TAM QUỐC: NHÀ HÁN SUY VONG NHƯ THẾ NÀO (P.11)

Dịch từ: Serious Trivia

Trong phần trước, chúng ta đã nói về cuộc Khởi nghĩa Khăn Vàng, cuộc khởi nghĩa được mọi người bàn đến nhiều nhất khi nhắc đến cuối triều Đông Hán. Nhưng cuộc Khởi nghĩa Lương Châu cùng năm đó cũng góp phần rất lớn trong sự sụp đổ của nhà Hán, nhưng lại ít được nhắc tới, chúng ta sẽ bỏ ra hai phần nói về sự kiện này trước khi đến phần cuối.

Như đã nói, triều đình vui vẻ ăn mừng chiến thắng trước quân Khăn Vàng chưa được bao lâu thì tin tức về 1 cuộc khởi nghĩa khác ở Lương Châu lại truyền đến kinh thành, ban đầu, cũng chả ai quan tâm lắm, bởi Lương Châu trước đây khởi nghĩa vốn là chuyện bình thường. Nhưng ít lâu sau, tin về cái chết của Hộ Khương Hiệu uý và việc Kim Thành bị chiếm khiến nhiều người bắt đầu lo lắng.

Để có thể hiểu được, chúng ta phải rời kinh thành Lạc Dương và đến Lương Châu để xem lý do của cuộc khởi nghĩa này là gì. Cuộc khởi nghĩa chính thức nổ ra vào tháng 11 năm 184, khi quân Khăn Vàng đang dần bị tiêu diệt, lãnh đạo ban đầu gồm 2 người là Bắc Cung Bá Ngọc và Lí Văn Hầu, làm việc cho quân “Hoàng Trung nghĩa tòng” (湟中义从), tức quân trợ chiến đến từ khu vực Hoàng Trung, “Hoàng Trung” là 1 khu vực phía tây Lương Châu, nằm gần phía bắc Kim Thành, còn “nghĩa tòng” cũng giống như quân trợ chiến (Auxilia) trợ giúp cho Binh đoàn La Mã, tức lính từ các bộ lạc khác phục vụ trong quân đội nhà Hán ở phía Tây.

Và nếu mọi người nhìn vào quân đội của nhà Hán đóng giữ Lương Châu, quân trợ chiến thực tế là chiếm số lượng đông nhất; theo sau là các phạm nhân phạm tội từ các vùng khác, được trao cho cơ hội để làm việc cho quân đội; tiếp theo là lính chính quy từ các châu khác thay phiên nhau trấn giữ Lương Châu; cuối cùng là kỵ binh chính quy của nhà Hán từ 6 trại nuôi ngựa của triều đình khắp Lương Châu. Có thể mọi người nghĩ đội kỵ binh của nhà Hán ở đây phải rất lớn, nhưng thực tế ngựa nuôi từ 6 trại này phải được chuyển đi các châu còn lại để trang bị cho những đội quân khác. Vì vậy quân đội Hán đóng tại Lương Châu buộc phải dựa vào kỵ binh của quân trợ chiến từ các bộ tộc khác, ngoài ra kỵ binh của những bộ tộc này còn tinh nhuệ hơn nhiều so với kỵ binh quân Hán.

Và vì lính trợ chiến chiếm một phần rất lớn trong quân đội nhà Hán ở Lương Châu, cũng cần phải nói là có tới 2 loại quân trợ chiến, thứ nhất là “nghĩa tòng” (义从), loại mà Bắc Cung Bá Ngọc và Lí Văn Hầu phục vụ, tức quân trợ chiến với chỉ huy là người Hán, loại thứ hai là “quy tòng” (归从), tức quân trợ chiến được người của bộ lạc mình chỉ huy. Trong phần 7, khi chúng ta nói đến Lương Châu Tam Minh, Trương Hoán lúc làm Hộ Khương Hiệu uý thích sử dụng quy tòng hơn, do quân Khương sẽ dễ thương lượng và đầu hàng nếu sau đó tiếp tục được người của tộc mình chỉ huy. Nhưng khi Đoàn Quýnh lên thay, ông là diều hâu trong số 3 người này, muốn tiêu diệt toàn bộ tộc người Khương, nên ông chỉ sử dụng duy nhất loại nghĩa tòng, và chỉ huy người Hán đó do đích thân Đoàn Quýnh chỉ điểm. Không chỉ cho họ chỉ huy người Hán, ông còn cho họ làm những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trên chiến trường, trong những chiến dài ngày, khi kết thúc, quân ông thường không còn bất cứ lính trợ chiến nào sống sót, trong khi quân chính quy nhà Hán gần như không chịu bất cứ thiệt hại gì. Và chính sách trên của Đoàn Quýnh vẫn còn kéo dài sau khi ông được triệu về kinh thành làm quan bởi cấp dưới của mình vẫn giữ các chức quan trọng tại Lương Châu, họ chỉ thích sử dụng duy nhất nghĩa tòng.

Tệ hơn nữa, Thứ sử Lương Châu lúc bấy giờ là Tả Xương liên tục cắt xén tiền lương và hậu cần của quân đội đem bán, và lý do ông làm như vậy là vì ông đã bỏ tiền ra mua chức quan này và đang cố lấy lại vốn, và nếu mọi người còn nhớ từ phần 5, Hán Linh Đế Lưu Hoành bán giá gấp đôi cho các chức quan địa phương làm việc xa kinh thành nên số tiền này là rất lớn. Quay trở lại với việc Tả Xương cắt xén tiền lương của quân lính, với số tiền dư còn lại mà ông không lấy, Tả Xương sẽ đưa xuống cho Hộ Khương Hiệu uý Linh Trưng để trả lương cho lính. Và vì số tiền này bao giờ cũng ít, đoán xem ai không được trả lương nào? Đúng, lính trợ chiến vốn không ưa gì chỉ huy người Hán, phải làm những nhiệm vụ nguy hiểm nhất giờ còn không được trả lương. Nên tất nhiên, họ nổi loạn.

Và vì họ ở gần ngay Kim Thành, sau khi kiểm soát được quân đội, họ muốn chiếm được thành này. Sau đó, quân khởi nghĩa người Khương giết Hộ Khương Hiệu uý Linh Trưng, nhưng một số chỉ huy quân đội người Hán được tha mạng và bị bắt giữ làm con tin, trong số những người này là Biện Chương và Hàn Toại. Khi quân khởi nghĩa tới vây Kim Thành, Thái thú Kim Thành bấy giờ là Trần Ỷ nghĩ đây chỉ là cuộc nổi loạn nội bộ, ông cho rằng lý do họ khởi binh cũng chỉ là do thiếu tiền lương, nên ra khỏi thành và tới doanh trại của nghĩa quân thương lượng. Nhưng Bắc Cung Bá Ngọc không có ý muốn thương lượng và giết luôn Trần Ỷ, sau đó Bắc Cung Bá Ngọc dùng cái chết của Trần Ỷ để uy hiếp Biện Chương và Hàn Toại, nói rằng “giờ tao có thả tụi mày thì triều đình cũng không có tin tụi mày, nói tụi mày giết Trần Ỷ, chi bằng gia nhập quân tụi tao đi còn có cơ hội sống sót ?,” Biện Chương và Hàn Toại sau khi suy nghĩ thì quyết định gia nhập nghĩa quân. Bắc Cung Bá Ngọc trước đây là lính trợ chiến dưới quyền Biện Chương còn quyết định nhường chức chỉ huy cho ông.

Biện Chương sau khi lãnh đạo nghĩa quân thì dễ dàng chiếm Kim Thành bởi thái thú giờ đã chết. Sau đó, Biện Chương đưa quân tiến vào Hán Dương nhằm bắt thứ sử Tả Xương, người cắt xén tiền lương quân đội làm mở đầu cuộc khởi nghĩa. Bảo vệ Hán Dương là Hạp Huân, Tả Xương và Hạp Huân thực tế rất ghét nhau, vì Hạp Huân cũng giống như Lư Thực, là người thẳng thắn và coi thườnng những quan chức tham nhũng như Hạp Huân. Nhưng với vai trò là Thái thú Hán Dương, ông biết ông phải có trách nhiệm bảo vệ nơi này. Ngược lại, Tả Xương là Thứ sử cả Lương Châu lại quyết định đưa quân rút khỏi nơi này, khiến quân phòng thủ của Hạp Huân bị suy yếu đi, ông hy vọng quân khởi nghĩa sẽ giết Hạp Huân bởi Hạp Huân là người lúc nào cũng báo cáo lên triều đình về việc tham nhũng của mình. Nhưng Hạp Huân không chỉ giữ được Hán Dương mà còn đẩy nghĩa quân về tận Kim Thành.

