Nghệ thuật thường giới thiệu đến chúng ta những sự thật khó biện chứng. Tranh trừu tượng hoặc đá cẩm thạch, những bức hoạ tả thực hay phù điêu huyền ảo đều cố định một hình ảnh chủ đích theo một cách đặc biệt trong các thời đại.
Và sự xuất hiện của M.C.Escher – với những tác phẩm nghịch lý, xoay chuyển tâm trí của ông lặp đi lặp lại cho bạn biết rằng không có sự thật nào không thể phản biện, ngay cả trong nghệ thuật. Khoảng âm của tác phẩm đột nhiên biến thành một hình ảnh rõ ràng – khoảng âm trở thành cái thực, cái thực biến mất vào khoảng âm. Những gì bạn đang nhìn không phải là những gì bạn thấy.
Hoặc nó có thể là gì?
Câu hỏi được đặt ra tại Bảo tàng New Britain của American Art, nơi triển lãm bộ sưu tập M.C.Escher – Impossible Reality với 130 tác phẩm trong suốt cuộc đời hoạ sĩ. Bộ sưu tập thể hiện sự khác biệt đối với thị hiếu của người Mỹ bao gồm cả các ấn phẩm in ấn (nhiều trong số chúng nổi tiếng thế giới và có thể nhìn thấy trên cà vạt, áo phông và cả thảm dệt tay từ Andes). Nhưng cũng có những tác phẩm hiếm và ít quen thuộc hơn – chân dung, hình minh họa, thậm chí cả tác phẩm điêu khắc – khắc hoạ toàn cảnh Escher cùng nghệ thuật của ông.
Sinh năm 1898, Maurits Cornelius Escher rời quê hương Hà Lan để đến Ý du lịch vào những năm 1920. Buổi triển lãm ở New Britain, trích từ bộ sưu tập của Bảo tàng Herakleidon ở Athens, giới thiệu một loạt các bức vẽ phong cảnh, danh lam cùng tranh khắc gỗ ít được biết đến của ông. Khắc họa ban đầu về bờ biển Amalfi, cảnh quan đường phố La Mã và làng mạc Tuscan rất chân thực. Nhưng họ gợi ý một cách tinh tế về các câu hỏi hóc búa sắp xảy ra.
Escher không nhìn thấy nước Ý đầy nắng đẹp êm đềm như những tờ quảng cáo du lịch. Những tòa tháp nhà thờ đẹp như tranh vẽ, xuất hiện một cách không rõ ràng lại quá lãng mạn một cách quyến rũ; khung cảnh dễ chịu trông quá tối và bí để cảm thấy được chào đón. Và khi ông đến thăm Cung điện Alhambra ở Tây Ban Nha năm 1936, Escher cuối cùng đã tìm thấy một ngôn ngữ hình ảnh cho phép ông tái tạo cả sự chính xác và cảm xúc của mình. Các thiết kế lồng vào nhau của các bức tranh khảm Moorish trong cung điện đã truyền cảm hứng cho niềm đam mê bất tận của Escher: những hoa văn hình học, các mặt phẳng được phân chia và các kỹ thuật quang học khác (optical techniques) đã góp phần đưa ông đến những sở thích chưa từng được khám phá trước đây.
Được sắp xếp theo chủ đề, triển lãm New Britain cho phép khách tham quan nghiên cứu những lĩnh vực: “Symmetries”(Đối xứng),“Impossible Worlds” (Thế giới bất khả thi), “Circle and Square Limits”(Giới hạn hình tròn và hình vuông). Và công việc của Escher dẫn mắt người xem theo phân khu đầy cân não. Nhưng cũng không kém phần giá trị khi xem từng tác phẩm một cách chi tiết của buổi triển lãm. Từ những tấm bookplate (một mảnh giấy trang trí được dán bên trong bìa trước của một cuốn sách để cho biết ai là người sở hữu nó) có kích thước bằng lòng bàn tay dành tặng bạn bè cho đến kiệt tác dài 13-foot “Metamorphosis”. Tác phẩm của Escher bộc lộ linh hồn của nó khi được xem kỹ không chỉ tổng thể mà cả chi tiết từng chút một.
Trong “Metamorphosis” 1939, các chữ cái của từ này được ghi ở mỗi đầu của bức tranh khắc gỗ. Chúng biến đổi thành một mô hình bàn cờ tan chảy thành một tổ ong, trở thành một thành phố tan thành những bầy côn trùng nhấp nhô, chim, cá bay và bơi về phía, cũng như đi từ trung tâm. Đó là một chuyến du lịch rực rỡ, đáng kinh ngạc kết hợp các khía cạnh nổi bật nhất trong vũ trụ giàu trí tưởng tượng của Escher.
Hành trình từ 2D sang 3D, rồi lại quay ngược 2D xuất hiện trong tác phẩm “Drawing Hands” nổi tiếng của M.C.Escher, trong đó một cây bút chì bấm được cầm ở tay phải sẽ vẽ một cây bút chì bấm khác được cầm bằng tay trái. Tương tự, trong “Reptiles”, một con thằn lằn cách điệu 2D ngẩng đầu khỏi trang sách phác thảo có các hình thằn lằn lồng vào nhau với kích thước và độ chi tiết ngày càng tăng, đi quanh bàn làm việc của nghệ sĩ trước khi thu nhỏ lại thành 2D.
Một cú twist đậm chất Escher, những con thằn lằn 2D lồng vào nhau này được thể hiện bằng những mảnh ghép lớn trên bàn của bảo tàng triển lãm, nơi trẻ em (và cả người lớn) có thể sắp xếp để chứng minh chúng khớp nhau khéo léo thế nào. Triển lãm cũng dành nhiều công sức để giải thích từng kỹ thuật in của ông.
Và triển lãm còn bao gồm hai bộ phim ngắn đặc biệt (một của Bart de Smit, một của Cristóbal Vila) làm sinh động hai trong số các tác phẩm phức tạp khác. Khi họ chơi đùa với những hình ảnh đã chơi với ta, ta nhớ câu nói của Escher: “Can you be definite that it is impossible to have your cake and eat it, too?” (Bạn có chắc rằng bạn đồng thời không có bánh của mình và ăn nó chứ?)