(Đây là một bài cung cấp thông tin thuần túy, không phải hướng dẫn. Với những chủ đề và thông tin liên quan đến sức khỏe thì mọi người luôn luôn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin, đánh giá tình trạng cơ thể bản thân trước khi áp dụng)
Bỏ bữa trong thời gian dài thì có gây ra tác dụng phụ gì ko?
Scott Hughey,
Có một số tác dụng phụ mà bạn nên biết.
Sau khoảng 8 giờ không có thức ăn, cơ thể sẽ đi vào trạng thái gluconeogenesis*. Đây là lúc nó bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy glucose thay vì carbs.
(*t/n: tức là cơ thể đi vào trạng thái bắt đầu lấy năng lượng từ quá trình gluco-neo-genesis – đây là quá trình cơ thể sản xuất glucose đường từ các nguồn khác ngoài carbohydrate, như các axit amin tạo đường và glycerol (hay còn gọi là glyxerin))
Sau khoảng từ 12-18 giờ không ăn, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái ketosis*. Lúc này nó sẽ đốt cháy ketone [trong máu và nước tiểu] và số ít glycogen còn lại.
(*t/n: cơ thể lấy năng lượng từ quá trình ketosis – đây là trạng thái chuyển hóa của cơ thể sau khi cắt giảm lượng carbohydrate nạp vào)
(t/n: glycogen – hiểu đơn giản, cơ thể đốt cháy tất cả lượng calo đã tiêu thụ trong ngày và bảo quản dưới dạng glycogen)
Ở mốc 18 giờ hoặc lâu hơn, mức năng lượng lấy từ quá trình đốt cháy chất béo tăng lên tới 60%.
Nhịn được tới 24 giờ? Bạn đã nhập đến cảnh giới autophagy*. Đây là một quá trình lành mạnh, khi các tế bào phá vỡ vi rút, vi khuẩn và các tế bào bị hư hỏng khác. Cơ thể bắt đầu tự sửa chữa. Quá trình này có tác dụng làm chậm và đảo ngược một số quá trình lão hóa.
(*t/n: autophagy hay còn gọi là tự thực bào. Đây được coi là một quá trình tự phân hủy rất quan trọng để cân bằng các nguồn năng lượng vào những thời điểm quan trọng hoặc để đối phó với các áp lực về dinh dưỡng. Hiểu đơn giản, đây là cơ chế thích nghi, khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ giảm dần để phù hợp với nguồn dinh dưỡng nhận được.
Có một nghiên cứu về cơ chế của autophagy của Yoshinori Ohsumi đã được giải Nobel Sing lý học và Y khoa, các bạn có thể tìm đọc thêm)
Từ mốc 48 giờ trở lên, hormone tăng trưởng của con người tăng lên, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng khối lượng cơ nạc.
Đạt đến mốc 56+? Insulin của cơ thể hiện đang ở mức thấp nhất, điều này có rất nhiều lợi ích, bao gồm cả việc giảm viêm.
Và sau hơn 72 giờ, các tế bào miễn dịch tự được tái chế.
Vậy là như bạn thấy, có rất nhiều tác dụng phụ đúng không. Tôi là tôi muốn thử rồi đấy!
Bạn có thể sẽ trông không giống những người trong ảnh, nhưng bạn nên biết rằng họ đã sử dụng kiến thức này để chuẩn bị cho các bộ phim.
***
Chỉnh sửa: Những bình luận hoài nghi đã bắt đầu xuất hiện, nhanh hơn tôi nghĩ. Thay vì trả lời từng người, tôi xin đề cập đến hai điều.
Thứ nhất, nhịn ăn khác với chết đói vì không ăn. Sẽ là một lập luận sặc mùi ngụy biện người rơm, khi mà bạn đưa ra một quan điểm rất dễ dàng để biện hộ (chết đói là xấu) hơn là lợi ích của việc nhịn ăn. Chết đói có nghĩa là bị suy dinh dưỡng và nó không phải do sự lựa chọn. Đoán xem ai không nên nhịn ăn? Người bị suy dinh dưỡng.
Thứ hai, có phải tự tôi nghĩ ra việc ăn chay có tốt cho sức khỏe không? Tôi sẽ lập luận rằng khoa học (nghiên cứu lâm sàng, phân tích tổng hợp, nghiên cứu mù) nói như thế.
Vì tôi đang vội (mà thực ra là lười) nên đây là một số thông tin (kèm nguồn tham khảo) trực tiếp từ TheFastingMethod.com (chọn Science Tab) sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích sức khỏe của việc nhịn ăn. Mỗi lợi ích có ít nhất một nghiên cứu được tham chiếu trên trang web, một số trong số đó có nhiều nghiên cứu. Để ngắn gọn, tôi chỉ tham khảo một trong các nghiên cứu ở đây.
[CẢNH BÁO: DÀI VÀ KHÔ BM*. ĐỪNG ĐỌC NẾU BẠN LƯỜI ĐỌC :v]
[Weight and body fat loss – improved body composition] and [Increased growth hormone]: Ho KY, Veldhuis JD, Johnson ML, et al. Fasting enhances growth hormone secretion and amplifies the complex rhythms of growth hormone secretion in man. J Clin Invest. 1988 Apr;81(4):968-75.
- Tiêu đề
Nhịn ăn tăng cường tiết hormone tăng trưởng và khuếch đại nhịp điệu phức tạp của quá trình tiết hormone tăng trưởng ở người
- Tóm lược
Các nghiên cứu ở người đã chỉ ra rằng việc giải phóng hormone tăng trưởng (GH) theo từng đợt là không thường xuyên và thất thường, và không giống như ở chuột, chúng dường như không có chu kỳ có biên độ thời gian từ 1 tiếng đến 24 tiếng một cách rõ rệt. Tuy nhiên, những quan sát này ở những đối tượng không nhịn ăn có thể không có giá trị vì các chất dinh dưỡng hỗn hợp có những tác động không thể đoán trước đến việc giải phóng GH. Hơn nữa, ở trạng thái được nạp, mức GH cơ bản thường không thể phát hiện được, do đó làm cho việc xác định các xung biên độ thấp không đáng tin cậy. Theo đó, mô hình tiết GH thay đổi trong 24 giờ thu được từ việc lấy mẫu tĩnh mạch lặp đi lặp lại ở sáu đối tượng nam giới trưởng thành bình thường đã được kiểm tra trong một ngày được cho ăn đối chứng và trong ngày đầu tiên và ngày thứ năm của quá trình nhịn ăn 5 ngày. Dữ liệu GH được phân tích bằng hai phương pháp riêng biệt: thuật toán phát hiện xung rời rạc (phân tích cụm) và chuỗi thời gian mở rộng Fourier, cho phép giải quyết các chu kỳ cố định của hoạt động bài tiết. Thí nghiệm 5 ngày cho thấy kết quả có sự gia tăng đáng kể tần số xung GH riêng biệt (5,8 +/- 0,7 so với 9,9 +/- 0,7 xung / 24 giờ, P = 0,028), nồng độ GH tích hợp trong 24 giờ (2,82 +/- 0,50 so với . 8,75 +/- 0,82 microgam. phút / ml; P = 0,0002), và biên độ xung cực đại (5,9 +/- 1,1 so với 12,3 +/- 1,6 ng / ml, P nhỏ hơn 0,005). Trong khi nhiều chu kỳ hình sin biên độ thấp xuất hiện vào ngày được cho ăn đối chứng, phân tích chuỗi thời gian cho thấy sự gia tăng của chu kỳ sinh học và chu kỳ cực đại vào ngày đầu tiên và ngày thứ năm của chế độ ăn. Đồng thời, nhịn ăn dẫn đến sự suy giảm (ngày 1 so với ngày 5) nồng độ trong huyết thanh của somatomedin C (1,31 +/- 0,22 so với 0,77 +/- 0,18 U / ml) và glucose (4,9 +/- 0,2 so với 3,2 + / – 0,2 mmol / lít), và sự gia tăng rõ rệt của axit béo tự do (0,43 +/- 0,12 so với 1,55 +/- 0,35 mmol / lít) và acetoacetate (35 +/- 6 so với 507 +/- 80 nmol / lít). Chúng tôi kết luận rằng tình trạng dinh dưỡng cấp tính là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc tiết GH tự phát ở người. Sự tăng cường giải phóng GH nhanh chóng đạt được thông qua điều chế tần số kết hợp (xung rời rạc) và biên độ (tuần hoàn hình sin). Những thay đổi như vậy trong giải phóng hormone somatotropic có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi chất nền trong quá trình chịu đói.
Lowered blood insulin and glucose levels: Rothschild J, Hoddy KK, Jambazian P, Varady K. Time-restricted feeding and risk of metabolic disease: a review of human and animal studies. Nutrition Reviews. 2014; 72(5):308-318. doi.org/10.1111/nure.12104
- Tiêu đề
Ăn trong thời gian giới hạn và nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa: đánh giá các nghiên cứu trên người và động vật
- Tóm lược
Ăn trong thời gian giới hạn (TRF), một nhánh chính của chế độ nhịn ăn gián đoạn, đã được chú ý đáng kể trong những năm gần đây. TRF cho phép tiêu thụ năng lượng tùy thích trong các khung thời gian được kiểm soát, thường dao động từ 3-12 giờ mỗi ngày. Tác động của các phác đồ TRF khác nhau lên các chỉ số về nguy cơ bệnh chuyển hóa vẫn chưa được nghiên cứu. Theo đó, mục tiêu của tổng quan này là tóm tắt các tài liệu hiện tại về tác động của TRF đối với trọng lượng cơ thể và các dấu hiệu của nguy cơ bệnh chuyển hóa (ví dụ liên quan đến lipid (mỡ máu), điều hòa đường huyết và viêm) ở động vật và người. Kết quả từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy TRF có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể, tổng lượng cholesterol và nồng độ triglyceride, glucose, insulin, interleukin 6 và yếu tố hoại tử khối u-α cũng như cải thiện độ nhạy insulin. Dữ liệu trên người hỗ trợ các phát hiện của các nghiên cứu trên động vật và chứng minh trọng lượng cơ thể giảm (mặc dù không nhất quán), giảm nồng độ chất béo trung tính, glucose và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp, và tăng nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao. Những phát hiện sơ bộ này cho thấy hứa hẹn về việc sử dụng TRF trong việc điều chỉnh nhiều yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hóa.
Reduced hemoglobin A1c (A1c) levels: Carter S, Clifton PM, Keogh JB. Effect of Intermittent Compared With Continuous Energy Restricted Diet on Glycemic Control in Patients With Type 2 Diabetes: A Randomized Noninferiority Trial. JAMA Netw Open. 2018 Jul 6;1(3):e180756. doi: 10.1001/jamanetworkopen.2018.0756.
- Tiêu đề
Ảnh hưởng của [chế độ ăn gián đoạn] so với [chế độ ăn kiêng hạn chế năng lượng liên tục] đối với việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2: Một thử nghiệm ngẫu nhiên không thiểu số
- Tóm lược
Tầm quan trọng: Hạn chế năng lượng ngắt quãng là một phương pháp giảm cân thay thế đang trở nên phổ biến; tuy nhiên, cho đến nay, không có thử nghiệm lâm sàng dài hạn nào về việc hạn chế năng lượng ngắt quãng ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Mục tiêu: So sánh tác động của việc hạn chế năng lượng ngắt quãng (2 ngày mỗi tuần) với việc hạn chế năng lượng liên tục trong việc kiểm soát đường huyết và giảm cân ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 trong thời gian 12 tháng.
Thiết kế, sắp đặt và đối tượng tham gia: Người trưởng thành (N = 137) mắc bệnh tiểu đường loại 2 được chọn ngẫu nhiên 1:1 vào các nhóm ăn kiêng song song (hạn chế năng lượng ngắt quãng [n = 70] hoặc hạn chế năng lượng liên tục [n = 67]) từ ngày 7 tháng 4, 2015 đến ngày 7 tháng 9 năm 2017, tại Đại học South Australia. Các thuốc có khả năng gây hạ đường huyết đã được giảm ngay từ đầu theo phác đồ quản lý thuốc.
Can thiệp: Một chế độ ăn hạn chế năng lượng ngắt quãng (500-600 kcal / ngày) được áp dụng trong 2 ngày không liên tiếp mỗi tuần (những người tham gia áp dụng chế độ ăn thông thường của họ trong 5 ngày còn lại) hoặc một chế độ ăn hạn chế năng lượng liên tục (1200-1500 kcal / ngày) được áp dụng cho 7 ngày mỗi tuần trong 12 tháng.
Các kết quả chính và các biện pháp đo lường: Kết quả rõ nét nhất là sự thay đổi mức hemoglobin A1c (HbA1c), với mức độ tương đương được xác định trước bởi biên độ CI 90% là ± 0,5%. Kết quả tiếp theo là giảm cân với mức tương đương được đặt ở mức ± 2,5 kg (± 1,75 kg đối với giảm khối lượng mỡ và ± 0,75kg đối với giảm khối lượng không có mỡ). Tất cả các kết quả khác đã được kiểm tra đều cho thấy sự tích cực.
Kết quả: Trong số 137 người tham gia ngẫu nhiên (77 phụ nữ và 60 nam giới; tuổi [Độ lệch] trung bình, 61,0 [9,1] tuổi; chỉ số khối cơ thể [Độ lệch] trung bình, 36,0 [5,8] [được tính bằng cân nặng theo kg chia cho chiều cao tính bằng mét bình phương ]; và mức HbA1c [Độ lệch] trung bình, 7,3% [1,3%]), 97 đã hoàn thành thử nghiệm. Phân tích ý định điều trị cho thấy mức giảm HbA1c trung bình (SEM) tương tự giữa các nhóm hạn chế năng lượng liên tục và ngắt quãng (-0,5% [0,2%] so với -0,3% [0,1%]; P = 0,65), với giữa – chênh lệch nhóm 0,2% (90% CI, -0,2% đến 0,5%) đáp ứng tiêu chí tương đương. Thay đổi trọng lượng trung bình (SEM) là tương tự giữa các nhóm hạn chế năng lượng liên tục và gián đoạn (-5,0 [0,8] kg so với -6,8 [0,8] kg; P = 0,25), nhưng sự khác biệt giữa các nhóm không đáp ứng tiêu chí về sự tương đương (-1,8 kg; 90% CI, -3,7 đến 0,07 kg), cũng như không có sự khác biệt giữa các nhóm về khối lượng chất béo (-1,3 kg; 90% CI, -2,8 đến 0,2 kg) hoặc khối lượng không có chất béo (-0,5 kg ; 90% CI, -1,4 đến 0,4 kg). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về số bước cuối cùng, mức đường huyết lúc đói, mức lipid hoặc tổng điểm tác dụng của thuốc sau 12 tháng. Các hiệu ứng không khác nhau khi sử dụng phân tích bộ hoàn chỉnh. Các biến cố hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết trong 2 tuần đầu điều trị là tương tự giữa nhóm hạn chế năng lượng liên tục và ngắt quãng (số biến cố trung bình [SEM], 3,2 [0,7] so với 4,9 [1,4]; P = 0,28), ảnh hưởng đến 35% những người tham gia (16 trong số 46) sử dụng sulfonylurea và / hoặc insulin.
Kết luận và mức độ liên quan: Hạn chế năng lượng ngắt quãng là một chiến lược ăn kiêng thay thế hiệu quả để giảm HbA1c và có thể so sánh với việc hạn chế năng lượng liên tục ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Reduced medication dependency: Furmli S, Elmasry R, Ramos M, Fung J. Therapeutic use of intermittent fasting for people with type 2 diabetes as an alternative to insulin. BMJ Case Rep. 2018 Oct 9; 2018. pii: bcr-2017-221854. doi: 10.1136/bcr-2017-221854
- Tiêu đề
Sử dụng phương pháp điều trị nhịn ăn gián đoạn cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 như một biện pháp thay thế cho insulin
- Tóm lược
Case series này (loại nghiên cứu y tế theo dõi các đối tượng phơi nhiễm đã biết) theo dõi và ghi chép lại ba bệnh nhân được giới thiệu đến phòng khám Quản lý Chế độ ăn Chuyên sâu ở Toronto, Canada, vì bệnh tiểu đường loại 2 phụ thuộc insulin. Nó cho thấy hiệu quả của liệu pháp nhịn ăn để đảo ngược tình trạng kháng insulin của họ, dẫn đến việc ngừng điều trị insulin trong khi duy trì kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Ngoài ra, những bệnh nhân này cũng có thể giảm một lượng đáng kể trọng lượng cơ thể, giảm vòng eo và cũng giảm mức hemoglobin glycated (HbA1C) của họ.
Improved blood pressure (hypertension): Bhutani S, Klempel MC, Berger RA, Varady KA. Improvements in coronary heart disease risk indicators by alternate-day fasting involve adipose tissue modulations. Obesity (Silver Spring). 2010 Nov;18(11):2152-9. doi: 10.1038/oby.2010.54. Epub 2010 Mar 18.
- Tiêu đề
Sự cải thiện các chỉ số nguy cơ bệnh tim mạch vành bằng cách nhịn ăn xen kẽ ngày có liên quan đến việc điều chỉnh mô mỡ
- Tóm lược
Khả năng của việc nhịn ăn xen kẽ ngày (ADF) trong việc điều chỉnh các thông số tế bào mỡ theo cách giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch vành (CHD) vẫn chưa được thử nghiệm. Theo đó, chúng tôi đã kiểm tra tác động của ADF trên chỉ số adipokine, thành phần cơ thể và các chỉ số nguy cơ CHD ở người lớn béo phì. Mười sáu đối tượng béo phì (12 phụ nữ / 4 nam giới) đã tham gia một thử nghiệm kéo dài 10 tuần với ba giai đoạn can thiệp chế độ ăn uống liên tiếp: (i) Giai đoạn kiểm soát cơ bản trong 2 tuần, (ii) Giai đoạn cho ăn có kiểm soát ADF trong 4 tuần, và (iii) 4 -giai đoạn cho ăn tự chọn ADF hàng tuần. Sau 8 tuần điều trị, trọng lượng cơ thể và vòng bụng giảm (P <0,05) lần lượt là 5,7 ± 0,9 kg và 4,0 ± 0,9 cm. Khối lượng chất béo giảm (P <0,05) 5,4 ± 0,8 kg, trong khi khối lượng không có chất béo không thay đổi. Adiponectin huyết tương được tăng 30% (P <0,05) so với ban đầu. Nồng độ leptin và resistin lần lượt giảm (P <0,05) 21% và 23% sau điều trị. Nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) và triacylglycerol lần lượt thấp hơn 25% và 32% (P <0,05) sau 8 tuần ADF. Nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL-C), protein phản ứng C và nồng độ homocysteine không thay đổi. Giảm LDL-C có liên quan đến tăng adiponectin (r = -0,61, P = 0,01) và giảm vòng eo (r = 0,39, P = 0,04). Nồng độ triacylglycerol thấp hơn có liên quan đến tăng adiponectin (r = -0,39, P = 0,04) và giảm nồng độ leptin (r = 0,45, P = 0,03) sau điều trị. Những phát hiện này cho thấy rằng các thông số mô mỡ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tác dụng bảo vệ tim mạch của ADF ở người béo phì.
Improved cholesterol levels: Horne BD, Muhlestein JB, Lappé DL, et al. Randomized cross-over trial of short-term water-only fasting: metabolic and cardiovascular consequences.Nutr Metab Cardiovasc Dis. 2013 Nov;23(11):1050-7. doi: 10.1016/j.numecd.2012.09.007. Epub 2012 Dec 7.
- Tiêu đề
Thử nghiệm chéo ngẫu nhiên về việc nhịn ăn chỉ uống nước trong thời gian ngắn: kết quả thu được liên quan đến chuyển hóa và tim mạch
- Tóm lược
Cơ sở và mục đích: Nhịn ăn thường xuyên, định kỳ có liên quan đến tỷ lệ bệnh động mạch vành (CAD) thấp hơn. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nhịn ăn có thể làm tăng tuổi thọ và thay đổi các thông số sinh học liên quan đến tuổi thọ. Chúng tôi đã đánh giá xem việc nhịn ăn có gây ra những thay đổi cấp tính trong biểu hiện dấu ấn sinh học ở người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn hay không.
Phương pháp và kết quả: Những người tình nguyện khỏe mạnh (N = 30) không có tiền sử nhịn ăn gần đây được đăng ký vào một thử nghiệm chéo ngẫu nhiên. Người tham gia nhịn ăn một ngày chỉ uống nước và sau đó được xét nghiệm để tìm ra những thay đổi trong các dấu ấn sinh học. Kiểm định Bonferroni đòi hỏi p ≤ 0,00167 thì mới được đánh giá là thay đổi ở mức đáng kể (p <0,05 là một xu hướng chỉ được coi là tương đối). Can thiệp nhịn ăn một ngày làm tăng đáng kể hormone tăng trưởng của con người (p = 1,1 × 10⁻⁴), hemoglobin (p = 4,8 × 10⁻⁷), số lượng hồng cầu (p = 2,5 × 10⁻⁶), hematocrit (p = 3,0 × 10⁻⁶), cholesterol toàn phần (p = 5,8 × 10⁻⁵) và cholesterol lipoprotein mật độ cao (p = 0,0015), và giảm chất béo trung tính (p = 1,3 × 10⁻⁴), bicarbonate (p = 3,9 × 10⁻⁴), và trọng lượng (p = 1,0 × 10⁻⁷), so với một ngày ăn bình thường. Đối với những người được chọn ngẫu nhiên để nhịn ăn trong ngày đầu tiên (n = 16), hầu hết các yếu tố bao gồm hormone tăng trưởng của con người và cholesterol trở lại mức ban đầu sau 48 giờ, ngoại trừ cân nặng (p = 2,5 × 10⁻⁴) và (coi là tương đối) chất béo trung tính (p = 0,028).
Kết luận: Nhịn ăn gây ra những thay đổi cấp tính trong các dấu ấn sinh học về chuyển hóa, tim mạch và sức khỏe nói chung. Hậu quả lâu dài của những thay đổi ngắn hạn này chưa được biết rõ nhưng các đợt nhịn ăn ngắn hạn định kỳ lặp đi lặp lại nên được đánh giá như một phương pháp điều trị dự phòng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh chuyển hóa.
Improved mental clarity and concentration: Persynaki A, Karras S, Pichard C. Unraveling the metabolic health benefits of fasting related to religious beliefs: A narrative review. Nutrition. 2017 Mar;35:14-20. doi: 10.1016/j.nut.2016.10.005. Epub 2016 Oct 14.
- Tiêu đề
Làm sáng tỏ những lợi ích sức khỏe chuyển hóa của việc nhịn ăn liên quan đến niềm tin tôn giáo: Một bài đánh giá tường thuật
- Tóm lược
Ăn chay định kỳ, dưới khía cạnh tôn giáo, đã được con người áp dụng trong nhiều thế kỷ như một con đường thanh lọc tinh thần quan trọng. Hạn chế calo, có hoặc không loại trừ một số loại thực phẩm, thường là một hoạt động không thể thiếu. Ăn chay thay đổi đáng kể giữa các nhóm dân cư khác nhau tùy theo thói quen văn hóa và điều kiện khí hậu địa phương. Ăn chay tôn giáo về hình thức (liên tục hoặc ngắt quãng) và thời gian có thể thay đổi từ 1 đến 200 ngày; do đó, tác động tích cực và tiêu cực đến sức khỏe có thể là đáng kể. Nhiều người khẳng định lợi thế của việc ăn chay tôn giáo nhưng chủ yếu được khám phá bởi một số nghiên cứu hạn chế được thực hiện trong cộng đồng Phật giáo, Cơ đốc giáo hoặc Hồi giáo. Những thử nghiệm này chỉ ra rằng ăn chay tôn giáo có tác dụng có lợi đối với trọng lượng cơ thể và đường huyết, các dấu hiệu nguy cơ chuyển hóa tim và các thông số stress oxy hóa. Động vật tiếp xúc với chế độ ăn bắt chước nhịn ăn đã chứng tỏ giảm cân cũng như giảm nồng độ glucose, triacylglycerol và yếu tố tăng trưởng insulin-1 trong huyết tương, mặc dù khối lượng cơ thể nạc vẫn ổn định. Những con chuột mắc bệnh tiểu đường trong chế độ nhịn ăn liên tục lặp đi lặp lại ít bị kháng insulin hơn những con chuột được cho ăn tùy hứng. Ý nghĩa lâu dài của những thay đổi như vậy đối với sức khỏe ở mức độ toàn cầu vẫn còn được khám phá. Đánh giá này tóm tắt các dữ liệu có sẵn liên quan đến lợi ích của việc nhịn ăn theo lý do tôn giáo đối với sức khỏe con người, nhân trắc học cơ thể và các dấu hiệu nguy cơ chuyển hóa tim; nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách kiến thức hiện tại trên các bằng chứng có sẵn và đề xuất các cân nhắc cho chương trình nghiên cứu trong tương lai. Các nghiên cứu trong tương lai nên khám phá mọi kiểu ăn chay tôn giáo, cũng như hậu quả của chúng ở các nhóm dân số nhỏ như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già, hoặc bệnh nhân mắc các bệnh chuyển hóa mãn tính.
Increased energy: Hussin NM, Shahar S, Teng NI, Ngah WZ, Das SK. Efficacy of fasting and calorie restriction (FCR) on mood and depression among ageing men. J Nutr Health Aging. 2013;17(8):674-80. doi: 10.1007/s12603-013-0344-9.
- Tiêu đề
Hiệu quả của việc nhịn ăn và hạn chế calo (FCR) đối với tâm trạng và trầm cảm ở nam giới cao tuổi
- Tóm lược
Mục tiêu: Một nghiên cứu can thiệp về chế độ ăn uống FCR (Nhịn ăn và Hạn chế Calo) đã được thực hiện để xác định hiệu quả của nó trong việc cải thiện trạng thái tâm trạng và tình trạng trầm cảm ở nam giới cao tuổi.
Đối tượng: Tổng số 32 nam giới khỏe mạnh [±độ lệch], tuổi 59,7 [± 6,3] tuổi, với BMI là 26,7 [± 2,2] kg / m2 được tuyển vào nghiên cứu.
Phương pháp: Những người tham gia được chọn ngẫu nhiên vào nhóm FCR (và được hướng dẫn tuân theo một chế độ ăn kiêng hạn chế calo với việc nhịn ăn gián đoạn) hoặc vào nhóm đối chứng (trong đó các cá nhân được yêu cầu duy trì lối sống hiện tại của họ), trong thời gian 3 tháng. Tâm trạng được đánh giá bằng cách sử dụng Hồ sơ về Trạng thái tâm trạng và trầm cảm được đánh giá bằng cách sử dụng Bản kiểm kê trầm cảm Beck-II và Thang điểm trầm cảm lão khoa-15 ở thời điểm ban đầu, tuần 6 và tuần 12 của can thiệp.
Kết quả: Tổng số 31 đối tượng đã hoàn thành nghiên cứu (n = 16, FCR và n = 15, đối chứng). Giảm đáng kể căng thẳng, tức giận, bối rối và rối loạn toàn bộ tâm trạng và cải thiện sức sống được quan sát thấy ở những người tham gia trong nhóm FCR so với nhóm đối chứng (p <0,05). Không có thay đổi đáng kể về điểm số trầm cảm trung bình được quan sát thấy. Cân nặng, BMI và phần trăm mỡ cơ thể đã giảm lần lượt 3,8%, 3,7% và 5,7% trong nhóm FCR.
Kết luận: Phát hiện của chúng tôi cho thấy chế độ ăn kiêng FCR có hiệu quả trong việc cải thiện trạng thái tâm trạng và tình trạng dinh dưỡng ở nam giới đang trong độ tuổi già.
Increased longevity: Longo VD, Mattson MP. Fasting: molecular mechanisms and clinical applications. Cell Metab. 2014 Feb 4;19(2):181-92. doi: 10.1016/j.cmet.2013.12.008. Epub 2014 Jan 16.
- Tiêu đề
Nhịn ăn: cơ chế phân tử và ứng dụng lâm sàng
- Tóm lược
Nhịn ăn đã được thực hành trong nhiều thiên niên kỷ, nhưng chỉ gần đây, các nghiên cứu mới làm sáng tỏ vai trò của nó trong các phản ứng thích ứng của tế bào nhằm giảm tổn thương oxy hóa và viêm nhiễm, tối ưu hóa chuyển hóa năng lượng và tăng cường bảo vệ tế bào. Ở sinh vật nhân chuẩn thấp hơn, nhịn ăn mãn tính kéo dài tuổi thọ, một phần bằng cách lập trình lại các con đường trao đổi chất và chống căng thẳng. Ở loài gặm nhấm, nhịn ăn gián đoạn hoặc định kỳ bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim và thoái hóa thần kinh, trong khi ở người, nó giúp giảm béo phì, tăng huyết áp, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp. Do đó, nhịn ăn có khả năng trì hoãn sự lão hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ do các can thiệp chế độ ăn uống mãn tính gây ra.
Activated cellular cleansing by stimulating autophagy: Mattson MP, Longo VD, Harvie M. Impact of intermittent fasting on health and disease processes. Ageing Res Rev. 2017 Oct;39:46-58. doi: 10.1016/j.arr.2016.10.005. Epub 2016 Oct 31.
- Tiêu đề
Tác động của nhịn ăn gián đoạn đối với sức khỏe và các quá trình bệnh tật
- Tóm lược
Con người trong xã hội hiện đại thường tiêu thụ thức ăn ít nhất ba lần mỗi ngày, trong khi động vật thí nghiệm được cho ăn thức ăn bổ sung. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm với cách ăn uống như vậy thường dẫn đến các bệnh chuyển hóa (đề kháng insulin, tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, v.v.), đặc biệt khi có liên quan đến lối sống ít vận động. Bởi vì động vật, bao gồm cả con người, tiến hóa trong môi trường tương đối khan hiếm thức ăn, đã phát triển nhiều khả năng thích nghi cho phép khả năng hoạt động ở mức độ cao, cả về thể chất và nhận thức, khi ở trong tình trạng thiếu ăn / nhịn ăn. Nhịn ăn gián đoạn (IF) bao gồm các mô hình ăn uống trong đó các cá nhân trải qua khoảng thời gian kéo dài (ví dụ: 16-48 giờ) mà ít hoặc không cung cấp năng lượng, với các khoảng thời gian xen kẽ với việc tiêu thụ thức ăn bình thường, trên cơ sở định kỳ. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ nhịn ăn định kỳ (PF) để chỉ IF với thời gian nhịn ăn hoặc nhịn ăn bắt chước chế độ ăn kiêng kéo dài từ 2 đến nhiều nhất là 21 ngày hoặc hơn. Trong phòng thí nghiệm chuột [mice] và chuột [rat] IF và PF được ghi nhận là nhận được tác động có lợi sâu sắc đến nhiều chỉ số sức khỏe khác nhau và quan trọng có thể giúp chống lại các quá trình bệnh tật và cải thiện kết quả chức năng trong các mô hình thử nghiệm về một loạt các rối loạn liên quan đến tuổi thọ bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn thần kinh như bệnh Alzheimer Bệnh Parkinson và đột quỵ. Các nghiên cứu về IF (ví dụ: hạn chế 60% năng lượng vào 2 ngày mỗi tuần hoặc cách ngày), PF (ví dụ: chế độ ăn 5 ngày cung cấp 750-1100kcal) và cho ăn có giới hạn thời gian (TRF; giới hạn khoảng thời gian ăn hàng ngày là 8 giờ hoặc ít hơn) ở người bình thường và người thừa cân đã chứng minh hiệu quả giảm cân và cải thiện nhiều chỉ số sức khỏe bao gồm kháng insulin và giảm các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Các cơ chế tế bào và phân tử mà IF dựa trên giúp cải thiện sức khỏe và chống lại các quá trình bệnh tật liên quan đến việc kích hoạt các đường dẫn tín hiệu phản ứng căng thẳng thích ứng của tế bào giúp tăng cường sức khỏe của ty thể, sửa chữa DNA và autophagy. PF cũng thúc đẩy quá trình tái tạo dựa trên tế bào gốc cũng như hiệu quả trao đổi chất kéo dài. Các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên về IF so với PF và việc hạn chế năng lượng liên tục với mức năng lượng được duy trì là tương đương trong một khoảng thời gian ở người sẽ là cần thiết để thiết lập hiệu quả của IF trong việc cải thiện sức khỏe nói chung, và ngăn ngừa và quản lý các bệnh chính về lão hóa.
Reduction of inflammation: Johnson JB, Summer W, Cutler RG, et al. Alternate day calorie restriction improves clinical findings and reduces markers of oxidative stress and inflammation in overweight adults with moderate asthma. Free Radic Biol Med. 2007 Mar 1;42(5):665-74. Epub 2006 Dec 14.
- Tiêu đề
Hạn chế calo thay thế trong ngày cải thiện các phát hiện lâm sàng và giảm các dấu hiệu của ứng kích oxy hóa và viêm ở người lớn thừa cân bị hen suyễn vừa phải
- Tóm lược
Hen suyễn là một rối loạn ngày càng phổ biến gây ra tỷ lệ mắc và tử vong đáng kể. Mặc dù béo phì là một yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và giảm cân có thể cải thiện các triệu chứng, nhưng nhiều bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn ít calo và tác động của việc hạn chế ăn kiêng đối với quá trình bệnh là không rõ. Một nghiên cứu được thiết kế để xác định xem bệnh nhân hen suyễn thừa cân có tuân thủ chế độ ăn kiêng thay thế hạn chế calo trong ngày (ADCR) hay không, và để thiết lập tác động của chế độ ăn uống đối với các triệu chứng, chức năng phổi và các dấu hiệu của ứng kích oxy hóa và viêm. Mười đối tượng có BMI> 30 được áp dụng chế độ ăn kiêng trong 8 tuần, trong đó họ ăn tùy hứng cách ngày, trong khi tiêu thụ ít hơn 20% lượng calo bình thường của họ vào những ngày can thiệp. Tại thời điểm ban đầu và tại các thời điểm được chỉ định trong suốt 8 tuần nghiên cứu, việc kiểm soát hen suyễn, các triệu chứng và bảng câu hỏi Chất lượng Cuộc sống được đánh giá và máu được thu thập để phân tích các dấu hiệu về sức khỏe nói chung, stress oxy hóa , và chứng viêm. Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) được đo hàng ngày khi thức dậy. Đo phế dung trước và sau giãn phế quản thu được ở thời điểm ban đầu và 8 tuần. Chín đối tượng tuân thủ chế độ ăn kiêng và giảm trung bình 8% trọng lượng ban đầu trong quá trình nghiên cứu. Các triệu chứng liên quan đến hen suyễn, khả năng kiểm soát, và chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể, và PEF tăng đáng kể, trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu ăn kiêng; những thay đổi này vẫn tồn tại trong suốt thời gian nghiên cứu. Phép đo xoắn ốc không bị ảnh hưởng bởi ADCR. Mức beta-hydroxybutyrate trong huyết thanh tăng lên và mức leptin giảm vào những ngày CR, cho thấy sự thay đổi chuyển hóa năng lượng theo hướng sử dụng các axit béo và tâm thần tuân thủ chế độ ăn. Các phát hiện lâm sàng được cải thiện có liên quan đến việc giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong huyết thanh, giảm đáng kể các dấu hiệu của ứng kích oxy hóa (8-isoprostane, nitrotyrosine, protein carbonyls và 4-hydroxynonenal adducts), và tăng nồng độ axit uric chống oxy hóa. Các chỉ số về tình trạng viêm, bao gồm yếu tố hoại tử khối u huyết thanh-alpha và yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, cũng giảm đáng kể bởi ADCR. Tinh thần tuân thủ chế độ ăn kiêng ADCR ở mức cao, các triệu chứng và chức năng phổi được cải thiện, ứng kích oxy hóa và viêm giảm như một phản ứng với sự can thiệp chế độ ăn uống. Những phát hiện này chứng minh tác dụng có lợi nhanh chóng và bền vững của ADCR đối với quá trình bệnh cơ bản ở những đối tượng bị hen suyễn, gợi ý một cách tiếp cận mới để can thiệp điều trị với loại rối loạn này.
.
https://qr.ae/pN4P1e