Chiến tranh Lạnh có thật sự là cuộc chiến giữa hai phe TBCN và XHCN?

Chiến tranh Lạnh có thật sự là cuộc chiến giữa hai phe TBCN và XHCN?

Bạn được dạy như vậy, nhưng thực tế có 3 phe.

Nguồn gốc của cái tên “thế giới thứ 3”

Mỗi khi nhắc tới cái tên “thế giới thứ 3” bây giờ, nhiều người thường nghĩ tới những nước nghèo đói ở châu Phi hay những quốc gia nghèo đói ở Mỹ Latin(Nam Mỹ và Trung Mỹ), hay nói cách khác là những nước kém phát triển.

Tuy nhiên, nếu nói Thụy Điển cũng từng thuộc thế giới thứ 3, chắc chắn sẽ có nhiều người khó tin.

Lý do là vì trong thời điểm chiến tranh Lạnh, những nước thuộc thế giới thứ 3 là những nước không chọn phe nào, và phần lớn những nước này vẫn còn nghèo cho đến nay, ngoại trừ một số nước như Thụy Điển ở châu Âu.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, thế giới được chia làm 3 phe.

Thế giới thứ nhất, bao gồm các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, và các nước Tây Âu.

Thế giới thứ hai, bao gồm các nước đồng minh của Liên Xô, trong đó có Trung Quốc, các nước Đông Âu, và các nước XHCN khác.

Thế giới thứ ba, bao gồm những nước còn lại

Mặc dù các nước còn lại không tự nhận là theo phe nào, nhưng trên thực tế, các chính phủ này thường có xu hướng khuynh tả. Nói cách khác, là sẵn sàng áp dụng các chính sách XHCN cho dù là độc tài hay đa đảng, điển hình nhất là Ấn Độ và các nước Mỹ Latin.

Sơ lược về Ấn Độ

Sau khi giành được độc lập và muốn rời xa quá khứ là một thuộc địa Anh, Ấn Độ là một trong những nước sáng lập ra phong trào không liên kết.

Mục tiêu của phong trào không những là giữ vị trí cân bằng giữa Mỹ và Liên Xô mà còn là bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước không liên kết trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tân thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và mọi hình thức xâm lược, chiếm đóng, thống trị, can thiệp, bá quyền cũng như chống lại cường quốc và chính trị theo khối, theo như lời của Fidel Castro trong Tuyên bố Havana năm 1979 tại Cuba.

Vâng, Cuba.

Mặc dù là “không liên kết”, nhưng không có nghĩa là “trung lập” kiểu như vậy thì sẽ an toàn. Ấn Độ đã từng có chiến tranh với Trung Quốc ít nhất 2 lần tại biên giới, và ngay cả các nước trong phong trào cũng từng xảy ra mâu thuẫn, điển hình nhất có lẽ đó là chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan.

Trớ trêu thay, mặc dù tự nhận là “không liên kết”, Ấn Độ vẫn nhận viện trợ từ Liên Xô để đối phó với Trung Quốc, và trong chính sách đối nội thì Ấn Độ lại áp dụng những chính sách kìm hãm sự phát triển của tầng lớp tư sản, với mục tiêu là để tránh khỏi sự “bóc lột” của các nền kinh tế phương Tây, trong đó có Anh-một nước từng chiếm đóng Ấn Độ.

Trung Quốc đổi mới năm 1978, một thời gian sau khi Nixon tới Trung Quốc, nhưng về phần Ấn Độ thì năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ.

Cũng vì phần lớn những nước thuộc thế giới thứ 3 cũng là những nước thuộc phong trào không liên kết, nên đôi khi hai cụm từ này có ý nghĩa tương đương.

Nhìn chung, có thể thấy rằng các nước không chọn phe nào lại là những nước chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trung Quốc, sau một thời gian đánh tư sản và bài trừ phong kiến vì cho rằng đó là những tầng lớp “bóc lột” và “cường hào ác bá” khiến hàng triệu người chết oan, bây giờ lại mở cửa cho tư sản làm ăn và làm sống dậy nền văn hóa phong kiến ngàn năm của họ thông qua các phương tiện tuyên truyền, lại được ưu ái bởi các nước phương Tây hơn là một nước như Ấn Độ.

Tuy nhiên, gần đây các nước phương Tây cũng đang nhận ra sai lầm của họ khi đã lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và dần dần các nhà tư sản cũng đã chuyển hướng sản xuất của họ sang các nước thuộc thế giới thứ 3 có nguồn nhân công dồi dào và rẻ mạt. Liệu trong tương lai, các nước “thế giới thứ 3” có nhập hội những nước thuộc “thế giới thứ nhất” hay không vẫn còn là một câu hỏi mở.

Tham khảo:

Castro Speech Database – LANIC (archive.org)

RUSSO-INDIA MILITARY-TECHNICAL COOPERATION (archive.org)

India’s Economy: Economic Superpower? – YouTube

How Socialism ruined My Country – YouTube

Ai muốn tìm hiểu tại sao các nước Mỹ Latin lại nghèo thì có thể tham khảo thêm trường hợp của Brazil. Thực tế thì ngay cả bây giờ cánh tả vẫn còn rất nổi trội ở Mỹ Latin.

How Socialism Ruined My Country – YouTube

Hình lấy từ Wikipedia, thời gian năm 1975, trong đó những nước màu xanh biển thuộc thế giới thứ nhất, những nước màu đỏ thuộc thế giới thứ 2, và những nước còn lại thuộc thế giới thứ 3.

Lưu ý, số lượng thành viên của phong trào không liên kết có thay đổi theo năm và đến bây giờ phong trào vẫn còn, nhưng đóng góp rất nhỏ so với các tổ chức lớn như LHQ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *