Kiến thức căn bản về dầu ăn và cách sử dụng không hại sức khỏe.
I. Điểm khói của dầu ăn là gì?
Điểm khói của dầu là điểm nhiệt độ mà tại đó nhìn dầu ăn không có lấp lánh ánh bóng nữa và bắt đầu bốc khói. Điểm khói còn được gọi là điểm cháy của dầu và có thể nằm trong khoảng nhiệt độ tương đối thấp từ 325 ℉ (khoảng 163℃) đến nhiệt độ rất cao 520 ℉ ( khoảng 271℃)
II. Tại sao điểm khói lại quan trọng?
Dầu bốc khói không phải lúc nào cũng là một vấn đề đâu. Đôi khi điều đó là không thể tránh khỏi, chẳng hạn như khi bạn xào trên chảo cực nóng. Nhưng mà thường thì dầu bóc khói là một dấu hiệu cho thấy các phân tử dầu của bạn đang bị hỏng đấy.
Khi dầu bị phân hủy, các chất hóa học khiến thực phẩm có mùi khét, đắng, cũng như các gốc tự do và các chất gây ung thư gây hại cho cơ thể sẽ được sinh ra. Vì thế nên trước khi sử dụng bất kỳ loại dầu nào, hãy đảm bảo rằng điểm bốc khói của nó phù hợp với phương pháp nấu ăn bạn định sử dụng.
Đây là điểm khói của các loại dầu (ảnh)
III. Cách chọn dầu ăn phù hợp.
Trên thị trường, các lựa chọn về dầu ăn dường như vô tận. Không phải tất cả chúng đều có thể được sử dụng thay thế cho nhau đâu nhé, và tùy thuộc vào món ăn bạn đang nấu, một số lựa chọn thậm chí không phù hợp cơ. Ngoài điểm bốc khói ra thì hãy xem xét thêm những đặc điểm khác dưới đây của dầu ăn trong lần tiếp theo bạn đi mua dầu nha:
– Dầu có mùi vị và dầu trung tính. Có nhiều loại dầu mang lại hương vị riêng biệt. Đôi khi, đây lại là một đặc trưng đáng mơ ước của các loại dầu ăn đấy nhé — ví dụ, dầu mè truyền đạt hương vị Á Đông đặc trưng cho các món ăn. Các loại dầu óc chó, dầu dừa nguyên chất và dầu hạt gai dầu đều mang đến hương vị đậm đà, thơm ngon của riêng chúng. Nếu bạn đang trộn salad hoặc nấu một món ăn có nhiệt độ thấp, hãy thử các loại dầu không trung tính để xem hương vị nào phù hợp với bạn nhất. Trong một số trường hợp khác, các hương vị bởi dầu trong chảo sẽ làm hỏng sự hài hòa cuối cùng của món ăn. Trong những trường hợp này, hãy chọn các loại dầu trung tính như dầu lạc, dầu thực vật, dầu hạt cải, dầu cây rum hoặc dầu ngô. Ngoài sự khác biệt về hương vị, dầu trung tính cũng có xu hướng có điểm bốc khói cao hơn, nên thích hợp sử dụng để chiên nhé.
-Dầu chưa tinh chế và dầu đã được tinh chế. Sau khi dầu đã được chiết xuất hoặc ép, chúng có thể được đóng chai ngay lập tức hoặc sẽ được tinh chế và xử lý. Dầu còn ở trạng thái tự nhiên được dán nhãn là chưa tinh chế, ép lạnh, thô hoặc nguyên chất. Những loại dầu này có xu hướng giữ lại hương vị cũng như các khoáng chất, chất dinh dưỡng và enzyme có lợi. Tuy nhiên, dầu chưa tinh chế có xu hướng có điểm bốc khói thấp hơn và có thể bị ôi thiu, vì vậy chúng tốt nhất nên được sử dụng để nấu ăn ở nhiệt độ rất thấp hoặc các món đơn giản như là làm nước trộn salad (dressings) hoặc rải đều lên món ăn (drizzles). Trong khi đó thì chúng ta có dầu tinh luyện sau quá trình được xử lý kỹ lưỡng qua các bước lọc tẩy trắng, hoặc đun nóng để loại bỏ các hợp chất dễ bay hơi bị phân hủy trong dầu nguyên chất. Sản phẩm cuối cùng thu được mang lại hương vị trung tính, thời hạn sử dụng lâu dài và điểm bốc khói cao.
-Omega-6 và axit béo Omega-3. Chất béo không nhất thiết là một điều xấu cho cơ thể chúng ta. trên thực tế, một số axit béo nhất định, bao gồm axit béo Omega-9 và Omega-3, có lợi cho cơ thể con người. Các loại dầu chứa nhiều axit béo có lợi này bao gồm dầu bơ, dầu hạt lanh và dầu ô liu nguyên chất. Ngược lại, Omega-6, có thể gây viêm trong cơ thể con người. Dầu có nhiều Omega-6 (như dầu hạnh nhân) nên được tiêu thụ ít hơn.
-Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong thịt, pho mát, bơ và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo bão hòa nên được sử dụng một cách từ tốn hơn và ít hơn. Mặt khác, chất béo không bão hòa hoặc không bão hòa đơn, thường được tìm thấy trong các loại hạt, sẽ tốt hơn cho bạn nhiều. Nói chung, dầu ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn, và điều đó khiến cho chúng trở thành lựa chọn lành mạnh hơn so với các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hơn như bơ (butter) hoặc mỡ lợn đấy.