Tuy nhiên, quân khởi nghĩa chỉ thua một trận đánh, không phải cả cuộc chiến, quân của họ ngày càng đông hơn khi được nhiều bộ tộc người Khương gia nhập. Biện Chương quyết định mở một cuộc tấn công nữa ở phía bắc vào quân quân của Hạ Dục, Hộ Khương Hiệu uý mới được bổ nhiệm, Hạ Dục trước đây từng là tướng thân cận dưới quyền Đoàn Quýnh, quân Khương thì căm thù Đoàn Quýnh nên chọn mục tiêu này là đương nhiên. Khi bị quân khởi nghĩa bao vây, Hạ Dục nhiều lần xin triều đình cho viện quân đến ứng cứu, nhưng do mùa đông sắp tới, không đội quân nào của triều đình có thể đến kịp cả. Khi dường như không còn hy vọng, quân của Hạp Huân một lần nữa đến cứu giúp.

Nhưng quân khởi nghĩa quá đông và quân của Hạp Huân dần bị áp đảo. Do Hạp Huân là một trong những quan chức hiếm hoi không tham nhũng, các bộ lạc người Khương và chỉ huy người Hán không muốn nhìn thấy ông chết, trên chiến trường họ xin ông quay trở về Hán Dương. Nhưng Hạp Huân không nghe theo, ông chỉ tay vào một gốc cây, rồi xin nghĩa quân nếu ông chết hãy chôn cất ông ở đó, sau đó Hạp Huân quay trở về và lên kế hoạch mở một cuộc tấn công để thoát khỏi vòng vây, quân của ông xông ra tấn công không lâu sau. Nhưng Hạp Huân không chết, vì Biện Chương ra lệnh giết hết tất cả những người khác trừ Hạp Huân, nghĩa quân sau đó phải bắt trói ông và dùng vũ lực trả ông về Hán Dương, ngoài ra còn tìm cách không cho ông tự sát. Quân khởi nghĩa ngay sau đó giết được Hạ Dục và kiểm soát toàn bộ phía bắc Lương Châu.

Cho đến tận thời điểm này, triều Hán gần như không có động tĩnh gì, bởi họ hy vọng cuộc khởi nghĩa sẽ tự kết thúc như những lần trước đó. Vì vậy, triều đình chỉ đơn giản là đổi thứ sử vào năm 185, và hạ lệnh cho Hoàng Phủ Tung đưa quân trấn thủ Trường An phòng khi mọi việc nằm ngoài tầm kiểm soát. Và thứ sử mà nhà Hán cử đến thay thế cho Tả Xương là Tống Toàn, một nho sĩ nổi tiếng, người một mực tin rằng Lương Châu khởi nghĩa là vì người dân ở đây ít được học hành, và nếu ông có thể dạy văn thơ và nho giáo cho họ, mọi việc sẽ được giải quyết. Vì vậy việc làm đầu tiên của ông khi đặt chân đến đây là xin triều đình cả hàng nghìn bản Hiếu Kinh để ông có dạy dân địa phương (LOLLL ?).

Tất nhiên khi tấu sớ của ông đến Lạc Dương, nhà Hán không có bị khùng và thay ông bằng một thứ sử khác tên Dương Ung, người mua chức quan này (LOLLL ? x2), ông cho thu mua lương thực đem bán để lấy lại vốn, gây ra một nạn đói khủng khiếp ở Lương Châu. Hạp Huân một lần nữa trở thành anh hùng khi dùng tài sản riêng của mình để mua lương thực cứu đói cho dân.

Cuối cùng, triều đình cũng quyết định đúng một lần thay Dương Ung bằng Phụ Nhiếp, một quan chức trẻ và có ước mơ giúp nhà Hán, ngoài ra còn cho ông lãnh đạo một đội quân. Nhưng khi nhiều lần tiếp xúc với Phu Nhiếp, Hạp Huân nhận ra cấp dưới của ông cũng tham nhũng như những quan chức khác, ông nản chí, từ quan về quê.

Trong phần sau, Phụ Nhiếp và Mã Đằng sẽ có một trận đánh lớn với Hàn Toại, kết quả là Phụ Nhiếp chết và Mã Đằng đầu quân cho Hàn Toại, để biết tại sao lại như vậy, và tại sao Mã Đằng và Hàn Toại lại trở nên thân thích, trở lại vào phần sau nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *