TẠI SAO NGỒI QUÁ LÂU KHÔNG TỐT CHO BẠN?

Mình đoán là bạn đang ngồi xem bài viết này và nếu chỉ ngồi xem trong một vài phút thì chẳng sao. Nhưng nếu bạn càng ngồi lâu, thì cơ thể bạn sẽ càng kích động. Nó ngồi đếm ngược từng khoảnh khắc cho đến khi bạn nhấc mông ra khỏi ghế và đi bộ .
Điều này nghe có vẻ kì cục, nhưng
Cơ thể chúng ta thích được ngồi mà, phải không? 🤔
Hmm.. Không hẳn vậy đâu !!
Chắn chắn ngồi trong một thời gian ngắn sẽ giúp chúng ta đỡ mệt khi căng thẳng hoặc lấy lại sức sau khi tập thể dục. Nhưng ngày nay, lối sống mới khiến chúng ta ngồi nhiều hơn là di chuyển, và cơ thể chúng ta- đơn giản là không được tạo ra cho một cuộc sống ít vận động như vậy.
Trên thực tế, cơ thể con người được tạo ra để di chuyển và điều đó được chứng minh qua cấu trúc cơ thể. Trong cơ thể chúng ta có hơn 360 khớp xương và 700 cơ xương, cho phép cử động dễ dàng và linh hoạt. Cấu trúc vật lý độc đáo cho chúng ta khả năng đứng thẳng, chống lại lực hút của trọng lực. Việc lưu thông máu cũng phụ thuộc vào cách vận động của cơ thể. Các dây thần kinh được hưởng lợi từ sự vận động. Da chúng ta đàn hồi, nghĩa là nó có sự thay đổi khi chuyển động. Và nếu mọi bộ phận của cơ thể đều sẵn sàng và đợi bạn di chuyển, thì
chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ngồi yên?
Hãy bắt đầu với vấn đề xương sống.
Xương sống chúng ta là một cấu trúc dài, được cấu tạo từ các đốt xương, các đĩa sụn nằm ở giữa. Các khớp, bó cơ và dây chằng gắn chặt vào xương và giữ tất cả lại với nhau. Một cách ngồi thông thường đó là cong lưng và hạ thấp vai, tư thế này tạo áp lực không đồng đều lên cột sống của bạn. Qua thời gian, nó gây ra sự hao mòn trong các dĩa cột sống, gây quá tải cho dây chằng và các khớp, đồng thời tạo áp lực căng lên các cơ để phù hợp với tư thế cong lưng của bạn. Dáng cong cong này cũng thu hẹp khoang ngực khi bạn ngồi, nghĩa là phổi của bạn có ít không gian để nở ra hơn khi bạn thở. Đó là một vấn đề vì nó tạm thời hạn chế lượng oxi đi vào phổi và trong máu của bạn.
Quanh khung xương là các cơ, dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch, cấu tạo nên cá mô mềm của cơ thể. Ngồi thường gây ra áp lực và đè nén. Và những mô mềm này thực sự cảm thấy gánh nặng
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác tê và sưng ở chân, tay khi đang ngồi không?
Ở những vùng bị nén nhiều nhất, các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch của bạn có thể bị chặn lại. Điều này hạn chế tín hiệu thần kinh, gây ra các triệu chứng tê, đồng thời giảm lượng máu đến tay, chân, khiến chúng sưng lên.
Ngồi trong thòi gian dài cũng tạm ngừng hoạt động của lipoprotein lipase (một loại enzim đặc biệt trong thành mao mạch máu), giúp phân hủy chất béo trong máu. Do đó, khi ngồi, bạn không đốt cháy chất béo như bạn vận động.
Tất cả sự ứ đọng này, tác động như thế nào đến não bộ?
Phần lớn thời gian, bạn ngồi và sử dụng bộ nào của mình để làm việc. Nhưng trớ trêu thay, việc ngồi quá lâu lại đi ngược với mục đích này
Vận động ít, làm chậm dòng chảy của máu, làm giảm lượng oxi vào mạch máu qua phổi và não bạn cần cả hai yếu tố này để duy trì sự tỉnh táo, thế nên mức độ tạp trung của bạn sẽ thấp, bởi não bạn hoạt động chậm lại.
Không may, tác động xấu của việc ngồi không chỉ dừng lại trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ngồi trong một thời gian dài, có liên quan đến một vài bệnh ung thủ và tim, bệnh tiểu đường, các vấn đề về gan và thận. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, lười vận động gây ra khoảng 9% ca tử vong sớm mỗi năm ( tương đương hơn 5 triệu người). Một thói quen tưởng như vô hại lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta.
Giải pháp cho việc này như thế nào?
Rất đơn giản !!!!!
Khi bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi, thử đổi tư thế ngồi dài thườn thượt sang tư thế ngồi thẳng. Và khi không nhất thiết phải ngồi, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh nhiều hơn, hoặc bạn có thể đặt lời nhắc “nhấc mông lên và đi bộ“ cách 30 phút/ lần.
Nhưng cần hiểu rõ cơ thể chúng ta được cấu tạo để vận động, chứ không phải ngồi yên.
Hãy yêu quý và “thưởng” cho cơ thể mình bằng cách đi bộ nhiều hơn.
Sau này, cơ thể sẽ thầm cảm ơn bạn. 🤗🤗🤗

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *