VOI – PHƯƠNG TIỆN CHINH CHIẾN 1 THỜI CỦA QUÂN TA
Mấy nay chắc các bạn hay thấy bài post về cấu tạo xương của Voi không phù hợp cho việc thồ vật nặng lên lưng, mình thì chưa kiểm chứng được thông tin này. Nhân dịp này, cùng xem thử Voi thời xưa đã đóng góp gì cho đất nước ta nhé.
- Tại Việt Nam, kỹ thuật sử dụng voi chiến đã có từ khá sớm. Các tài liệu Việt Nam và Trung Quốc từng ghi nhận trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã sử dụng lực lượng voi chiến đánh lại quân nhà Đông Hán. Rất nhiều hình ảnh ghi nhận Hai Bà chỉ huy trên mình voi. Một hình ảnh tương tự ghi nhận rằng Bà Triệu cũng sử dụng voi chiến trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô (Tam Quốc).
- Trong suốt lịch sử Việt Nam, voi được xem là một lực lượng đặc biệt sử dụng trong chiến trận. Do thế phòng thủ trước các triều đại phương Bắc, vốn không có tượng binh, thì ưu thế của phía Việt Nam về lực lượng tượng binh là rõ rệt, dù không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tuyệt đối. Có những trường hợp sử dụng tượng binh thành công như chiến dịch nghĩa quân Lam Sơn ra Bắc hay quân Tây Sơn công phá Ngọc Hồi nhưng cũng có những trận voi chiến bị vô hiệu hóa như trận đánh Bình Lệ Nguyên, trận thành Đa Bang hay trận Bích Kê. Trong chiến dịch đánh thành Ngọc Hồi quân Tây Sơn đã đặt đại bác lên lưng voi làm quân Mãn Thanh phải khiếp sợ. Nhìn chung, các lực lượng quân sự Việt Nam đã huấn luyện và sử dụng lực lượng tượng binh trong cả nghìn năm.
- Khi hình thái chiến tranh hiện đại bắt đầu, voi chiến trở nên lỗi thời trước sức mạnh của đại bác. Tuy nhiên, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục huấn luyện lực lượng voi chiến trong đội tượng binh của quân đội nhà Nguyễn. Các cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân vẫn được tổ chức tại Hổ Quyền. Trận đấu cuối cùng được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái.
Còn đây là những mô tả rất chân thực về voi ở xứ ta từ Samuel Baron và Chirstoforo Borri kèm lời giới thiệu của 2 nhà Việt Nam học Olga Dror và K.W.Taylor về thế kỉ XVII:
- Tuổi thọ của voi:
Những cánh rừng xứ Đàng Trong có rất nhiều voi, nhưng dân bản xứ không mấy quan tâm bởi họ không biết cách bắt cũng như huấn luyện chúng: họ mua những con voi được thuần từ bên Cao Miên, một vương quốc lần bang Những con voi này to gấp hai lần voi Ấn Độ, dấu chân chúng có đường kính không dưới nửa thước; hai ngày thực chất là răng, mọc ra từ đằng miệng với chiều dài bốn thước rưỡi với con đực, ở con cái thì ngắn hơn nhiều rất dễ để nhận ra, voi xứ Đàng Trong to lớn hơn nhiều so với những con voi thường thấy ở các triển lãm châu u với cặp ngà không quá ba phần tư thước. Voi sống tương đối thọ, khi tôi hỏi chúng có thể sống bao lâu thì người quản tượng trả lời rằng con voi của ông ta từng sống sáu mươi năm ở Cao Miên và bốn mươi năm ở Đàng Trong: và vì có nhiều dịp du ngoạn trên lưng voi ở xứ này nên tôi sẽ thuật lại những chuyện nghe thì thấy lạ lùng nhưng lại rất thật.
- Cách Voi vận chuyển đồ và người:
Một con voi trung bình có thể chở được mười ba, mười bốn người và nhóm này được xếp ngồi trên lưng con vật như sau: ta cũng thắng yên cho chúng như ngựa và đặt thêm một cái bành bốn chỗ lên mình rồi buộc chặt quanh bụng voi như thắt đai ngựa vậy. Bành có hai lối hai bên, mỗi bên ngồi được ba người, phía sau còn có hai chỗ; cuối cùng là quản tượng (nayrel), ông ta sẽ ngồi trên đầu voi để điều khiển chúng. Tôi không chỉ được cưỡi voi trên đất bằng mà còn thường xuyên được nó chở đi vượt biển, qua quãng đường dài hơn một dặm. Với bất kỳ ai chưa từng tận mục sở thị, được thấy một khối sinh vật lừng lững lướt đi trong nước như một con thuyền, trên vai tải một khối lượng khổng lồ quả là một trải nghiệm kỳ thú. Thật ra, con vật khổng lồ đó cũng thi thoảng thấm mệt dưới sức nặng vô lý mà cơ thể nó phải mang vác, và còn có phần gây khó thở; để giảm bớt cơn nhức mỏi nó sục vòi hút nước và phun lên thật cao, hệt như một con cá voi băng qua đại dương.
Cũng vì cơ thể cồng kềnh nên voi rất khó quỳ xuống VỜI để du khách thuận tiện trong việc lên xuống bành voi, quản tượng sẽ phải ra lệnh cho nó; nhưng ngay cả khi đã quỳ, nếu du khách tỏ ra kiểu cách hay vì bất kỳ điều gì khác, nó sẽ nhanh chóng đứng lên thay vì kiên nhẫn giữ nguyên tư thế khó chịu đó.
Tuyệt không kém là cách quản tượng ra lệnh cho con voi gập chân thành thang để mọi người tiện leo lên bành: bậc đầu là chân voi, khá cao; bậc thứ hai là mu chân, cách bậc đầu một khoảng tương đối; bậc thứ ba xuất hiện khi nó gập gối; và bậc cuối cùng là mấu xương hông hơi nhô ra sau rốt chú voi cuộn lấy người quản tượng, nâng ông ta lên, đặt vào vị trí điều khiển.
- Voi ngủ ra sao?
Cũng bởi vẻ ngoài có phần thô của voi mà rất nhiều người nhầm lẫn, rằng nó không thể quỳ hay nằm, và rằng Cho duy có một cách để bắt voi, ấy là đốn hạ cái cây mà nó tựa mình để ngủ, vì khi không có điểm tựa nó sẽ ngày nào và trở thành con mồi béo bở cho cánh thợ săn: quả là chuyến hoang đường cho dù đúng là vải không ngủ nằm, những lối là vì tư thế nằm khiến voi khó chịu, như đã nói ở trên, nên nó mới thường ngủ đứng với cái đầu lúc lắc không ngừng.
Ngoài những mô tả về loài Voi ở thế kỉ XVII, 2 tác giả của cuốn sách VIỆT NAM THẾ KỈ XVII thật sự là những bậc thầy thiên tài trong việc miêu tả những cảnh sắc trù phú của vùng đất cha ông ta khi xưa. Khác với những cuốn sử ký khác, đan xen vào những đoạn miêu tả về vùng đất và con người của Đàng Trong và Đàng Ngoài là những chi tiết kể lại cuộc du nhập của Kito Giáo vào nước ta. Thật sự đây sẽ là một trải nghiệm mới hoàn toàn khi đọc về vùng đất của nước ta dưới góc nhìn của những nhà thám hiểm từ quốc gia khác