Sự Trỗi dậy của Trung Hoa . Phần 4 . Quân đội Thiên Triều .

Sự Trỗi dậy của Trung Hoa . Phần 4 . Quân đội Thiên Triều .

Chương 4a . Khởi đầu nội chiến Quốc Cộng

Sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh do hậu quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi , Trung Quốc rơi vào một thời kỳ nội chiến ngắn trước khi Viên Thế Khải nắm quyền tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập. Ông thất bại trong nỗ lực lên ngôi hoàng đế và mất năm 1916 . Cái chết của Viên khởi đầu cho quá trình xung đột giữa các quân phiệt tách ra từ các phe phái Bắc Dương .

Trong khi đó, Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã lập ra một chính phủ mới ở Quảng Châu để chống lại sự cai trị của Chính phủ Bắc Dương thông qua một loạt các phong trào . Tôn Trung Sơn nỗ lực thông qua đàm phán ngoại giao mong nhận được hỗ trợ từ các cường quốc . Tới 1921 , duy nhất Liên Xô đồng ý trợ giúp thông qua một chương trình viện trợ kép cho cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng Cộng Sản ( CPC ) mới được thành lập cùng năm .
Nổi tiếng với tên gọi “ Liên Nga dung Cộng “ . Từ 1921 tới 1923 Quốc Dân Đảng nhanh chóng tổ chức tăng cường số lượng đảng viên , bao gồm cả toàn bộ đảng viên đảng cộng sản ( rất ít , 1922 chỉ có 300) . Tạo nên mặt trận thống nhất Quốc / Cộng đầu tiên với mục tiêu loại bỏ các quân phiệt .
Tưởng Giới Thạch , một lãnh đạo quân sự nổi trội được cử sang Liên xô đào tạo năm 1923 . Đến 1924 , ông trở thành Hiệu Trưởng Học viện quân sự Hoàng Phố , đồng thời được coi là người kế thừa quyền lực Quốc Dân Đảng của Tôn . Đây là trường học nổi tiếng đã giáo dục cho hàng loạt các tướng lĩnh tương lai cho cả hai phe Quốc – Cộng . ( cả các tướng lĩnh / chính trị gia của Vn như Nguyễn Sơn , Hoàng Văn Thái , Hoàng Minh Thảo , Tạ Đình Đề , Phùng Chí Kiên , Lê Thiết Hồng , Lê Hồng Phong , Nguyễn Hải thần / giảng viên Chính trị …….)

Liên Xô đã cung cấp cho học viện nhiều tài liệu, tổ chức và thiết bị giáo dục, bao gồm cả đạn dược. Với sự trợ giúp này Tôn Trung Sơn nhanh chóng xây xựng nên đội quân chuyên chính – đảng theo kiểu Liên Xô . Với chủ nghĩa quốc gia làm nền tảng chính trị , dung hoà với các luồng tư tưởng khác .

Sau khi Tôn Trung Sơn mất năm 1925 , hai hệ tư tưởng cánh tả ( bao gồm đảng cộng sản ) và cánh hữu trong nội bộ Quốc Dân Đảng bắt đầu xung đột ngày một leo thang .Cánh tả QD đảng do Uông Tinh Vệ dẫn đầu lần lượt phủ quyết các ₫ề xuất Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch , nỗ lực làm giảm quyền lực của Tưởng và dời thủ đô Trung Hoa Dân Quốc về Vũ Hán , nơi ảnh hưởng của CPC mạnh hơn .
Ngày 5 tháng 6 năm 1926, Tưởng Giới Thạch chính thức được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của Quân đội Cách mạng Quốc gia . Tới 27/7 .1926 phát động Bắc phạt chống lại Chính phủ Bắc Dương và các quân phiệt địa phương . Chiến dịch phần lớn được thiết kế bởi các cố vấn Liên Xô Mikhail Borodin và Vasily Blyukher , liên tục chiếm được các lãnh thổ phe Trực hệ .
Ngày 7 tháng 4 , 1927, Tưởng và một số nhà lãnh đạo Quốc dân đảng khác đã tổ chức cuộc họp, trong đó họ đề xuất rằng các hoạt động của Cộng sản gây xáo trộn về kinh tế và xã hội và phải được giải quyết triệt để nhằm tập trung cho cuộc bắc phạt . 12 tháng 4, tại Thượng Hải, nhiều đảng viên Cộng sản trong Quốc dân đảng đã bị thanh trừng qua hàng trăm vụ bắt bớ và hành quyết . Vụ việc này làm gia tăng rạn nứt giữa Tưởng và Uông Tinh Vệ , lãnh đạo phe cánh tả của Quốc dân đảng đang kiểm soát thành phố Vũ Hán.

Trung Quốc lúc này tồn tại 3 thủ đô , Bắc Kinh của phe Bắc Dương , Nam kinh của cánh hữu QD đảng , Vũ Hán của cánh tả QD đảng . Do áp lực hàn gắn nội bộ , Vào ngày 14 tháng 8 Tưởng giới Thạch cho tạm thời kéo dãn tiến độ Bắc Phạt , từ chức và tạm thời lưu vong ở Nhật Bản. Cuối cùng, cánh tả của Quốc dân Đảng cũng đồng ý trục xuất các thành viên CPC khỏi chính phủ Vũ Hán
Ngày 1 tháng 8 năm 1927, Đảng Cộng sản phát động cuộc nổi dậy ở Nam Xương chống lại chính phủ Quốc dân đảng ở Vũ Hán . Cuộc xung đột này dẫn đến việc thành lập Hồng quân
Một cuộc họp của CPC vào ngày 7 tháng 8 đã xác nhận mục tiêu của đảng là giành quyền lực chính trị bằng vũ lực, nhưng CPC nhanh chóng bị đàn áp vào ngày hôm sau, ngày 8 tháng 8 bởi chính phủ Quốc dân đảng ở Vũ Hán do Uông Tinh Vệ lãnh đạo.

Các nỗ lực sau đó đã được CPC thực hiện để chiếm các thành phố Trường Sa , Sán Đầu và Quảng Châu. Hồng quân bao gồm các binh sĩ thuộc Quân đội Cách mạng Quốc gia (NRA) cũng như nông dân có vũ trang đã thiết lập quyền kiểm soát một số khu vực ở miền nam Trung Quốc.
Tháng 9 cũng chứng kiến một cuộc nổi dậy vũ trang bất thành ở nông thôn, được gọi là Cuộc nổi dậy Thu hoạch Mùa thu , do Mao Trạch Đông lãnh đạo . Vào ngày 11 tháng 12, CPC bắt đầu Khởi nghĩa Quảng Châu , thành lập một chính quyền Soviet ở đó vào ngày hôm sau, nhưng bị mất thành phố vào ngày 13 tháng 12 sau một cuộc phản công theo lệnh của tướng Trương Phát Khuê.
Các cuộc khởi nghĩa thất bại đã hao mòn lực lượng CPC vất vả tích súc được trong hàng chục năm , khiến CPC buộc phải chuyển sang hoạt động du kích chiến trong các căn cứ địa tản mạn khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc . Trong suốt giai đoạn 1928- 1932 hồng quân TQ cố gắng hồi phục sức mạnh thông qua tuyên truyền giai cấp và “ cải cách ruộng đất “ buộc địa chủ và nông dân giàu có chia lại ruộng đất và tài sản cho nông dân nghèo . Khiến mâu thuẫn giai cấp bùng phát khắp nơi trong lãnh thổ Trung Quốc .

Nhận thấy sự xáo trộn của quân Quốc Dân Đảng , quân Bắc Dương tổ chức phản công Thượng Hải và liên tục bắn phá Nam Kinh . Ngày 25 .8 .1927 quân Bắc Dương chiếm ga Long Đàm , cắt đứt liên lạc giữa Nam Kinh và Thượng Hải. Tập đoàn quân số 1 Quốc quân quay cuồng đã gửi công văn cho tất cả các phe phái đang xung đột nội bộ kêu gọi đoàn kết trước áp lực phản công từ liên minh Bắc Dương . Kết quả tập đoàn quân số 2 Tây Bắc Quân cường công Sơn Đông trong khi Vũ Hán quân ( cánh tả ) bắc tiến cứu nguy Thượng Hải . Ép tiền quân Bắc Dương vào thế lưỡng đầu thọ địch , cuối cùng bại lui về Sơn Đông với tổn thất không thể phục hồi .

Với chiến thắng trong tay, các cuộc đàm phán hòa giải nội bộ Quốc Dân Đảng được bắt đầu lại vào ngày 7 tháng 9 tới 15 tháng 9 . Dưới áp lực của các tướng lĩnh vốn có nhiều liên kết với Tưởng ,chính phủ Vũ Hán của cánh tả buộc phải giải tán . Một chính phủ chung mới được thành lập tại Nam Kinh, dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh Quảng Tây. Uông Tinh Vệ từ chối gia nhập chính phủ mới . Uông đi lưu vong ở Pháp vào ngày 17 tháng 12, mở đường cho sự trở lại của Tưởng với tư cách là tổng tư lệnh. Với thành công quân sự lực lượng Hợp Phố của Tưởng, các phe phái Quốc dân đảng khác nhau đã đồng ý công nhận tính hợp pháp của giới lãnh đạo của Tưởng. Do đó, Tưởng đã chính thức được mời tiếp tục chỉ huy Quốc quân vào ngày 1 tháng 1 năm 1928.

Cuối năm 1927 , quân phiệt Sơn Tây Tấn hệ Diêm Tích Sơn cùng 100000 quân sáp nhâp Quốc Dân Quân ( hợp lại tập đoàn quân số 3 quốc dân quân ) . Tháng 6 1928 , quân phiệt Phụng hệ kế nhiệm Trương Học Lương trở cờ sáp nhập Quốc Dân Quân ( chính thức gia nhập tháng 12/1928) . Quân Bắc Dương 3 mặt thụ địch với 4 tập đoàn quốc quân , cuối cùng bại trận .

Sau thắng lợi Bắc phạt , Tưởng Giới thạch giảm quy mô Quốc Quân xuống 2.2 triệu , dồn sức củng cố chính quyền Quốc Dân Đảng mới thành lập và phát triển đất nước . Một số quyền lợi và những đòi hỏi quá đáng của người nước ngoài tại các nhượng địa ở Trung Quốc được giảm bớt thông qua con đường ngoại giao. Chính phủ rất nỗ lực hiện đại hóa hệ thống luật hình sự và dân sự, ổn định giá cả, chi trả dần các khoản nợ, cải cách ngân hàng và hệ thống tiền tệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, cải thiện các cơ sở y tế công cộng, trừng phạt hành vi buôn bán ma tuý, và tăng trưởng sản xuất sản phẩm nông công nghiệp. Những tiến bộ to lớn trong giáo dục và trong nỗ lực thống nhất đất nước, chương trình phổ cập tiếng Phổ thông Trung Hoa nhằm hạn chế bớt các biến thể ngôn ngữ nói tiếng Trung khác. Mạng lưới cơ sở thông tin được thành lập nhiều nơi càng làm tăng tình cảm thống nhất bên trong dân chúng. Mặt khác, tự do chính trị bị hạn chế rất nhiều so với những thời kỳ trước đó bởi Quốc Dân Đảng cai trị theo hình thức độc đảng .

Link các phần trước trong face cá nhân
Nguồn rất tạp , chủ yếu en.wiki

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *