SỰ TIẾN BỘ ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI CỦA ĐÈN TRỜI TỪ VĂN HÓA ĐẾN QUÂN SỰ

SỰ TIẾN BỘ ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI CỦA ĐÈN TRỜI TỪ VĂN HÓA ĐẾN QUÂN SỰ

SỰ TIẾN BỘ ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI CỦA ĐÈN TRỜI TỪ VĂN HÓA ĐẾN QUÂN SỰ
1/ Định Nghĩa:
Đèn trời hay thiên đăng (天燈), còn gọi là đèn Khổng Minh, Khổng Minh đăng (孔明灯), là loại đèn làm bằng giấy, dùng để thả cho bay lên trời sau khi đốt đèn. Đây là loại đèn truyền thống của các nền văn hóa Đông Á.
2/ Cấu Tạo:
Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn, đèn cao hay thấp tùy ở người làm. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió. Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với mỡ lợn. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn.
Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa. Đèn trời có thể bay cao 1 km và bay xa 5–10 km.
3/ Giá Trị Lịch Sử:
a/ Lịch sử ra đời
Lịch sử từng ghi nhận việc đèn lồng thả lên trời đã được quân đội Trung Quốc sử dụng cho mục đích báo hiệu ở thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Một câu chuyện được lưu truyền rằng nhà chiến lược quân sự Gia Cát Lượng (còn được gọi là Khổng Minh) là người đầu tiên dùng chiếc lồng đèn có miếng một thong điệp trên đó và thả lên trời, nhằm kêu gọi sự giúp đỡ khi quân địch đang vây quanh ông, vì thế sau này những chiếc lồng đèn này còn có tên là đèn lồng Khổng Minh. Nhưng một ý nghĩa khác được nhắc đến là bởi vì chúng trông giống với chiếc mũ mà Gia Cát Lượng thường đội trong các hình ảnh minh họa về ông.
b/ Áp dụng nguyên lí hoạt động
– Khinh Khí Cầu
+ Đèn lồng để thả lên trời về bản chất là một quả khinh khí cầu nhỏ được làm bằng giấy, ở dưới đáy khung sẽ đựng lửa. Lửa tạo ra không khí nóng, nhẹ hơn nhiệt độ bên ngoài vì thế sẽ nâng lồng đèn bay cao lên không trung.
– Hỏa Châu
+ Hỏa Châu hay còn gọi là Pháo sáng (ai mà có ông bà thời kháng chiến chống mỹ chắc từng nghe, hoặc là tín đồ của dòng game Call Of Duty thì cũng biết) là một loại Pháo làm lộ vị trí kẻ địch trách kẻ địch mai phục trong đêm,…
+ Vào thời Kháng Chiến của nghĩa quân Lam Sơn (Thời Hậu Lê) Nguyễn Xí đã sử dụng Khổng Minh Đăng thay như Hỏa Châu chiếu sáng xuyên qua màn sương mù dày đặc để Tượng Binh quấy đảo mấy vạn quân Minh.
4/ Giá Trị Văn Hóa:
Qua nhiều cải tiến, những chiếc đèn lồng càng phổ biến rộng rãi khi là đồ chơi của trẻ con hoặc là đồ trang trí của người lớn trong lễ hội. Ở Trung Quốc, người dân thường thả lồng đèn nguyện cầu trong lễ hội Đèn Lồng hoặc lễ Tết Trung Thu. Tại Thái Lan cũng vậy, lễ hội hoa đăng Yi Peng cũng là một ngày quan trọng. Là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, họ sẽ thả rất nhiều rất nhiều đèn lồng lên trời, tạo nên một không gian lung linh huyền ảo. Và đi cùng chiếc lồng đèn là những điều ước, điều cầu nguyện cũng như họ tin rằng khi đèn theo gió bay lên trời thì bao nỗi muộn phiền, lo âu, bênh tật của con người cũng sẽ bay theo. Nếu bạn đưa cho một vị sư chiếc đèn lồng, bạn sẽ nhận được một sự khai sáng vì nó tượng trưng cho việc giác ngộ, là một cách thể hiện mong muốn mở mang kiến thức của con người. Còn ở Brazil, đèn lồng thả lên trời mang tính chất báo hiệu một kỳ nghỉ đông bắt đầu, khi đó người dân sẽ thả lồng đèn khổng lồ với kích thước cỡ 1 mét đến 2 mét lên không trung.
Trong văn hóa Đài Loan có Lễ hội Đèn lồng ở phố cổ Thập Phần vô cùng hoành tráng, là dịp người dân có thể viết những điều nguyện cầu của mình và thả lên trời cao cùng chiếc đèn lồng khổng lồ, mong rằng những mong ước ấy sẽ thành hiện thực. Theo như lịch sử của người xứ Đài kể lại, từ thưở xưa những chiếc đèn lồng được thả lên trời như báo hiệu cho những người dân đang trốn trong núi rằng ngôi làng của họ đã an toàn và họ có thể trở về rồi. Và việc biến hình thức này trở thành truyền thống do những con người đến từ thị trấn Bình Khê (Pingxi) gây dựng nên vào thời nhà Thanh và duy trì đến cuối thế kỷ 20, con người đã bắt đầu coi trọng giá trị văn hóa truyền thống của tập tục này, vì thế hình thức thả đèn lồng cầu may lên trời nhanh chóng khởi đầu cho những mùa lễ hội hằng năm. Vào 15 ngày đầu tiên của năm mới tính theo âm lịch, người dân ở Phố cổ Thập Phần sẽ tổ chức các nghi lễ thả đèn lồng, trên đó sẽ có những câu chúc, những điều cầu nguyện đi cùng màu sắc rực rỡ của đèn đã thu hút rất đông người dân khắp nơi đến, cùng thả đèn và nguyện ước.
Ngày nay, khi du lịch Đài Loan bạn không cần phải đi đúng vào dịp lễ hội mới có thể thả đèn vì đây được xem là một hoạt động thu hút du lịch bậc nhất xứ Đài. Đi bộ xuống phố cổ, bạn sẽ tìm thấy đèn lồng với màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau. Đèn lồng thường có bốn mặt, và mỗi màu đều có màu khác nhau. Mỗi màu sắc được cho là đại diện cho một ý nghĩa tốt lành cụ thể.
Đèn lồng đỏ thể hiện cho sự may mắn
Đèn lồng hồng thể hiện cho sự lãng mạn.
Đèn lồng đỏ đào thể hiện cho quyết tâm và cơ hội
Đèn lồng vàng cam thể hiện cho tiền tài
Đèn lồng màu vàng thể hiện cho thành công
Đèn lồng trắng thể hiện cho sức khoẻ
Đèn lồng màu xanh lá cây thể hiện cho sự phát triển
Đèn lồng màu xanh thể hiện cho niềm hy vọng
Đèn lồng màu tím thể hiện cho chủ nghĩa lý tưởng
– Nguồn : Wiki, một vài bài báo + Việt Sử Kiêu Hùng của Đuốc Mồi.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *