Q: Tại sao nhiều người Việt Nam tin rằng Việt Nam có lịch sử lâu đời hơn Trung Q

Tại sao nhiều người Việt Nam tin rằng Việt Nam có lịch sử lâu đời hơn Trung Quốc?

Mỗi quốc gia có một phiên bản lịch sử riêng dựa trên sự thật hoặc các câu chuyện thần thoại. Việc này sẽ gây ra tranh cãi nếu một số người thử so sánh xem quốc gia nào có lịch sử lâu đời hơn những quốc gia khác. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa Việt dưới danh nghĩa là một dân tộc thực sự đã tồn tại hoặc xuất hiện trước khi bản sắc văn hóa Hán được hình thành.

Dân tộc Hán đã thành lập và thống trị Trung Quốc hay nói cách khác Trung Quốc mới chỉ xuất hiện từ thời nhà Hán. Tuy nhiên, thuật ngữ “Việt” đã tồn tại lâu hơn nhiều trước cả khi dân tộc Hán thành lập. Trong lịch sử Việt Nam, dân tộc Kinh/ Việt có nguồn gốc trực tiếp từ bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, đây là hai trong số một trăm bộ tộc Bách Việt định cư ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Họ là chủ nhân của thời kỳ đồ đồng, văn hóa Đông Sơn cùng nhiều hiện vật đã được tìm thấy ở cả Việt Nam và miền Nam Trung Quốc từ năm 1000 TCN cho đến thế kỷ thứ nhất CN.

Hình 1

(Con trâu trong văn hóa Đông Sơn/ văn hóa Lạc Việt)

Hình 2

Các hiện vật được trưng bày ở triển lãm.

Hình 3

Khu văn hóa nghệ thuật trên đá ở Hoa Sơn Tả Giang (Trung Quốc).

________________________

Bình luận: Rui Zhang

Trên thực tế, tổ tiên của người Hán là người Hoa Hạ, hay còn gọi là người Hạ, các thương nhân và người Chu. Nguồn gốc của người Hoa Hạ có lẽ bắt đầu từ khoảng 4500 TCN, không muộn hơn văn hóa Đông Sơn và văn hóa Bách Việt của Việt Nam. Theo nghiên cứu khảo cổ học, văn hóa Bách Việt cũng có cùng nguồn gốc với văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) và văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu), tức là có nhiều người Việt là người Hoa Hạ và một vài người Thái đã bị ép buộc phải đi về phía nam.

Trả lời: Lusia Millar

Dưới góc nhìn của lịch sử Trung Quốc, tôi đồng ý với bạn. Thực ra, tôi chỉ muốn nói về sự hình thành bản sắc Hán dưới tư cách một dân tộc so với sự hình thành bản sắc Việt thôi. Người Việt Nam chưa từng thay đổi bản sắc của mình tính từ nhà nước đầu tiên của Việt Nam cho đến nhà nước hiện đại.

Bình luận: Meicheng Tu

[1] Lập luận của bạn rất đặc biệt. Bạn nói rằng khái niệm Trung Quốc xuất hiện lầu đầu tiên vào thời nhà Hán. Vào thời cổ đại, không có quốc gia nào được gọi là Trung Quốc. Người Trung Quốc thường gọi mình là Hoa Hạ, đây là cái tên chung để gọi nhóm dân tộc sống ở khu vực Hoa Hạ.

[2] Vào thời Trung Cổ, những người sống ở Quảng Đông và Phúc Kiến được gọi là người Việt. Nơi đó được gọi là vùng Bách Việt. Bách Việt không phải là một quốc gia hay bộ tộc riêng lẻ, nó giống như cách gọi Liên minh châu Âu, Trung Đông là một quốc gia ngày nay.

[3] Vì vậy, theo ý kiến của bạn, Trung Quốc đến thời nhà Hán mới xuất hiện, và không có khái niệm về Trung Quốc trong lịch sử trước nhà Hán.

[4] Khái niệm Việt Nam đến thời nhà Tần mới xuất hiện, bởi vì đế quốc Việt Nam đầu tiên do những người Hà Bắc Trung Quốc thành lập.

[6] Thật đáng tiếc vì bạn đã đưa ra một vài hiện vật bằng đồng ở câu trả lời. Điều này dường như thể hiện rằng Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất vào thời kỳ đồ đồng vậy.

Việt Nam có thể đã có những lời sấm khắc trên xương vào thời kỳ đồ đồng nhưng do không có đế chế thống nhất vững mạnh nên họ dần mất đi chữ viết của mình. Chữ Việt cổ vay mượn chữ Hán.

Trả lời: Lusia Millar

Bình luận 1: Trong lịch sử Trung Quốc, không có khái niệm dân tộc Hoa Hạ nhưng đa số người Trung Quốc bây giờ gọi bản thân mình là Hoa Hạ.

Bình luận 2: Điều bạn nói có thể đúng nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh cho luận điểm này.

Bình luận 3: Theo tôi nhớ thì tôi không hề nói rằng đến thời nhà Hán thì Trung Quốc mới xuất hiện. Ý tôi nói là sau khi nhà Hán được thành lập thì dân tộc Hán mới xuất hiện.

Bình luận 4: Trước khi nhà Tần xâm lược lãnh thổ Việt Nam, người Việt đã thành lập nhà nước là Nhà nước Văn Lang bao gồm phần lớn bộ tộc Lạc Việt – chữ “Việt” luôn đi cùng dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Họ tự gọi mình là Việt nhưng tất nhiên cách viết chữ “Việt” có thể khác trong hệ thống chữ viết của họ.

Bình luận 5: Có rất nhiều nhà nước Việt ở miền Nam Trung Quốc cho đến miền Bắc Trung Quốc bây giờ. Nhưng trong lịch sử Việt Nam, họ luôn nhận mình là người kế tục nhà nước Văn Lang – Một trong số nhà nước Việt, Việt Nam luôn tiếp thu và học hỏi các nền văn hóa khác để phát triển văn hóa của riêng mình. Đó là điều hết sức bình thường đối với tất cả các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Vậy nên ngày nay Trung Quốc cũng đang học hỏi và tiếp thu văn hóa phương Tây. Không có gì gọi là đáng tiếc hay không đáng tiếc cả.

________________________

Chú thích:

[1] Lạc Việt – Wikipedia

[2] Âu Việt – Wikipedia

[3] Dong Son culture – Wikipedia

[4] File:Water buffalo-Dong Son culture.JPG

[5] Exhibition revives glory of Dong Son culture

[6] Zuojiang Huashan Rock Art – Wikipedia



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *