Ngập trong deadline nhưng vẫn bị “dí” việc? Trả lời sao để sếp hài lòng?

Công ty to, công ty nhỏ đều luôn có những tình huống sếp bất chợt giao thêm việc (vì sự kiện/dự án đột xuất hoặc đơn giản là sếp thích thế). Cách bảo toàn nhất là gì?

Đây là những kinh nghiệm mình đúc kết ra sau nhiều ngày tháng vật lộn với deadline của sếp. Mẹo tuy nhỏ nhưng có võ.

  • Bài viết không dành cho nhân sự lười biếng, trốn việc, không muốn mở rộng con đường tiến thân cũng như không dành cho sếp luôn nghĩ nhân viên của mình 3 đầu 6 tay, với thần chú mở miệng “cái này dễ mà, anh làm 10p là xong.”

CÁCH SỐ 1: TỪ CHỐI

(Cách kém hiệu quả nhất)“Ui em còn nhiều việc lắm a/c ạ”“Cái này em không biết làm ạ”“Cái này cần sau được không ạ?” – “Không, 1 tiếng nữa anh cần rồi em” … và cuộc hội thoại rơi vào im lặng, bạn cũng chẳng phản hồi làm hay không, khi nào sếp hỏi thì nói “tại em dở việc nên quên mất”

VÀ?

Với cách này, tất nhiên sếp sẽ nhăn nhó, khó chịu, đánh giá bạn năng suất thấp, không có tính cầu tiến và trách nhiệm làm việc. Mong muốn lên vị trí cao hơn hoặc review tăng lương lại xa ngàn trùng mây.

CÁCH SỐ 2: NHẬN NGAY VÀ LÀM HỘC TỐC

(Nhiều bạn nghĩ đây là cách tốt nhất nhưng thật ra nó khiến hiệu quả làm việc của bạn chạm đáy)Ví dụ như deadline ABC trong 2 tiếng nữa phải giao mà giờ sếp lại muốn bạn đi lấy báo giá của các Agency, càng nhanh càng tốt. Bạn hoảng loạn, vận nội công làm deadline ABC thật nhanh rồi tranh thủ giờ cơm trưa lao lên các group hỏi giá và lập bảng trình sếp. 2 tiếng sau, bạn hồ hởi nộp đủ những thứ sếp cần với mong muốn được ghi nhận, khen ngợi NHƯNG sếp vẫn nhăn nhó, thở dài: “Cái này sao hôm nay làm sơ sài vậy em? Bảng báo giá này cũng không đa dạng, em đã hỏi hết các nơi chưa đấy?”Và rồi bạn ngẩn ngơ, không biết rốt cuộc mình đã sai ở đâu rồi nữa?

CÁCH SỐ 3: CÙNG SẾP LẬP TIÊU CHÍ ƯU TIÊN CÔNG VIỆC.

Vâng. Đây chính là cách tuyệt vời nhất, áp dụng được với mọi sếp trên đời. Bởi quyết định không phải do bạn, quyết định là ở sếp, nên dù trắng hay đen thì sếp cũng không trách bạn được. (Sếp nào mà xấu tính, thù vặt đoạn này thì bạn cũng nên bye sớm)Bước 1: Hỏi rõ việc sếp giao BAO GIỜ CẦN. Nếu cần gấp, em đang chịu trách nhiệm việc A,B,C, giờ em sẽ làm việc anh mới giao, việc A,B,C em xin phép delay lại 1-2 tiếng (tùy vào thời gian bạn dự đoán làm xong việc mới) để hoàn thành công việc anh đang cần hơn.Sếp nhiều khi bận quá cũng hay “giả vờ quên” hoặc quên thật những việc nhân viên đang sôi máu làm. Chỉ với động tác này, bạn nhắc cho cấp trên biết những việc mình đang xử lý, họ sẽ tự cân đối cái nào quan trọng hơn rồi quyết định. Thường thì mình hay nghe “Ok, vậy em làm việc này trước nhé, các việc kia a sẽ cho e thêm thời gian như em nói”. Hoặc “À. Em đang làm báo cáo Content Schedule tuần này hả? Vậy làm nốt đi, cái kia chiều có cho anh cũng được”. Đây là cách giúp bạn vẫn hoàn thành các công việc được giao với chất lượng tốt nhất, sếp vẫn vui, bạn thể hiện được sự “có tâm”, trách nhiệm khi làm việc.Bước 2Không có bước 2 vì vấn đề đã được giải quyết.Nghe thì rất là đơn giản nhưng mình tin nếu bạn nào quen bị sếp “dí” thì cứ thử 1 lần rồi sẽ thấy hiệu quả. Chúng ta đều biết một bản thiết kế làm trong 10p sẽ khác với 1 bản làm trong 2 tiếng. Chất lượng công việc sẽ tỉ lệ thuận với công sức và thời gian chúng ta bỏ ra. Việc muốn làm nhanh, làm nhiều, tất cả cùng xuất sắc trong 1 khoảng thời gian là không thể. Với lại, điều sếp cần luôn là chất lượng chứ không phải số lượng công việc “đã xong”.Hãy nhớ, nhân viên cũng có quyền từ chối nhận hoặc đề xuất thời gian cho những deadline gấp, vô lý. Sếp có tâm rất cần những nhân viên như vậy. Bởi ra idea là việc của sếp, thực thi là việc của mình, nếu mình không giúp sếp cân đối thì công việc chẳng bao giờ đạt được chất lượng tốt nhất. Dại dột chạy theo deadline của sếp thì cái chết cận kề (chân lý đấy ạ. huhu)Bài viết này đứng trên góc độ của những nhân viên cần mẫn, không sợ khó, không sợ việc nhưng vẫn chịu khổ ở khắp nơi, bất kể tỉnh thành, lĩnh vực nào. Bài viết này cũng giúp cho các bạn có 1 chút ít mẹo để làm việc với sếp hiệu quả hơn, vừa đảm bảo những deadline quan trọng, vừa giúp mình không bị hút cạn sinh lực. Nếu các bạn quan tâm, mình sẽ trở lại trong các bài viết khác về cách làm việc hiệu quả tại môi trường văn phòng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *