Cuộc chiến xe tăng lớn nhất lịch sử không phải là Trận Prokhorovka

Cuộc chiến xe tăng lớn nhất lịch sử không phải là Trận Prokhorovka

Cuộc chiến xe tăng lớn nhất lịch sử không phải là Trận Prokhorovka
Trận Brody: Trận đấu tăng lớn nhất quân sử nơi 1 tăng Đức chọi 5 tăng Liên Xô
Trước đây, trận Prokhorovka là cuộc đối đầu quan trọng và là một trong những trận chiến tăng vĩ đại nhất, nhưng gần đây các sử gia sau khi chạm tay vào các tài liệu được được giải mật đầy đủ đã không còn công nhận điều này.
Thực tế, trận đấu tăng lớn nhất lịch sử diễn ra vào hai năm trước đó và gần như không được biết tới.
Trận Prokhorovka là tâm điểm của Chiến dịch Citadel, đợt công kích cuối cùng của quân Đức vào Mặt trận Phía Đông. Vào tháng 6 năm 1943, những chiến xa phản kích của Xô Viết xung phong trên mọi phía, và nhận lấy thiệt hại nặng nề từ hỏa lực quân Đức, đặc biệt là pháo 88 mm trên chiến xa Tiger I.
Cuộc công kích phần nào đó là thất bại chiến thuật của Liên Xô, nhưng quan trọng là nó đã gây ra những thiệt hại to lớn đủ để khiến cho phía quân Đức phải tạm ngưng và dừng hẳn Chiến dịch Citadel.
Vậy có bao nhiêu chiến xa đã tham chiến tại Prokhorovka? Không như con số được ước tính phổ biến lên đến 1500 chiến xa tổng cộng. Theo một sử gia Nga và là cựu viên chức của Bảo tàng Chiến trận Prokhorovka tên Valeriy Zamulin trong cuốn “Demolishing the Myth: The Tank Battle at Prokhorovka, Kursk, July 1943” thì.
Con số chính xác là 978 chiếc – 306 tăng Đức và 672 tăng Xô Viết. Cũng như 400 tăng Xô Viết và 80 tăng Đức đã bị tiêu diệt.
Nhìn rộng hơn cuộc bên ngoài Prokhorovka, tổng số chiến xa tham chiến từ Quân đoàn Panzer SS số 2 và Tập đoàn Quân Cận vệ số 5 tại những nơi gần đó là 1299, theo phân tích thống kê được phát hành vào năm 2001 bởi Niklas Zetterling và Anders Frankson.
Gộp hết tăng của Chiến dịch Citadel khiến con số tăng lên rất rất nhiều. Nhưng chúng không tập trung lại và giao chiến như trận Brody mà gần như không ai đếm xỉa.
Đức Quốc Xã xâm lăng Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941. Đầu ngày 23 tháng 6, ở giữa Dubno, Lutsk và Brody vùng viễn tây Ukraine, năm Quân đoàn cơ giới Liên Xô từ tập đoàn quân số 5 và 6 đã tiến hành tổng phản công chống lại Tập đoàn Panzer số 1 của Đức Quốc Xã.
Đây cũng là trận đánh đầu tiên quân Đức chạm trán với số lượng T-34 cũng như các loại tăng KV với số lượng lớn đến vậy. Các loại xe tăng này xịn xò hơn mọi loại xe tăng quân Đức có lúc đó.
Đó là cuộc giao tranh giữa 750 chiến xa Đức và 3500 chiến xa Liên Xô. 13% chiến xa Liên Xô là T-34 và KV, T-26 vẫn là xương sống của lực lượng chiến xa Xô Viết. Trong 750 chiến xa Đức, có 500 chiếc có pháo lớn hơn 37 mm.
Mặc dù đã gây cho quân Đức nhiều tổn thất nặng nề, nhưng chiến xa quân Đức đã vượt trội về khả năng xoay trở chiến thuật, bao vây và hủy diệt các đơn vị quân Xô Viết. Liên Xô cũng chịu rất nhiều tổn thất từ Luftwaffe khi chúng công kích các tuyến vận tải, hành quân của họ. Các chiến xa Xô Viết cuối cùng đã cạn kiệt nhiên liệu và buộc phải bỏ lại chiến trường, binh lính phải mở đường máu thoát thân.
Quân Liên Xô cũng đạt được một số thành công hạn chế. Khi Sư đoàn Panzer số III tiến công vào Rovno, Đại Tướng Konstantin Rokossovsky của Quân Đoàn Cơ Giới số 9 – người sẽ trở thành một trong những chỉ huy nổi tiếng nhất của Liên Xô đã dội bão lửa bằng pháo binh và gây ra tổn thất nặng nề về nhân mạng cho chúng. Thực ra Rokossovsky đã bất chấp thượng lệnh là phản kích để sắp đặt trận mai phục.
Tác giả cuốn When Titans Clashed: How the Red Army Stopped Hitler cũng chỉ ra rằng trận chiến này đã có đóng góp nhỏ bé cho chiến bại sau này của Đức tại Mặt trận phía Đông bằng cách lôi kéo sự tập trung của quân Đức tại Moscow.
Vào cuối trận, quân Liên Xô tổn thất nặng đến mức không thể tiến hành chiến dịch công kích nào trong khi quân Đức dù bị thiệt hại to lớn nhưng vẫn kịp bổ sung đủ để tiếp tục các chiến dịch sau đó. Quân Đoàn Cơ Giới số 8 đã bị hành hạ rất tệ và bị phân tán bổ sung lực lượng cho các đơn vị khác. Đây cũng là Quân Đoàn có nhiều chiến xa nhất cũng như nhiều loại T-34, KV nhất đầu trận đánh. Quân đoàn Cơ Giới số 9 bị xóa sổ. Các Quân Đoàn Cơ Giới khác thiệt hại lên đến hơn 90%.
Quân Đức mất tầm 200 chiến xa còn Liên Xô là 800 chiếc.
Đây là cuộc chiến cam go nhất và đầu chiến dịch Barbarossa.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *