ khí đứng lên chống lại quân đội Savoy
Việc đánh nhau giữa 2 bên đã lôi kéo các nước Anh, Pháp, Đức và các tổng theo Tin Lành của Thụy Sĩ phải đứng ra dàn xếp để rồi tới ngày 18 tháng 8 cùng năm thì hòa ước nhân từ Pirenolo được ký kết giữa Savoy và người Kháng Cách Waldensia
Tuy nhiên thì tới năm 1661 thì Savoy lại 1 lần nữa gây chiến với người Kháng Cách Waldensia và cuộc chiến này được biết đến Cuộc chiến của những người bị trục xuất
Để chống lại thì người Kháng Cách Waldensia đã tiến hành đánh du kích và giành đuộc thắng lợi buộc Savoy phải ký hòa ước Turin ngày 14 tháng 2 năm 1664
Hòa ước mới đem lại hòa bình giữa 2 bên tới tận năm 1685 khi vua Pháp Louis Đệ Thập Tứ tuyên bố hủy bỏ Chỉ dụ Nantes vốn được vua Pháp thời kỳ trước là Henry Đệ Tứ ký vào tháng 4 năm 1598 ban phát các quyền lợi cho các tín đồ Kháng Cách Tin Lành a.k.a Hugenot tại Pháp
Với việc ban bố Chỉ dụ Fontainebleau vào tháng 10 năm 1685 để hủy bỏ các quyền lợi mà vua Henry Đệ tứ đã ban cấp cho người Hugenot Tin Lành thì vua Louis Đệ Thập Tứ đã chính thức đưa Pháp tiếp tục đi theo con đường đàn áp tôn giáo
Trước sự đàn áp tôn giáo 1 cách tàn bạo từ chính vua Louis Đệ Thập Tứ thì ngoài 1 số bị tra tấn giết hại thì 1 bộ phận người Hugenot Tin Lành đã tị nạn tới các quốc gia Tin Lành như các tiểu quốc Hugenot ở Đức hay Anh, Hà Lan…
Chính sách đàn áp tôn giáo nhanh chóng mang lại quả báo nhãn tiền tới cho người Pháp khi mà các cường quốc châu Âu bắt đầu ngồi lại gần nhau để cùng tính chuyện chống Pháp và ngày 20 tháng 12 năm 1689 thì Hiệp ước Đại Liên Minh a.k.a Liên minh Ausburg đã được ký kết với các nước sừng sỏ tham gia Đại Liên Minh để dạy cho người Pháp biết lý lẽ gồm Thánh chế La Mã, Hà Lan, Anh cùng với sự tham gia có thời hạn từ Thụy Điển (tới năm 1691) và Savoy, Tây Ban Nha (từ năm 1690 trở đi, riêng Savoy thì tới năm 1696 phản phé Liên minh), Bồ Đào Nha
Ngày 27 tháng 9 năm 1688, cuộc chiến 9 Năm (27 tháng 9 năm 1688 – 20 tháng 9 năm 1697) a.k.a Cửu Niên Đại Chiến của Đại Liên Minh chính thức mở màn với chiến trường không chỉ xảy ra ở lục địa châu Âu mà còn lan rộng tới tận châu Á cũng như cả Bắc Mỹ lẫn Nam Mỹ khi người Pháp ở đâu cũng bị mọi người hội đồng chặn đánh
Dù Savoy đã tham gia Đại Liên Minh để chống Pháp nhưng do bí mật tham gia nên ban đầu vua Loius Đệ Thập Tứ vẫn chưa phát giác ra song mà vẫn tiếp tục chỉ đạo công quốc Savoy tiếp tục đàn áp dân Kháng Cách Waldensia
Tuy nhiên thì dân Kháng Cách Waldensia cũng đã bí mật tổ chức đội quân riêng quay về đánh phá các làng mạc người Công giáo ở Pháp khiến vua Pháp phải chỉ đạo Savoy rốt ráo đàn áp dân Kháng Cách Waldensia
Do Savoy đã tham gia Đại Liên Minh gồm vài nước trong đó là thành phần kháng Cách nên không tiện mạnh tay ra mặt đàn áp đành nhờ các tổng Thũy Sỹ kế bên đón nhận dân Kháng Cách Waldensia chạy qua tị nạn cũng như xin thêm hỗ trợ quân sự
Việc đá cá lăn dưa của Savoy cuối cùng cũng bị phát hiện và quân Pháp nhanh chóng tràn vào tấn công Savoy
Đáp lại thì Savoy liên thủ với dân Kháng Cách Waldensia cùng chống trả quân Pháp
Năm 1694 thì Savoy đã tuyên bố hủy bỏ chỉ dụ đàn áp tôn giáo năm 1685 của Pháp song tới khi ký riêng rẽ hiệp ước với Pháp tại Turin ngày 29 tháng 6 năm 1696 thì Savoy đã buộc phải trục xuất hết dân Kháng Cách Waldensia khỏi lãnh thổ của mình
Về phần Đại Liên Minh thì tới năm 1697 thì họ cũng ký hòa ước Ryswick với Pháp để rồi từ năm 1701 tới năm 1714 và từ năm 1718 tới năm 1720 thì 1 số nước từng tham gia Cửu Niên Đại Chiến giờ tiếp tục tham gia đánh nhau hiệp hai và hiệp 3 tại các cuộc chiến Kế vị Tây Ban Nha và Tứ Cường Liên Minh Đại Chiến
Cùng với Hiệp ước Hague thì Savoy nhận được cả danh hiệu và lãnh thổ Vương quốc Sardinia và có thể coi đó là sự nâng cấp bước nữa của dòng họ Savoy vào thế kỷ 18
Như vậy thì tới thời điểm năm 1720 thì Vương quốc Piedmont đã chính thức hoàn thiện để tham gia tranh hùng vào thời kỳ sau đó
Cũng như giai đoạn trước thì xứ Piedmont tiếp tục mở rộng địa bàn của mình cho tới giai đoạn cuối thế kỷ 18 thì có 1 sự kiện lớn xảy ra đó là việc người Pháp đứng lên làm Cách mạng
Vì hầu hết các quốc gia châu Âu bấy giờ là các bậc quân vương nên khi thấy người Pháp làm cách mạng thành công thì tới lượt các bậc quân vương này sợ 1 ngày nào đó tới lượt cái đầu họ cũng phải dời chỗ như kết cục vua Louis Đệ Thập Lục và hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp
Lại 1 lần nữa như thời Louis Đệ Thập Tứ thì các nước lại xúm lại liên minh với nhau để lập nên Đệ Nhất Liên minh tiêu diệt nước Pháp cách mạng
Xui cho Đệ nhất Liên Minh khi mà thời thế tạo anh hùng bần cùng sinh đạo tặc, trong cơn binh lửa cách mạng thì tài năng quân sự của Napoleon Bonaparte đã được khẳng định và Đệ Nhất liên minh sau đó bị vị tướng người gốc đảo Corse này đánh cho trầy vi tróc vảy phải ai về nhà nấy
Piedmont cuối cùng cũng bị Pháp ép ký hiệp ước Paris ngày 15 tháng 5 năm 1796 mà theo đó Pháp có quyền mượn đường đi qua đất Sardinia để vào Italia
Kết quả là không lâu sau cái hiệp ước bậy bạ này thì các quốc gia cộng hòa hàng hải lừng lẫy 1 thời ở Địa Trung Hải gồm Venice và Genoa đều bị Pháp thịt
Tuy nhiên thì tai hại nhất vẫn là đất đai mất về tay Pháp khi mà trong số đất bị mất cho Pháp gồm có đất long hưng Savoy và Nice
Không lâu sau khi Pháp luộc xong Genoa với Venice thì năm 1798 thì Pháp đã buộc vua Piedmont phải thoái vị và rời Piedmont ở nội địa để dời tới Sardinia và ở đó cho tới khi kết thúc cuộc chiến Napoleon trong khi người Pháp lấy luôn phần lãnh thổ trên đất liền của Piedmont cho vào bản đồ Pháp
Sau khi Napoleon Bonaparte bị đánh bại lần thứ 1 vào năm 1814 thì hội nghị Vienna đã xác nhận phần đất của cộng hòa Genoa khi trước bị Pháp gom được nhập vào bản đồ Piedmont
Cùng với việc Napoleon Bonaparte cùng đoàn quân bách chiến bách thắng bị chôn vùi ở Waterloo năm 1815 thì vua Piedmont sau đó đã quay về đất liền cũng như cho bãi bỏ Bộ luật Napoleon
Từ năm 1830 trở đi thì Pedmont tiến hành công nghiệp hóa cho tới năm 1848 khi châu Âu trải qua sự kiện Mùa Xuân Quốc Gia với các cuộc cách mạng của các tầng lớp lao khổ nổ ra khắp Châu âu thì vua Piedmont là Charles Albert đã quyết định nhân khi các quốc gia tại châu Âu đang lộn xộn để tiến đánh gom các mảnh Italia đang do nhiều người khác nhau sở hữu quy về 1 mối
Ngày 23 tháng 3 năm 1848 thì Piedmont đã tuyên chiến với Áo, cuộc chiến tranh Giành độc lập lần thứ nhất của Italia (Risorgimento) kéo dài 1 năm 4 tháng 4 tuần và 2 ngày chính thức bắt đầu nổ ra
Quân Piedmont bắt đầu đánh nhau với Áo 1 cách khó nhọc
Việc quân Piedmont đánh nhau với Áo đã tạo thời cơ cho dân ở các vùng nằm dưới sự cai trị của người Áo đứng lên nổi dậy và các chính phủ lâm thời chống Áo đã được thành lập trong cuộc chiến gồm Chính phủ lâm thời Milan vốn thành lập sau thắng lợi sự kiện Milan Ngũ Nhật, cộng hòa San Marco, cộng hòa Roma, cộng hòa Tuscany trong khi 1 số quốc gia khác như Công quốc Parma, công quốc Modena và Reggio thì ngả về phía Piedmont trong cuộc chiến chống Áo
Dù vậy thì các thế lực phong kiến Italia tham gia liên thủ với Piedmont cũng chỉ là mang tính chất cầm chừng nên cuộc chiến chống Áo của Piedmont nhanh chóng thất lợi
Từ ngày 23 tới ngày 26 tháng 7 năm 1848 thì quân đội Piedmont bị Áo đánh bại tại Custoza buộc phải rút lui dù tại trận này số quân bị loại khỏi vòng chiến (bị giết, bị bắt và bị thương) của Áo còn cao hơn của Piedmont
Cùng với việc bị Áo phản công thắng lợi thì Cộng hòa Milan sau đó đã bị Áo tái chiếm cũng như việc Piedmont buộc phải ký thỏa ước đình chiến Salasco và rút quân khỏi vương quốc Lombardy -Veneto
Cùng với việc Piedmont phải rút khỏi các vùng mới chiếm thì các quốc gia khởi nghĩa còn lại như Cộng hòa Roma và Cộng hòa Tusca được thành lập nhưng không thể tồn tại được lâu
Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh giành độc lập Italia nổ ra ngày 20 tháng 3 năm 1849 khi quân Áo tràn vào xâm lược Piedmont
Dù cố chống trả nhưng quân Piedmont đã bị Áo đánh bại và đỉnh điểm là tại chiến trường Novara ngày 22 tới ngày 23 tháng 3 năm 1849 thì quân Áo với binh số đông hơn đã đánh bại quân Piedmont
Thất bại tại Novara đã buộc Charles Albert phải thoái vị và thay bằng vua mới là Victor Emmanuel Đệ Nhị để rồi tới ngày 24 tháng 3 năm 1849 thì thỏa ước đình chiến Vignale đã được ký kết và tới ngày 6 tháng 8 năm 1849 thì Hòa ước Milan kết thúc cuộc chiến giành độc lập ở Italia lần thứ nhất đã được ký kết với việc Piedmont chiến bại phải đồng ý trả cho Áo 65,000,000 franc tiền chiến phí
Tuy nhiên thì nếu người Áo tưởng như vậy họ sẽ được yên thân thì họ có vẻ hơi quá sai lầm khi mà họ vô tình thay giùm cho Piedmont vị vua Charles Albert lừng chừng bằng 1 vị vua có ý chí thống nhất bán đảo hơn là Victor Emmanuel Đệ Nhị và xui xẻo cho Áo là vào năm 1852, triều đình Piedmont xuất hiện 1 nhân vật mới có ý chí giải phóng Italia khỏi ách thống trị của Áo quyết liệt hơn là hầu tước Cavour Camillio Paolo Filippo Giulio Benso mà nổi danh dưới cái tên ngắn gọn là Thủ tướng Cavour (Cavour từ năm 1861 trở thành thủ tướng Piedmont)
Cùng với Giuseppi Garibaldi thì đó là những cái tên sẽ gây sốt vó tại Italia trong quãng thời gian sau đó
Năm 1859 , Piedmont đã liên thủ với Napoleon Đệ Tam của Đệ nhị Đế quốc Pháp (Đế chế thứ 2) để chống Áo và khai màn cuộc chiến cuộc chiến giành độc lập ở Italia lần thứ hai (26 tháng 4 năm 1859 -12 tháng 7 năm 1859)
Cuộc chiến cuộc chiến giành độc lập ở Italia lần thứ hai có vai trò quan trọng cả với Piedmont, lịch sử Italia lẫn thế giới khi mà ngày 24 tháng 9 năm 1859 thì liên quân Pháp – Piedmont đánh bại Áo tại trận Solferino
Trận thắng khá đắt giá tại Solferino đã khiến Naopleon Đệ Tam của Đệ nhị Đế quốc Pháp tiến hành bí mật đi đêm với Áo dù trước đó đã công khai giao ước với Cavour của Piedmont là sẽ cùng Piedmont đi đến thắng lợi cuối cùng buộc Áo phải nhả toàn bộ vùng Veneto – Lombardy lại cho Piedmont
Việc phản giao ước của Napoleon Đệ Tam được thực hiện tại Hiệp ước Zurich ngày 10 tháng 11 năm 1859 khi mà theo hiệp định được ký trên thực tế thì Áo chỉ đồng ý trao mỗi vùng Lombardy lại cho Pháp để Pháp đích thân giao lại cho Piedmont (việc này được Napoleon Đệ Tam đồng ý có lẽ nhằm không muốn để 1 cường quốc như Áo phải bị bẽ mặt trước Piedmont mới nổi) chứ không giao luôn vùng Veneto cũng như Áo nhất định sống chết không giao trực tiếp cho Piedmont
Việc Napoleon Đệ Tam phản kèo đồng ý cho Áo chỉ trao trả gián tiếp mỗi vùng Lombardy đã làm mọi người giận tím cả mặt cũng như Cavour phải xin từ chức thủ tướng trong khi vua Piedmont là Victor Emmanuel Đệ Nhị chấp nhận vì có lẽ chỉ chờ có vậy
Trận Solferino cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới khi vì số binh sỹ thương vong tại trận chiến này mà 1 người Thụy Sĩ tên Henry Dunant đã lập nên Hội Chữ Thập Đỏ đầu tiên trên thế giới
Về phần Pháp thì dù đi đêm với Áo lật kèo đồng minh như Pháp vẫn ngang nhiên nhận luôn phần trả công mà Piedmont hứa đánh đổi cho nếu Pháp làm xong việc cho Piedmont là 2 xứ Savoy vốn là đất căn bản của hoàng tộc Savoy và Nice
Tuy Piedmont chỉ được nhận gián tiếp vùng Lombardy song cùng với việc chiến thắng trước người Áo thì vị thế của Piedmont cũng được nâng cao và cũng trong năm 1859 thì các bậc quân chủ cai trị Đại Công quốc Tuscany, Công quốc Parma, công quốc Modena và Reggio cùng 1 vài phần đất Lãnh địa giáo hoàng đã bị người dân đứng lên hạ bệ và các vùng này sau đó được gộp lại để hình thành Các Tỉnh Thống Nhất Miền trung Italia để rồi tới ngày 22 tháng 3 năm 1860 thì sát nhập vào Piedmont
Trong khi đó thì tình hình miền nam Italia nơi tọa lạc vương quốc Lưỡng Sicilia của họ Bourbon bắt đầu cũng căng thẳng
Tháng 5 năm 1860, Giuseppi Garibaldi đem khoảng 1000 người a.k.a Đội Quân 1 Nghìn (Thiên quân) và do họ bận áo đỏ nên còn được gọi là Quân Áo Đỏ sự hộ tống của tàu chiến Anh đáp 2 tàu với vượt biển từ Piedmont tới đổ bộ lên ở điểm cực tây Masala của đảo Sicilia vào ngày 11 tháng 5 năm 1860
Sang ngày 15 tháng 5 thì đội quân Hồng Y của Garibaldi đã trận đầu đánh bại quân Lưỡng Sicilia tại Calatafimi để rồi họ tiếp tục tiến lên đánh đuổi quân Lưỡng Sicilia ra khỏi đảo Sicilia tại trận Milazzo từ ngày 17 tới ngày 24 tháng 7 cùng năm
Dù đã bị Cavour viết thư phản đối đừng đem quân vượt eo biển Messina để đổ bộ lên đất liền miền Nam Italia song ngày 19 tháng 8 cùng năm thì Giuseppi Garibaldi đã đem binh đổ bộ lên miền nam Italia và đến ngày 1 tháng 10 năm đó thì Giuseppi Garibaldi chiến thắng quân Lưỡng Sicilia 1 trận giòn giã tại sông Volturno cũng như tiến vây Gaeta cho tới khi nơi này đầu hàng ngày 13 tháng 2 năm 1861
Cùng với việc Gaeta đầu hàng thì vương quốc Lưỡng Sicilia cũng nhanh chóng sụp đổ trong tháng 2 để rồi cả bán đảo chỉ còn lại vùng Veneto của Áo và Rome của Lãnh địa Giáo Hoàng là chưa quy về 1 mối
Cũng với việc chiếm giữ được Lưỡng Sicilia thì tới ngày 17 tháng 3 năm 1861, vương quốc Italia được chính thức thành lập
Trong khi Giuseppi Garibaldi tung hoành ở Lưỡng Sicila thì ngày 18 tháng 9 năm 1860, 1 cánh quân Piedmont đánh thắng quân đội Lãnh địa Giáo hoàng 1 trận ở Castelfidardo góp phần thu hẹp thêm lãnh địa Giáo hoàng
Năm 1866, Thủ tướng Phổ Otto von Bismark tiến hành công cuộc thống nhất nước Đức khỏi gót giày người Áo bằng sắt và máu
Trong khi Áo bị Phổ liên tục đánh bại ở Đức thì ở Italia, lợi dụng lúc quân Áo đang bị tơi bời ở phía bắc thì Italia cũng đã theo Phổ đánh người Áo còn lại ở Italia để giành lại vùng Veneto
Piedmont chia binh 2 đường với đại binh chính quy tiến thẳng vào vùng Veneto trong khi Giuseppi Garibaldi dẫn đội Xạ thủ dãy Alp đánh vào địa bàn Áo ở Tyrol
Chiến cục 2 ngả sau đó hơi khác nhau khi mà trong khi thủy bộ quân chính quy Piedmont bị Áo tẩn tới bến ở các trận Custoza lần thứ 2 (ngày 24 tháng 6 năm 1866) và trận hải chiến Lissa (ngày 20 tháng 6 năm 1866) thì cánh quân Xạ thủ Dãy Alp của Giuseppi Garibaldi đã giành thắng lợi vẻ vang ở trận Bezzecca ngày 21 tháng 6 năm 1866
Về phần Phổ thì khi thấy cuối cùng đã hất cẳng được Áo khỏi lộ trình thống nhất Đức của mình thì ngày 12 tháng 7 cùng năm, Phổ ký hiệp ước đình chiến với Áo và tới ngày 12 tháng 8 thì quân Italia cũng ngừng chiến nốt
Cùng với việc bị thua Phổ thì Áo cuối cùng cũng phải trả lại cho Italia vùng Veneto
Giờ chỉ còn mỗi thành Rome là chưa về với Italia và điều này đã được giải quyết bằng cuộc chiến Pháp – Phổ diễn ra năm 1870-1871
Cùng với việc quân Pháp đồn trú Rome bị gọi về để tham gia đánh nhau chống lại việc nước Đức được thống nhất thì ngày 20 tháng 9 năm 1870, quân Italia tiến vào Rome trong khi Giáo hoàng rút vào Vatican cho tới năm 1929 thì Giáo hoàng ký hiệp ước Lateran để thành lập nên quốc gia Vatican
Như vậy thì sau hơn cả nghìn năm bị chia rẽ như người Đức thì dưới ngọn cờ của Piedmont thì bán đảo Italia đã quy về 1 mối để rồi vương triều Savoy đã cai trị Italia qua cả Đệ Nhị Thế Chiến cho đến khi bị hạ bệ năm 1946 và từ năm 1946 trở đi thì vương quốc Italia bị sụp đổ và thay bằng chính thể nhà nước cộng hòa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *