Câu hỏi: Kể tôi nghe một vài câu chuyện về “tấm hình cuối cùng” được không?

Kể tôi nghe một vài câu chuyện về “tấm hình cuối cùng” được không?

Đây là tấm hình cuối cùng của nhà nghiên cứu núi lửa người Mỹ David Johnston, được chụp ngày 17/05/1980.
Johnston công tác tại Cục khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm quan sát và dự đoán về các đợt phun trào núi lửa. Tháng 3 năm 1980, anh được cử đến quan sát ngọn núi St. Helens, khi mà người ta thấy những dấu hiệu của núi lửa sắp phun trào.
Anh ấy bố trí địa điểm quan sát, gọi là lều quan sát Coldwater II, cách vài dặm tính từ St. Helens. Ở đó, anh đã thu thập được rất nhiều số liệu và tính toán thường nhật, nhằm phán đoán chính xác khi nào núi lửa phun trào. Cho đến tháng 5 năm 1980, những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngọn núi St. Helens chuẩn bị khai hoả.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Johnston nghỉ giải lao trên chiếc ghế tựa gần lều quan sát (hình). Anh không hề biết rằng, chỉ ngày mai thôi, mình sẽ gặp tai nạn.
Khoảng giữa trưa ngày 18/05, phía bắc của nùi St. Helens phát nổ, làm những mảng dung nham đang đỏ rực trôi xuống sườn núi với tốc độ kinh hoàng. Johnston đang ở lều quan sát tại thời điểm đó, và nằm thẳng đường đá lăn xuống.
Chú thích: David A. Johnston (18/12/1949 – 18/05/1980, nhà nghiên cứu núi lửa người Mỹ. Ông công tác trong chi nhánh Vancouver của Cục khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, và được cử đi quan sát núi St. Helens vào năm 1980, chỉ 2 năm sau khi ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Washington. Trong vụ phun trào núi lửa St. Helens, ông là người đầu tiên quan sát và gửi đi tín hiệu: “Vancouver! Vancouver! Nó đây rồi!”. Hàng ngàn người đã được di tản trước đó, và may mắn thoát nạn. Hai người đồng nghiệp cũng được ông cử đi trú an toàn vào ngày trước hôm núi lửa phun trào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *