8 QUY TẮC ĐẦU TƯ BẠN NÊN LÀM THEO ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ

Đầu tư cũng giống như việc tập luyện chạy marathon đường dài. Cả hai đều cần sự kỷ luật, tập trung, quyết tâm, cân bằng giữa an toàn và rủi ro, và một tầm nhìn dài hạn. Các quy tắc đầu tư dưới đây đã được nhiều thế hệ các nhà đầu tư kiểm chứng tính hiệu quả. Nhiều người với các xuất phát điểm khác nhau đã làm theo các quy tắc đầu tư để làm giàu này… và điều này có nghĩa rằng chính bạn cũng có thể làm được.

1. Bắt đầu sớm và đầu tư thường xuyên

Bắt đầu sớm

Warren Buffet từng nói rằng, “nếu bạn quyết định đầu tư vào một cổ phiếu mà bạn không có ý định giữ nó ít nhất mười năm, thì đừng lãng phí nhiều hơn 10 phút để xem xét.” Hãy nghĩ việc đầu tư như việc tập luyện chạy marathon. Nếu bạn lười biếng, bạn không thể bắt đầu tập chạy chỉ một tuần trước cuộc đua và mong rằng mình sẽ chiến thắng. Bạn không thể chuẩn bị mọi thứ trong giây lát; bạn cần phải có khả năng chuẩn bị trước cho các chấn thương, bệnh tật và các yếu tố bất lợi khác trước ngày cuộc đua diễn ra.

Hãy luôn ghi nhớ rằng thời gian bạn đầu tư càng dài, bạn sẽ tận dụng tốt hơn lợi thế lãi suất kép, và kiếm được nhiều tiền hơn trong dài hạn. Nếu bạn thích các con số, chỉ như một sở thích, thì hãy lấy một bảng tính hoặc máy tính và bắt đầu tìm hiểu “quy tắc 72”, quy tắc vàng này nói rằng nếu bạn lấy số 72 chia cho mức lãi suất bạn đạt được hàng năm thì bạn sẽ biết được số năm để có được số tiền gấp đôi vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu.

Đầu tư thường xuyên

Nếu bạn muốn chạy marathon, thì bạn không thể chỉ đi ra ngoài và tập chạy vài dặm một lần duy nhất và hy vọng đạt được hiệu quả. Tập luyện thường xuyên, cũng như đầu tư thường xuyên, là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn cố gắng thực hiện mọi sự chuẩn bị cho cuộc đua gấp rút trong một lần, bạn gần như đảm bảo bị chấn thương, và cũng tương tự như vậy nếu bạn đổ một số tiền lớn vào một khoản đầu tư tệ hại.

Một ưu điểm khác của quy tắc đầu tư này là bạn có thể được hưởng một vài ưu đãi thuế mỗi năm nếu chứng minh cho IRS thấy bạn có đóng góp thường xuyên vào một tài khoản IRA hoặc các quỹ lương hưu khác. (bối cảnh Mỹ)

2. Lựa chọn phân bổ tài sản – Chương trình tập luyện marathon

“Phân bổ tài sản” là quá trình quyết định loại hình đầu tư mà bạn mong muốn. Các loại hình đầu tư khác nhau hoạt động không giống nhau và tạo ra lượng tiền khác nhau về ngắn và dài hạn, và – tương tự như tập luyện marathon – không có một chiến lược thích-hợp-cho-mọi-khoản-đầu-tư dành cho tất cả mọi người. Việc xác định điểm cân bằng giữa nguy cơ rủi ro và tỷ lệ lợi nhuận luôn không giống nhau phụ thuộc vào rất nhiều biến số.

Có ba dạng tài sản truyền thống: chứng khoán (cổ phiếu), thu nhập cố định (trái phiếu), cùng với tiền và những tài sản tương đương (như tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ). Cổ phiếu thường có tỷ suất lợi nhuận cao nhất với rủi ro lớn nhất trong ba dạng tài sản trên. Chúng giống như chạy nước rút: tăng nhanh nhất sức mạnh và sức chịu đựng của bạn, nhưng đồng thời cũng mang lại nguy cơ chấn thương cao nhất. Trái phiếu là dạng đầu tư trung bình. Chúng giống như tập luyện điều độ hay với cường độ chậm hơn, nhưng do đó lợi ích đạt được cũng sẽ khiêm tốn hơn. Tiền và các tài sản tương đương lại giống như khi bạn đang ở trạng thái chạy bền và ổn định trên đường đua. Bạn khó có khả năng chấn thương – hay mất tiền – nhưng đồng thời cái bạn đạt được cũng nhỏ nhất so với nỗ lực đã bỏ ra.

3. Tái cân đối hàng năm

Tái cân đối là việc bạn đánh giá định kỳ danh mục đầu tư – “chương trình tập luyện” của bạn – và điều chỉnh lại cân bằng giữa các khoản đầu tư có rủi ro cao và thấp. Bạn có thể tái cân đối thường xuyên hơn, nhưng theo ý kiến chung một năm là thời gian đủ dài để bạn có thể thấy mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian dài hạn hơn. Thêm nữa, theo Nuff, thời hạn này cho bạn một ngày định kỳ mà bạn có thể ghi vào trong lịch của mình.

4. Giữ chi phí ở mức thấp

“Những người không chuyên không nên đặt mục tiêu để chiến thắng … những nhà đầu tư ‘không biết gì’ này sẽ chắc chắn đạt được một kết quả thỏa mãn nếu biết đa dạng hóa và giữ chi phí của mình ở mức tối thiểu.” — Warren Buffett

Đây thực sự là một khái niệm khá đơn giản. Chi phí của bạn càng thấp – như các loại phí, thuế hay đôi giày chạy – thì bạn càng giữ được nhiều tiền (hay năng lượng) để đầu tư. Tương tự như vậy, các khoản đầu tư chi phí thấp có xu hướng tốt hơn so với các anh, chị có chi phí cao hơn của nó. Bạn sẽ không nhìn thấy quá nhiều vận động viên marathon mang đôi ủng cao để chạy. Điều này liên quan đến điểm tiếp theo dưới đây:

5. Đặt quỹ chỉ số ở trung tâm của danh mục đầu tư

Quỹ chỉ số là một dạng quỹ tương hỗ mô phỏng hoạt động của một chỉ số thị trường, ví dụ như S&P 500 chẳng hạn. Một trong những đặc trưng của quỹ chỉ số là – như bạn đoán – chi phí thấp. Ngoài ra, quỹ chỉ số về bản chất là đa dạng. Chúng bao gồm một loạt các khoản đầu tư rủi ro cao và thấp, tất cả được đặt chung vào nhau bởi những người chuyên nghiệp, những người biết rõ họ đang làm gì và đã làm việc và nghiên cứu chăm chỉ thay cho bạn. Khó có loại tài sản nào có thể đánh bại quỹ chỉ số được.

6. Tập trung vào mục tiêu kiếm tiền của bạn

Hãy nhớ rằng đây không phải là một cuộc đua bình thường; bạn đang tập luyện cho một cuộc đua marathon đường dài. Bạn không chỉ đang chơi với chính tiền bạc của mình; bạn đang hướng dần đến sự giàu có. Điều này hấp dẫn như việc đầu tư vào một khái niệm kiếm tiền mới mẻ, và sáng chói nhất, hay như lấp lánh như các lý thuyết tập luyện marathon mới đầy hấp dẫn, nếu bạn đã bắt đầu, tốt hơn hết bạn nên kiên trì với các quy tắc đầu tư đã được hàng thế hệ nhà đầu tư và chuyên gia, những người đã phạm sai lầm, nguyên cứu và rút ra các chiến lược trên. Sau khi bạn đã có một khoản tiền tương đối hay một vài thành công ở các cuộc đua marathon, lúc đó bạn có thể làm một vài thử nghiệm nho nhỏ, nhưng cho đến lúc đó, bạn phải giữ tiền của mình an toàn.

7. Đừng cố qua mặt thị trường

Đây là quy tắc đầu tư yêu thích nhất của tôi. Nếu bạn chạy marathon hay đầu tư, bạn đã vượt qua 99% dân số rồi, do đó hãy thư giãn và đừng cố gắng vượt trước thị trường. Bạn không thể chạy nhanh hơn khả năng của bạn… và bạn không thể thúc ép khoản đầu tư của mình trở nên tốt hơn mức chúng có thể.

8. Đừng tiêu xài các khoản đầu tư

Đây có thể là quy tắc hiển nhiên nhất, nhưng một khi bạn đã đầu tư tiền của mình, đừng đụng vào chúng nữa. Tiêu xài các khoản đầu tư của mình cũng giống như việc bỏ qua tập luyện. Bạn sẽ không sẵn sàng cho cuộc đua nếu bạn không tập chạy, và tiền của bạn cũng sẽ không tạo ra lợi nhuận nếu bạn tiêu xài chúng cho những thứ không phải đầu tư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *